Tag

Cần “lá chắn” bảo vệ các phóng viên tác nghiệp

Tư vấn pháp luật 20/06/2024 19:05
aa
TTTĐ - Nghề báo là nghề nguy hiểm, bởi nhà báo luôn là người phải đối mặt với rất nhiều tình huống nguy hiểm trong và sau khi tác nghiệp ngoài hiện trường nhằm phanh phui sự thật vi phạm, đưa những vấn đề mà đối tượng không muốn ra ánh sáng. Do đó, các cơ quan chức năng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để bảo vệ an toàn cho nhà báo chân chính trong quá trình tác nghiệp, nhất là các nhà báo trong lĩnh vực chống tiêu cực...
Làm rõ các đối tượng tấn công phóng viên đang tác nghiệp vụ cháy Làm rõ việc phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp vụ cháy Thực nghiệm hiện trường vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp Đắk Lắk: Tạo môi trường thuận lợi để báo chí tác nghiệp

Nghề... nguy hiểm

Hiện nay, các nhà báo, phóng viên, đặc biệt là các phóng viên điều tra, đang phải đối mặt với rất nhiều tình huống nguy hiểm trong và sau khi tác nghiệp ngoài hiện trường. Không ít các nhà báo, phóng viên trong qua trình tác nghiệp đã bị hành hung tại hiện trường, bị thu giữ phương tiện tác nghiệp, bị gây khó, né tránh cung cấp thông tin, bị đe dọa bằng tin nhắn, điện thoại cho cá nhân phóng viên và người thân, thậm chí bị trả thù, tạt sơn, mắm tôm vào cửa nhà... khiến dư luận xã hội không khỏi bất bình. Tuy nhiên, để mang tới khán giả, độc giả những góc nhìn khách quan, chân thực nhất về sự việc, các nhà báo, phóng viên đã không ngại hiểm nguy, xông pha vào hiện trường tác nghiệp.

Mới đây, đêm 23, rạng sáng 24/4, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã tiếp nhận trình báo về một vụ cố ý gây thương tích xảy ra tại thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp. Nạn nhân là hai anh N.V.C (phóng viên VTV) và M.H.M (phóng viên báo điện tử VnExpress).

Theo tường trình của hai nạn nhân, tối 23/4, hai anh C và M nhận tin báo về một vụ cháy nhà xưởng tại thôn Việt Yên. Sau khi liên hệ lực lượng chức năng, hai phóng viên được hướng dẫn để vào hiện trường vụ cháy tác nghiệp. Tuy nhiên, khi hai phóng viên đang dùng điện thoại cá nhân để ghi hình vụ cháy, cả hai người ở hai thời điểm và vị trí khác nhau bất ngờ bị 3 đối tượng tấn công, cản trở tác nghiệp.

Nhóm này lăng mạ, đe dọa, đánh vào đầu phóng viên C gây chảy máu...; bóp cổ, đạp... phóng viên M. Một số tài sản của hai nạn nhân như điện thoại bị các đối tượng giật, ném hoặc rơi vỡ trong quá trình bị hành hung. Ngay sau đó, hai phóng viên đã đến trụ sở công an để trình báo, rồi được sơ cứu tại bệnh viện.

Cần “lá chắn” bảo vệ các phóng viên tác nghiệp
Phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội bị hành hung khi tác nghiệp

Đây không phải trường hợp đầu tiên phóng viên bị hành hung, đe dọa trong khi tác nghiệp. Trước đó, khoảng 10h ngày 6/12/2023, anh H.V, phóng viên của Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh, đang tác nghiệp tại khu vực bờ kè sát biển thuộc thôn Minh Tân, xã Quảng Minh, huyện Hải Hà, đã phát hiện hai xe container đang bốc hàng thủy sản (gồm ốc điếu, nhám có lẫn với cát dùng làm thức ăn nuôi tôm hùm) từ một chiếc bè lên thùng xe.

