Tag

Ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán úng ngập mùa mưa bão

Môi trường 05/07/2025 19:42
aa
TTTĐ - Trong những năm qua, Hà Nội đã có những bước tiến trong việc tìm kiếm giải pháp bền vững chống ngập úng. Ngoài những giải pháp về hạ tầng, thành phố đã có những bước đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác tiêu thoát nước mùa mưa.
Hà Nội mưa dông, đề phòng ngập úng Mưa lớn 50 - 70mm/h, Hà Nội chưa có điểm úng ngập Giảm thiểu úng ngập cục bộ, ùn tắc giao thông khi mưa bão Ứng trực bảo đảm thoát nước, phòng, chống úng ngập dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Nan giải bài toán úng ngập

Thủ đô Hà Nội, với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và địa hình trũng thấp tự nhiên, từ lâu đã phải đối mặt với bài toán úng ngập. Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, thành phố hiện có khoảng 11 điểm "đen" về ngập úng khi lượng mưa đạt 50-70mm/h, con số này tăng lên 19 điểm khi mưa vượt ngưỡng 100mm/h.

Các khu vực nội thành như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa... với hệ thống thoát nước xây dựng từ hàng chục năm trước, thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải.

Ngay trong những ngày đầu mùa mưa năm 2025, các cơn mưa lớn bất thường trên 100mm trong vòng vài tiếng đặt Hà Nội trước nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng. Đơn cử, chiều 30/6, mưa lớn xảy ra tại một số phường nội thành Hà Nội. Lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn làm úng ngập tại một số “điểm đen” trên địa bàn thành phố.

Thông tin từ Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội khi đó cho biết, lượng mưa tại các quận nội thành dao động từ 40 - 81mm. Một số khu vực ghi nhận mưa lớn, đặc biệt tại Đông Anh 187,5mm. Tại thời điểm xảy ra mưa, trên địa bàn thành phố xuất hiện một số điểm úng ngập tại nhiều vị trí.

Ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán úng ngập mùa mưa bão
Tình trạng úng ngập trên phố Phan Bội Châu (Hà Nội) do trận mưa chiều 30/6 (Ảnh: Thanh Tú)

Theo đánh giá, nguyên nhân không chỉ nằm ở hạ tầng cũ kỹ. Việc bê tông hóa mặt đất, san lấp ao hồ để phát triển đô thị đã làm mất đi không gian thấm và điều tiết nước tự nhiên. Thêm vào đó, tác động của biến đổi khí hậu khiến các trận mưa ngày càng trở nên cực đoan, khó lường.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa mưa bão 2025 có thể không cực đoan như các năm ENSO mạnh nhưng tính khó đoán định về quỹ đạo và cường độ sẽ là thách thức lớn cho công tác dự báo và ứng phó.

Bên cạnh đó, hiện nay hệ thống thoát nước hiện tại mới chỉ đáp ứng được lượng mưa khoảng 50mm/2 giờ, trong khi mưa cực đoan tại Hà Nội có thể đạt 100mm chỉ trong một giờ. Quy hoạch chung về thoát nước đã được điều chỉnh từ 2013 nhưng đến nay, việc đầu tư đồng bộ giữa nội và ngoại thành vẫn chậm trễ.

Một số trạm bơm, hồ điều hòa tại một số địa phương chưa được vận hành đúng công suất. Bên cạnh đó, nhiều dự án chống ngập bị chồng chéo với các quy hoạch hạ tầng khác như giao thông, thoát nước thải, công viên, khu dân cư khiến tiến độ bị đình trệ hoặc không phát huy hiệu quả.

Đại diện Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cũng chỉ rõ sự chênh lệch về năng lực thoát nước. Trong khi lưu vực sông Tô Lịch đã được đầu tư để chịu được trận mưa 300mm/2 ngày, thì khu vực phía Tây thành phố, nơi các dự án hạ tầng thoát nước còn chậm triển khai, chỉ đáp ứng được lượng mưa 50mm/ngày. Nước tại đây chủ yếu tự tiêu, phụ thuộc lớn vào mực nước sông Nhuệ, dẫn đến tình trạng ngập sâu và kéo dài mỗi khi có mưa lớn.

Bên cạnh đó, rác thải sinh hoạt và phế thải xây dựng bị đổ ngổn ngang, bít lối dẫn nước cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập cục bộ sau mỗi trận mưa lớn, đặc biệt tại các tuyến phố như Minh Khai, Thụy Khuê, Đồng Tâm, Thanh Xuân, Hoàng Mai…

Ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác tiêu thoát nước

Để ứng phó với mùa mưa bão 2025, Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó có việc ứng dụng công nghệ hiện đại giúp giảm tải cho các dự án đầu tư hạ tầng tốn kém và kéo dài.

Trung tâm Giám sát hệ thống thoát nước do Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội vận hành là một trong những hạt nhân tiêu biểu cho quá trình chuyển đổi số đô thị, cần tiếp tục phát huy vai trò trong chiến lược phát triển thành phố thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Từ cuối năm 2016, Trung tâm Giám sát hệ thống thoát nước thuộc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã đi vào hoạt động, đóng vai trò như "bộ não" điều hành toàn bộ công tác phòng chống úng ngập. Trung tâm có khả năng theo dõi diễn biến mưa, mực nước tại các sông hồ, giám sát hoạt động của các trạm bơm và các điểm úng ngập qua hệ thống camera theo thời gian thực.

Ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán úng ngập mùa mưa bão
Bản đồ vị trí các điểm úng ngập khi mưa được Trung tâm Giám sát hệ thống thoát nước do TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cập nhật

Để đưa thông tin đến người dân một cách nhanh chóng và trực quan nhất, ứng dụng HSDC Maps trên điện thoại thông minh đã được triển khai. Đây là một công cụ đắc lực, cho phép người dân nhận thông tin chính xác về các điểm đang ngập, mức độ ngập. Ứng dụng cung cấp hình ảnh từ các camera giám sát tại điểm ngập, cập nhật liên tục mỗi 18 giây, giúp người dân có cái nhìn trực quan để né tránh.

Bên cạnh đó, dựa trên bản đồ ngập, ứng dụng đề xuất các tuyến đường khô ráo, giúp người dân di chuyển an toàn, hạn chế ùn tắc. Qua ứng dụng này, người dân có thể gửi thông tin, hình ảnh về các sự cố liên quan đến thoát nước (tắc cống, ngập mới phát sinh) trực tiếp đến đơn vị vận hành.

Về định hướng thời gian tới, Công ty sẽ phối hợp cùng các Sở, ngành và doanh nghiệp rà soát, cập nhật lại toàn bộ quy hoạch hệ thống thoát nước, nâng cao năng lực thu thập dữ liệu hiện trường phục vụ phân tích, vận hành. Cùng với đó, các đơn vị tinh gọn bộ máy, giảm tầng nấc trung gian, hướng tới xây dựng mô hình điều hành “một đầu mối”, đồng thời tiếp tục phân cấp, trao quyền cho doanh nghiệp theo đúng tinh thần “3 phi” - phi địa giới hành chính, phi trung gian và phi vật chất.

Bên cạnh đó, ứng dụng iHanoi của thành phố Hà Nội cũng tích hợp tính năng cung cấp thông tin ngập lụt, tạo thành một kênh thông tin đa dạng cho người dân.

Không chỉ dừng lại ở các ứng dụng bề nổi, công tác quản lý nền tảng cũng được số hóa mạnh mẽ. Toàn bộ hệ thống thoát nước của khu vực nội thành đã được số hóa và cập nhật lên bản đồ trên nền tảng GIS (Hệ thống thông tin địa lý). Dữ liệu này giúp công tác quản lý, duy tu, bảo dưỡng, lập kế hoạch nâng cấp trở nên khoa học và hiệu quả hơn rất nhiều.

Được biết, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội hiện đã sở hữu 250 thiết bị cơ giới hiện đại phục vụ công tác nạo vét, duy tu, sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp. Việc cơ giới hóa đã nâng cao năng suất, giảm sức lao động nặng nhọc cho công nhân và đẩy nhanh tiến độ xử lý các điểm tắc nghẽn.

Hiện nay, trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội đã lắp đặt 44 trạm đo mưa, 50 trạm đo mực nước tự động, các hệ thống giám sát vận hành các Trạm bơm, cửa điều tiết, camera giám sát các điểm úng ngập, cửa điều tiết. Hệ thống vận hàng liên tục 24/7 và truyền số liệu theo thời gian thực.

Song song với công nghệ, các giải pháp hạ tầng được cho là nền tảng cốt lõi. Dựa trên tinh thần của Quy hoạch chung Thủ đô và Luật Thủ đô năm 2024, Hà Nội đang triển khai một chiến lược đồng bộ, hướng tới các giải pháp bền vững.

Thay vì chỉ tập trung vào cống và trạm bơm, Hà Nội đang chú trọng tăng cường "không gian thấm" tự nhiên. Các dự án cải tạo, mở rộng hồ điều hòa, xây dựng công viên, vườn mưa, sử dụng vật liệu thấm nước cho vỉa hè, bãi đỗ xe đang được khuyến khích. Đây là xu hướng "thành phố bọt biển" mà nhiều đô thị tiên tiến trên thế giới đang theo đuổi.

Ứng dụng công nghệ giải quyết bài toán úng ngập mùa mưa bão
Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, để giải quyết bài toán tiêu thoát nước mùa mưa một cách bền vững (Ảnh: Thanh Tú)

Trước mắt, thành phố Hà Nội tập trung xử lý dứt điểm các điểm "đen" ứng ngập. Với 11 điểm ngập úng cố hữu, thành phố đang có phương án xử lý cụ thể cho từng nơi. Ví dụ, điểm ngập tại ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt sẽ được cải thiện sau khi dự án ga ngầm S12 hoàn thành; điểm ngập tại dốc La Pho (Thụy Khuê) đang chờ dự án cống hóa mương Thụy Khuê được tháo gỡ vướng mắc về giải phóng mặt bằng.

