Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm |
Liên tục xảy ra vi phạm đất đai, trật tự xây dựng
Như báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, hôm 29/4, UBND huyện Phú Xuyên đã ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác Chủ tịch UBND thị trấn Phú Xuyên và Chủ tịch UBND xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên).
Theo đó, ông Lê Văn Thuấn, Chủ tịch UBND thị trấn Phú Xuyên và ông Lê Văn Ấm, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái bị tạm đình chỉ điều hành hoạt động UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
![]() |
Hiện trạng vi phạm tại khu ao cá, thị trấn Phú Xuyên vào ngày 1/5 |
Hai quyết định nói trên của UBND huyện Phú Xuyên nhận được sự quan tâm của dư luận, trong bối cảnh Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội liên tiếp có các chỉ thị, chỉ đạo về tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất đai và chấp hành pháp luật về xây dựng thời điểm sắp xếp, tổ chức bộ máy và địa giới hành chính cấp xã.
Ngày 1/5, có mặt tại tiểu khu Phú Mỹ, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô ghi nhận dư luận đánh giá tích cực về các quyết định của huyện Phú Xuyên.
Ông Lê Văn M (người dân tiểu khu Phú Mỹ) cho biết, do UBND thị trấn Phú Xuyên buông lỏng quản lý đất đai nên từ năm 2014 đến 2020 để xảy ra việc 11/54 gia đình được giao đất ở lấn chiếm, san lấp mặt bằng chiếm dụng làm nhà xưởng, nhà tạm bằng khung sắt mái tôn và xây tường bao trồng cây sử dụng suốt nhiều năm qua tại khu ao cá phía Tây đường sắt, Tiểu khu Phú Mỹ.
![]() |
Ông Q tiết lộ có vi phạm đất đai tại thị trấn Phú Xuyên |
Được biết, trong số các trường hợp vi phạm chiếm dụng đất đai, xây dựng trên đất công do UBND thị trấn quản lý, gia đình vi phạm diện tích lớn nhất 219,5m2, trường hợp vi phạm nhỏ nhất 30,9m2.
Mặc dù thời điểm năm 2014 một số gia đình khi mới xảy ra vi phạm đã được UBND thị trấn phát hiện, lập biên bản nhưng không xử lý nên đến năm 2020 đã có 11 hộ vi phạm.
Nằm trong danh sách 11 hộ vi phạm tại khu ao cá phía Tây đường sắt, Tiểu khu Phú Mỹ; ông Đ.H.Q thừa nhận đã lấn chiếm một phần diện tích đất công phía sau nhà để xây tường bao, sử dụng riêng.
Bên cạnh đó, một số hộ lân cận thậm chí còn dựng khung thép, bắn mái tôn để làm nhà xưởng trong thời gian dài.
Đến ngày 20/2/2025, UBND thị trấn Phú Xuyên mới tổ chức cưỡng chế các công trình vi phạm.
Chỉ cho phóng viên phần công trình tường bao đã bị kéo sập, ông Đào Hồng Q phân trần: "Vi phạm của tôi cũng là nhỏ so với nhiều gia đình khác. Người ta còn lấp đất, dựng xưởng hàng nghìn mét vuông tại khu đất xen kẹt, ruộng lúa hoang hóa. Có khi cả làng này đều vi phạm đất đai chứ không ít đâu".
![]() |
Diện tích ao, xen lẫn mồ mả, đang bị san lấp tại xã Hồng Thái |
Tương tự như vậy, tại xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên), phóng viên ghi nhận tình trạng san lấp ao hồ, bãi sông khá phổ biến. Thậm chí, cách không xa trụ sở UBND xã Hồng Thái, việc sử dụng trạc thải xây dựng để lấp hồ diễn ra công khai. Đáng buồn là trong khu vực bị san lấp, còn tồn tại cả các phần mộ chưa được di chuyển.
Tiết lộ với chúng tôi, anh G cho biết, xã Hồng Thái có nhiều diện tích đang được san lấp để cho thuê. Bản thân anh cũng đang cải tạo khu vực trang trại vịt để sử dụng vào mục đích khác. Ngoài ra, không ít người địa phương đã dựng các xưởng trên đất nông nghiệp nhằm cho thuê, kiếm lời.
Tập trung, quyết liệt giải quyết vi phạm
Ngày 1/5 là ngày Quốc tế lao động, hầu hết các cơ quan đơn vị đều nghỉ lễ theo quy định. Tuy nhiên, tại trụ sở UBND thị trấn Phú Xuyên, ông Lê Văn Thuấn, Chủ tịch UBND thị trấn và ông Đào Quang Thạch, Phó Chủ tịch UBND, vẫn túc trực tại cơ quan.
Chấp hành quyết định đình chỉ nhiệm vụ điều hành công việc của UBND, tập trung vào xử lý vi phạm đất đai, ông Lê Văn Thuấn phân trần: Nguyên nhân dẫn đến các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng của 11 gia đình tại khu ao cá phía Tây đường sắt là do người dân thiếu mặt bằng sản xuất nên đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng, biến đất nông nghiệp công ích thành nhà xưởng, kho bãi.
![]() |
Trụ sở UBND thị trấn Phú Xuyên |
Ông Thuấn cũng nêu một số khó khăn khác như luân chuyển cán bộ, hoặc thay đổi về Luật Đất đai... dẫn đến sự chậm trễ trong xử lý vi phạm.
"Sau đợt cưỡng chế hồi tháng 2, hiện nay chỉ còn 2 hộ chưa chấp hành. Chúng tôi sẽ quyết liệt xử lý đến cùng các vi phạm", Chủ tịch UBND thị trấn Phú Xuyên cam đoan song cũng than phiền rằng tại tiểu khu Phú Mỹ mới xuất hiện khu vực bị san lấp trái phép, rộng vài trăm mét vuông.
Phóng viên cũng liên hệ với ông Lê Văn Ấm, Chủ tịch UBND xã Hồng Thái nhằm tìm hiểu thông tin về tiến độ xử lý vi phạm tại địa phương theo yêu cầu của Huyện ủy, UBND huyện Phú Xuyên. Tuy nhiên, vị này từ chối cung cấp thông tin.
Để có cái nhìn rõ hơn về tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng trên địa bàn huyện Phú Xuyên cũng như nỗ lực của các cơ quan quản lý trong việc xử lý những tồn tại này, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô tiếp tục làm việc với chính quyền, Huyện ủy Phú Xuyên.
Tin liên quan
Đọc thêm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

Chỉ đạo của Phó Thủ tướng về tình hình lúa chết cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Kon Tum: Xử lý nghiêm các công trình vi phạm hành lang đường bộ

Hủy bỏ Quyết định giao đất sai quy định tại xã Phước Hòa