Trong khi phóng viên H.V đang dùng điện thoại di động cá nhân và một máy ảnh để ghi hình thì bị một nam thanh niên đến hành hung, giật điện thoại ném xuống biển, rút thẻ nhớ trong máy chụp ảnh, bẻ gãy và ném xuống biển. Ngay sau đó, phóng viên H.V đã trình báo về việc bị hành hung và hủy hoại tài sản đến Công an huyện Hải Hà.

Hay như sự việc gây bức xúc lớn đối với dư luận xã hội khi ngay trước thềm kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, các phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã bị một nhóm đối tượng hành hung khi đang tác nghiệp ở phố Đông Các (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội).

Vụ việc xảy ra khoảng 14h30 ngày 6/6/2023, khi nhóm phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, triển khai máy ghi hình việc mua bán quạt tích điện tại khu vực vỉa hè trước cửa hàng quạt điện số 19 Đông Các thì bị các đối tượng xông ra hành hung. Mặc dù được giải thích khu vực tác nghiệp dưới lòng đường, nơi không có biển cấm quay phim, chụp hình nhưng các đối tượng trên vẫn lớn tiếng quát mắng, túm cổ áo và đạp ngã phóng viên T.C.C của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bất chấp có người can ngăn và phóng viên T.C.C đã bị đánh gục xuống đường, hai đối tượng vẫn hung hăng, liên tục đá vào đầu, cổ nạn nhân. Thậm chí, khi phóng viên T.C.C được đồng nghiệp đưa lên xe ô tô của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, những đối tượng này vẫn đi theo xe và uy hiếp.

Đây chỉ là 3 trong số nhiều vụ đe dọa, hành hung nhà báo diễn ra gần đây được báo chí đăng tải công khai. Còn rất nhiều vụ đe dọa, cản trở nhà báo tác nghiệp chưa được kịp thời phát hiện, xử lý, nhiều nhà báo và gia đình vẫn từng ngày, từng giờ sống, làm việc trong sự lo lắng, thấp thỏm.

Cần có biện pháp bảo vệ

Việc bảo vệ an toàn cho nhà báo tác nghiệp đã, đang nhận được sự quan tâm từ các cơ quan chức năng, đơn vị, tổ chức song thực tế hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực báo chí cho rằng, hiện nay phóng viên đặc biệt là phóng viên trẻ đang thiếu hụt các kỹ năng, kiến thức nền tảng để có thể đảm bảo tác nghiệp an toàn; chất lượng đào tạo phóng viên từ một số trường có chuyên ngành báo chí chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế về chuyên môn nghề nghiệp.

Các tòa soạn báo, đặc biệt là tòa soạn quy mô nhỏ thường chưa đủ nguồn lực dành cho việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho phóng viên. Kết quả là phóng viên trẻ chưa đủ kỹ năng, năng lực cần thiết để tác nghiệp nên thường rơi vào “bẫy kép” - tác nghiệp dưới chuẩn và gia tăng nguy cơ bị cản trở, tấn công.

Hơn nữa, dù có nhiều cơ chế xử lý hành vi cản trở tác nghiệp báo chí song hiệu quả xử lý thấp. Cơ chế xử lý hành chính ít được sử dụng, trong nhiều năm lực lượng thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông chỉ xử lý một vài vụ việc liên quan, trong khi các vụ vi phạm không phải là ít, vẫn còn nhiều vụ việc không được phát hiện, xử lý. Điều đó làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước với hoạt động báo chí, ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, nhiệt huyết của phóng viên, nhà báo khi tham gia hoạt động báo chí.

Cần “lá chắn” bảo vệ các phóng viên tác nghiệp
Phóng viên bị hành hung, cản trở khi tác nghiệp tại hiện trường

Trước những hạn chế nêu trên, theo các nhà báo, cần xây dựng một đội ngũ tư vấn pháp luật là những luật sư, những người công tác trong các cơ quan bảo vệ và thi hành pháp luật để tư vấn cho ban biên tập, các cán bộ, phóng viên một số tình huống có thể vi phạm luật trong quá trình tác nghiệp; tư vấn cách thức phòng tránh khi bị hành hung...