Để các giải pháp thực sự bền vững, nhiều chuyên gia nhấn mạnh sự cần thiết của một tầm nhìn tổng thể và cơ chế đồng bộ. GS.TS Nguyễn Việt Anh, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội đề xuất mô hình "8T" toàn diện, bao gồm cả giải pháp công trình (tách, thấm, trữ, thoát, trung chuyển) và phi công trình (thông tin, thích ứng, tiền).

Giải quyết bài toán úng ngập không phải là nhiệm vụ của riêng một ngành, mà là sự phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch, xây dựng, giao thông, môi trường và ý thức của cả cộng đồng. Trước mắt, để ứng phó với mùa mưa 2025, công tác duy tu, nạo vét hệ thống cống rãnh, sông hồ đã được triển khai quyết liệt.

Hàng nghìn tấn bùn đất, rác thải đã được khơi thông từ lòng sông Tô Lịch và các hệ thống cống ngầm, đảm bảo khả năng lưu thông dòng chảy. Lực lượng ứng trực 24/7 cùng các thiết bị cơ giới đã sẵn sàng.

Nhìn xa hơn, cuộc chiến chống ngập của Hà Nội không còn đơn thuần là việc xây cống, đào hồ. Với sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp công nghệ tiên phong và hạ tầng đồng bộ, Hà Nội đang từng bước tìm ra lời giải cho bài toán nan giải kéo dài hàng thập kỷ.

Mỗi cơn mưa sẽ không còn là nỗi lo, mà trở thành phép thử cho một hệ thống đô thị ngày càng thông minh, linh hoạt và có khả năng thích ứng cao, xứng tầm một Thủ đô hiện đại trong tương lai không xa.

Ánh Dương

Đọc thêm

Phòng chống thiên tai cực đoan: Xây dựng “lá chắn" từ cơ sở Môi trường

Phòng chống thiên tai cực đoan: Xây dựng “lá chắn" từ cơ sở

TTTĐ - Chọn cách xây dựng “lá chắn từ cơ sở”, lấy tuyên truyền làm đòn bẩy, thành phố Hà Nội đang đi đúng hướng trong việc giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tự thân tăng sức đề kháng, sẵn sàng ứng phó, nâng cao hiệu quả toàn diện trong công tác phòng chống thiên tai cực đoan và biến đổi khí hậu.
Thời tiết ngày 4/7: Nhiều khu vực có mưa lớn Môi trường

Thời tiết ngày 4/7: Nhiều khu vực có mưa lớn

TTTĐ - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo nhiều khu vực có mưa lớn trong 24 giờ tới.
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng Xã hội

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng

TTTĐ - Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.000 tấn góp phần nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của TP Đà Nẵng trong thời gian tới.
Chủ động ứng phó thiên tai trong quá trình tổ chức chính quyền hai cấp Môi trường

Chủ động ứng phó thiên tai trong quá trình tổ chức chính quyền hai cấp

TTTĐ - Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai được chuyển hoàn toàn từ cấp huyện cho cấp xã thực hiện. Do đó, giai đoạn hiện nay, tại một số xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai các giải pháp, sẵn sàng ứng phó với tình hình thiên tai đang diễn biến phức tạp.
Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất 33°C Môi trường

Hà Nội ngày nắng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất 33°C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/7, thời tiết miền Bắc vẫn nắng nóng.
Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường Môi trường

Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường

Sáng 2/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về dự thảo Chương trình phát triển ngành Công nghiệp môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đổ trộm, đốt bỏ hàng giả: Cần lấp đầy lỗ hổng quản lý Môi trường

Đổ trộm, đốt bỏ hàng giả: Cần lấp đầy lỗ hổng quản lý

TTTĐ - Hàng tấn bánh kẹo, thực phẩm chức năng, dược phẩm còn nguyên tem mác, thậm chí còn hạn sử dụng, bị đổ trộm, đốt bỏ phi pháp tại các bãi đất trống ở những thành phố lớn trên cả nước. Những "đống rác đặc biệt” này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn là lời cảnh báo về vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng lậu đang len lỏi sâu vào thị trường, cùng với đó là sự buông lỏng trong quản lý và những lỗ hổng pháp lý cần được lấp đầy.
Nhiều khu vực có mưa, cảnh báo lũ quét Môi trường

Nhiều khu vực có mưa, cảnh báo lũ quét

TTTĐ - Thời tiết ngày 2/7: Hầu hết các khu vực đều có mưa, cảnh báo lũ quét.
Tổng vệ sinh phố phường chào mừng chính quyền địa phương 2 cấp Môi trường

Tổng vệ sinh phố phường chào mừng chính quyền địa phương 2 cấp

TTTĐ - Để chuẩn bị cho ngày đầu tiên vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, vừa qua, phường Láng đã tổ chức ra quân tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn.
Công nhân thoát nước căng mình điều tiết chống ngập cho Hà Nội Môi trường

Công nhân thoát nước căng mình điều tiết chống ngập cho Hà Nội

TTTĐ - Sau cơn mưa lớn chiều 30/6, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã huy động tối đa nhân lực và phương tiện thoát nước để xử lý các điểm ngập úng, bảo đảm an toàn giao thông, thuận lợi cho người dân đi lại.
Xem thêm