Tag

Xây trung tâm thương mại 10 năm chưa xong, DOJI vẫn được giao quy hoạch “siêu dự án” ở Vân Đồn?

Bạn đọc 28/05/2019 15:03
aa
TTTĐ - Là chủ đầu tư xây dựng trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp tại số 5 Lê Duẩn (Hà Nội) đã gần 10 năm còn ngổn ngang nhưng mới đây Công ty CP Tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI (gọi tắt là Tập đoàn DOJI) vẫn được UBND tỉnh Quảng Ninh giao quy hoạch "siêu dự án" ở Vân Đồn. Trước sự việc này, dư luận đặt câu hỏi về năng lực của Tập đoàn DOJI trong lĩnh vực xây dựng?

Xây trung tâm thương mại 10 năm chưa xong, DOJI vẫn được giao quy hoạch “siêu dự án” ở Vân Đồn?

Tập đoàn DOJI đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại số 5 Lê Duẩn gần 10 vẫn chưa xây xong

Bài liên quan

Ngân hàng TMCP Tiên Phong dừng bảo lãnh dự án, khách hàng lo "vỡ trận"

Yên Bái: Ghi nhận sự chuyển biến về tình trạng xe quá khổ, quá tải

Lào Cai: Nhà hàng 9999 xây dựng lấn chiếm lòng suối Cốc San

Đại diện Công ty CP môi trường công nghệ cao Hòa Bình “chối bay” việc xả thải "bức tử" môi trường

Dân lo sợ vì chất thải nguy hại của Công ty CP môi trường công nghệ cao Hòa Bình

Hà Nội: Kiên quyết xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Mới đây dư luận xôn xao trước việc UBND tỉnh Quảng Ninh giao Tập đoàn DOJI triển khai nghiên cứu xây dựng ý tưởng quy hoạch phân khu 2 và 3 trên diện tích gần 200ha thuộc Khu đô thị Cái Rồng. Trong khi nhìn lại việc tập đoàn này đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp tại số 5 Lê Duẩn (Hà Nội) nhưng gần 10 năm vẫn còn ngổn ngang khiến nhiều người băn khoăn đặt câu hỏi:

Một đơn vi xây dựng tòa nhà 10 năm không xong thì có đủ năng lực để làm một "siêu dự án" tại khu vực trọng điểm như Vân Đồn? UBND tỉnh Quảng Ninh dựa vào đâu để lựa chọn DOJI là đối tác cho việc quy hoạch này? Việc công trình từ 9 tầng nâng lên 19 tầng liệu có đảm bảo độ an toàn? Dự án đất vàng giữa Thủ đô gần 10 năm lãng phí, thất thoát như thế nào?

Xây trung tâm thương mại 10 năm chưa xong, DOJI vẫn được giao quy hoạch “siêu dự án” ở Vân Đồn?
Xây trung tâm thương mại 10 năm chưa xong, DOJI vẫn được giao quy hoạch “siêu dự án” ở Vân Đồn?
Nhiều hạng mục công trình số 5 Lê Duẩn vẫn đang ì ạch thi công
Nhiều hạng mục công trình số 5 Lê Duẩn vẫn đang ì ạch thi công

Qua tìm hiểu được biết, dự án trung tâm thương mại và dịch vụ tổng hợp tại số 5 Lê Duẩn, do Tập đoàn DOJI khởi công xây dựng vào ngày 30/7/2010. Theo DOJI, dự án "đất vàng" Lê Duẩn này được giới thiệu là công trình có phong cách kiến trúc rất đặc biệt và mang nét đặc trưng của Tập đoàn. Công trình lấy ý tưởng là một viên Ruby đặt trên một chiếc nhẫn kim cương, biểu tượng cho sức mạnh, bền vững và sự vĩnh cửu.

Thời điểm được UBND TP Hà Nội chấp thuận đầu tư, theo giấy phép xây dựng, dự án có chiều cao 33m, gồm 9 tầng nổi và 3 tầng hầm được xây dựng trên khu đất rộng 1.624m2. Khi được khởi công xây dựng, công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 8/2012. Tuy nhiên, khi xây thô đến tầng thứ 9 thì dự án đột ngột dừng thi công và chậm tiến độ nhiều năm.

Đến năm 2017, dự án được tái khởi động, thi công trở lại khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Bất ngờ hơn, tòa nhà đã tăng quy mô chiều cao công trình lên đến 19 tầng.