Bên cạnh đó, bản thân các nhà báo khi gặp cản trở, bị đe dọa trong hoạt động tác nghiệp, các cơ quan cần phải lên tiếng ngay. Hội Nhà báo và các cơ quan báo chí kịp thời phản ánh thông tin nhanh và chính xác để tạo thành áp lực dư luận, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan công quyền nghiêm túc vào cuộc xử lý. Khi toàn xã hội cùng đồng tình, lên án hành vi cản trở nhà báo tác nghiệp, sẽ là phương thức bảo vệ tốt nhất cho nhà báo.

Đặc biệt, các cơ quan báo chí và các cấp Hội Nhà báo phải là “chỗ dựa vững chắc” để nhà báo, phóng viên an tâm tác nghiệp một cách chính đáng, đúng pháp luật…

Bên cạnh đó, để an toàn khi tác nghiệp, trước hết, các nhà báo cũng cần phải biết tự bảo vệ mình. Chính bản thân các nhà báo cũng cần phải có đạo đức nghề nghiệp, có tâm trong sáng, nhạy bén, có bản lĩnh chính trị vững vàng; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng tác nghiệp giỏi, am hiểu sâu sắc các quy định của pháp luật, hành nghề đúng luật; thực hiện đúng quy trình, quy phạm tác nghiệp…

Theo nhà báo Đỗ Doãn Hoàng, khi nhà báo buộc phải lộ mình trong các đề tài nhạy cảm, phải gặp gỡ trực tiếp với những người có liên quan để phỏng vấn thì nên đi theo nhóm, bảo vệ nhau; cần có sự tinh tế, luôn có thống nhất với nhau về các phương án an toàn, hỗ trợ nhau thu thập thông tin, hình ảnh tạo tính chân thực đa dạng, có chiều sâu cho tác phẩm… Trước sự manh động của các đối tượng, phóng viên cần có những kỹ năng mềm để thoát thân để tự đảm bảo an toàn cho mình.

Để tự bảo vệ mình trước những hiểm nguy hoặc cám dỗ xung quanh, bản thân các nhà báo, nhất là nhà báo điều tra phải am tường các quy định của cơ quan, của pháp luật để thực hiện tác nghiệp theo đúng các quy tắc và quy định của pháp luật hiện hành.

Mỗi nhà báo cần coi trọng sứ mệnh nghề nghiệp cao quý, rèn tố chất và nội lực, bản sắc riêng của mình, cố gắng xây dựng hình ảnh của một nhà báo chân chính, có tâm và có tầm, biết vận dụng ảnh hưởng từ vị thế của mình để phục vụ đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí, phục vụ nhu cầu chính đáng của người dân về quyền được cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác, tận tâm đấu tranh vì lẽ phải, sự công bằng bằng.

Nghề báo là nghề rất đáng tự hào và trân trọng. Dù phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhọc nhằn, gian khổ và cả những cám dỗ, nhưng nhiều nhà báo vẫn nêu cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết và đam mê nghề nghiệp để có những tác phẩm hay, chất lượng, có ý nghĩa cho xã hội, tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước và phụng sự Nhân dân. Do đó, các cơ quan chức năng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để bảo vệ an toàn cho nhà báo chân chính trong quá trình tác nghiệp, nhất là các nhà báo trong lĩnh vực chống tiêu cực...

Đọc thêm

Lừa bán pin xe máy điện để chiếm đoạt tài sản Tư vấn pháp luật

Lừa bán pin xe máy điện để chiếm đoạt tài sản

TTTĐ - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hoài Đức, TP Hà Nội đang điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” xảy ra ngày 11/12/2024 tại thôn Chùa Tổng, xã La Phù, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.
Cẩn thận mất tiền từ các cuộc gọi không nói gì Tư vấn pháp luật

Cẩn thận mất tiền từ các cuộc gọi không nói gì

TTTĐ - Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng khách hàng nhận được nhiều cuộc gọi lạ giả danh, cuộc gọi không nói gì, không có âm thanh… gây phiền hà. Thậm chí, nhiều người dính bẫy lừa đảo.
Mức phạt xe ô tô dừng đỗ sai quy định trên cao tốc Tư vấn pháp luật