Ghi nhận của PV trong những ngày cuối tháng 5, cho thấy toàn bộ công trình vẫn được quây tôn phía ngoài. Ở phía trong có một số công nhân làm việc. Dưới chân công trình nhiều vật liệu xây dựng chất đống, còn phía trên tòa nhà thì vẫn còn ngổn ngang khá nhiều chi tiết chưa được hoàn thiện. Cổng dự án thì bị che khuất bởi một tấm pano chúc mừng năm mới khi tiết trời đã vào giữa mùa hè. Công trình cũng bị nhiều người dân xung quanh phản ánh về việc chậm trễ gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của họ trong nhiều năm qua.

Xây trung tâm thương mại 10 năm chưa xong, DOJI vẫn được giao quy hoạch “siêu dự án” ở Vân Đồn?
Xây trung tâm thương mại 10 năm chưa xong, DOJI vẫn được giao quy hoạch “siêu dự án” ở Vân Đồn?
Phía ngoài công trình được rào kín, bên trong nhiều vật liệu vẫn để ngổn ngang
Phía ngoài công trình được rào kín, bên trong nhiều vật liệu vẫn để ngổn ngang

Để tìm hiểu nguyên nhân sự chậm chễ trong việc DOJI xây nhà 10 năm chưa xong, PV đã liên hệ với UBND phường Điện Biên (Ba Đình, Hà Nội). Theo cán bộ quản lý trật tự đô thị phường cho biết, công trình này hiện nay do một mình tập đoàn DOJI đứng tên và giấy phép xây dựng đã được điều chỉnh so với giấy phép ban đầu được cấp năm 2010.

Cụ thể, dự án này có đến 3 lần được cấp giấy tờ liên quan đến xây dựng gồm: Giấy phép xây dựng ban đầu được cấp vào năm 2010, giấy phép điều chỉnh được cấp năm 2014 và tờ phụ lục bổ sung được cấp năm 2017.

Tổng số tầng của công trình sau 3 lần điều chỉnh là 16 tầng nổi, 3 tầng hầm (19 tầng), trong đó lần cấp phép đầu tiên dự án này chỉ có 9 tầng nổi và 3 tầng hầm. Tổng chiều cao công trình tính này tính từ vỉa hè là 63,6m (chiều cao ban đầu là hơn 33m), gần tương đương với chiều cao công trình tòa 8B Lê Trực (8B Lê Trực xây 19 tầng với chiều cao 69m, thực tế giấy phép chỉ có 53m. Sau đó, 8B Lê Trực bị yêu cầu cắt ngọn - PV).

Cán bộ quản lý trật tự đô thị phường Điện Biên cho rằng, một trong số nguyên nhân khiến công trình này kéo dài gần 10 năm vẫn chưa xong là do vấn đề khách quan. Bởi cùng khi đó xảy ra việc ồn ào liên quan đến 8B Lê Trực nên các cơ quan chức năng phải xem xét kỹ.

Trả lời câu hỏi về việc "công trình được cấp thêm tầng thì có làm ảnh hưởng đến nền móng và độ an toàn cũng như chiều cao công trình có đúng quy hoạch của thành phố?", vị cán bộ quản lý trật tự đô thị phường Điện Biên khẳng định tòa nhà số 5 Lê Duẩn được cấp phép xây dựng đúng phép và đảm bảo an toàn.

Liên quan đến phản ánh của người dân về công trình phụ trợ ở khoảng lưu không, vị này cho rằng, đây là phần đất của doanh nghiệp chứ không phải đất lưu không. "Mà lại là đất vàng nên không bỏ phí", vị Thanh tra Xây dựng phường Điện Biên nói thêm.

Để có thông tin khách quan giúp bạn đọc hiểu rõ sự trậm trễ công trình số 5 Lê Duẩn cũng như năng lực của Tập đoàn DOJI khi được giao quy hoạch "siêu dự án" 200 ha ở Vân Đồn (Quảng Ninh), ngày 24/5, PV đã liên hệ với đại diện của DOJI để tìm hiểu. Tuy nhiên đến nay, phía DOJI vẫn chưa có câu trả lời chính thức.

Đọc thêm

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu dừng ngay hoạt động, giải toả ngay toàn bộ trạm trộn, công trình ở bãi sông không có chủ trương đầu tư dự án hoặc nội dung chủ trương đầu tư được duyệt không có hạng mục trạm trộn.
Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Xem thêm