Mức phạt xe ô tô dừng đỗ sai quy định trên cao tốc

TTTĐ - Theo quy định xe ôtô dừng đỗ sai quy định trên cao tốc sẽ bị phạt đến 14 triệu đồng và bị trừ 6 điểm giấy phép lái xe.
Thủ đoạn lừa đảo mới thông qua tính năng hợp nhất cuộc gọi Tư vấn pháp luật

Thủ đoạn lừa đảo mới thông qua tính năng hợp nhất cuộc gọi

TTTĐ - Mới đây, Tập đoàn Hệ thống Thanh toán quốc gia Ấn Độ (NPCI) đã đưa ra cảnh báo về hình thức lừa đảo mới rất tinh vi, nhắm vào tâm lý cả tin của người dùng để thực hiện hành vi đánh cắp mã OTP nhằm chiếm đoạt tài sản thông qua các giao dịch trực tuyến.
Cảnh giác với cuộc gọi mạo danh cứu hỏa Tư vấn pháp luật

Cảnh giác với cuộc gọi mạo danh cứu hỏa

TTTĐ - Mới đây, Sở Cứu hỏa thành phố Calgary (Canada) đã bị giả mạo bởi các đối tượng lừa đảo, chủ động tiếp cận người dân thông qua hình thức gọi điện thoại nhằm mục đích chiếm đoạt thông tin và tài sản.
Bài học đắt giá khi giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực Tư vấn pháp luật

Bài học đắt giá khi giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực

TTTĐ - Những ngày qua dư luận xã hội xôn xao, bức xúc trước đoạn clip ghi lại cảnh một thiếu nữ 17 tuổi bị nhóm thanh thiếu niên đánh hội đồng tại hồ điều hòa Yên Sở (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Theo dõi sự việc, chuyên gia pháp lý cho rằng, đây là bài học đắt giá của gia đình, nhà trường trong việc quản lý, giáo dục các em lứa tuổi dậy thì.
TP Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa lừa đảo qua mạng Tư vấn pháp luật

TP Hồ Chí Minh: Tăng cường phòng ngừa lừa đảo qua mạng

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành công văn về việc tăng cường công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng.
Cảnh giác với thủ đoạn giả mạo Sở Kế hoạch và Phát triển dịch vụ Tư vấn pháp luật

Cảnh giác với thủ đoạn giả mạo Sở Kế hoạch và Phát triển dịch vụ

TTTĐ - Mới đây, chính quyền thành phố New Braunfels (bang Texas, Hoa Kỳ) đã đưa ra cảnh báo tới các chủ sở hữu bất động sản về thủ đoạn lừa đảo mới, giả mạo Sở Kế hoạch và Phát triển dịch vụ để tiếp cận nạn nhân nhằm chiếm đoạt tài sản.
Cảnh giác với tin nhắn giả mạo sở quản lý cơ giới Tư vấn pháp luật

Cảnh giác với tin nhắn giả mạo sở quản lý cơ giới

TTTĐ - Mới đây, Sở Quản lý Cơ giới bang New Hampshire (Hoa Kỳ) cho biết họ đã bị giả mạo bởi các đối tượng lừa đảo, tiếp cận người dân thông qua tin nhắn điện thoại với mục đích đánh cắp và chiếm đoạt thông tin cá nhân, sử dụng cho các mục đích xấu khác.
Cảnh báo lừa đảo qua mạng liên quan đến lĩnh vực đào tạo nhân lực hàng không Tư vấn pháp luật

Cảnh báo lừa đảo qua mạng liên quan đến lĩnh vực đào tạo nhân lực hàng không

TTTĐ - Lừa đảo tuyển sinh, việc làm không còn là chiêu trò mới những thủ đoạn của các đối tượng liên tục thay đổi ngày càng tinh vi và chuyên nghiệp khiến nhiều người dân vẫn sập bẫy.
Xem thêm