Tag

“Phên dậu xanh” miền biên viễn

Phóng sự 22/06/2024 16:47
aa
TTTĐ - Nơi miền sơn cước của xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum), các cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô vẫn luôn ngày, đêm vững chắc tay súng bảo vệ từng “tấc đất, ngọn cỏ” chủ quyền của Tổ quốc. Song song với đó, các cán bộ chiến sĩ cũng luôn gần gũi, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.
Tuổi trẻ Kon Tum nêu cao tinh thần “tận tâm, tận tụy” Tuổi trẻ Kon Tum ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2024 Báo Tuổi trẻ Thủ đô đạt 2 giải Báo chí tỉnh Kon Tum
“Phên dậu xanh” miền biên viễn
Hình ảnh “Người lính Cụ Hồ” hướng dẫn người dân đồng bào dân tộc thiểu số kĩ thuật trồng và chăm sóc cây sâm dây Ngọc Linh

Đồn là nhà, biên giới là quê hương

Những ngày đầu tháng 6, chúng tôi đến thăm Đồn Biên phòng Đăk Blô (Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum) trong một chiều mưa trắng trời. Chẳng ai nghĩ rằng, dù thời tiết khắc nghiệt, địa bàn vô cùng khó khăn nhưng bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, thời tiết rét buốt xuyên thấu da thịt nhưng các cán bộ, chiến sĩ vẫn luôn thường xuyên có mặt tại địa bàn các thôn, làng để thăm hỏi, tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và cùng vươn lên làm giàu.

Ngoài trời, những trận mưa lớn đổ ào ào không ngớt, bên trong căn phòng khách đơn sơ nhưng vô cùng ấp áp, Trung tá Nguyễn Vinh Hùng - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Đăk Blô chia sẻ: “Đồn Biên phòng Đăk Blô là một trong những đồn biên phòng đặc thù và nằm trên đỉnh “cổng trời”. Nơi đây, đường xá xa xôi và cách trở nên rất khó khăn cho cán bộ, chiến sĩ mỗi khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ biên giới. Đặc biệt, thời tiết ở đây vô cùng khắc nghiệt và có đến 8 tháng mưa dầm, giá lạnh”.

“Phên dậu xanh” miền biên viễn
Lãnh đạo Đồn Biên phòng “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tư vấn, thăm khám sức khỏe cho người dân

Đồn trưởng Đồn Biên phòng Đăk Blô, nói vui: “Chẳng có ở đâu như Đăk Blô, khi “đặc sản” mùa mưa ở đây chỉ toàn vắt và ruồi vàng khiến việc tuần tra, thực hiện nhiệm vụ nơi biên giới trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Cùng với đó, dọc các tuyến đường tuần tra đều không có sóng nên cũng là trở ngại cho các cán bộ, chiến sĩ trong thực hiện nhiệm vụ”.

Trung tá Nguyễn Vinh Hùng vẫn nhớ như in cơn bão năm 2022, anh kể: “Năm đó, cơn bão đổ bộ, các tuyến đường ra, vào xã Đăk Blô bị sạt lở nghiêm trọng. Dốc “Cổng trời” sạt lở, tuyến đường nối với xã Đăk Nhoong ách tắc, các phương tiện đều nằm im một chỗ. Để về Bộ Chỉ huy họp, hôm đó, tôi cùng anh em phải đi bộ hơn 2 tiếng đồng hồ theo tuyến đường dốc “Cổng trời” để ra Quốc lộ 14. Ra đến nơi, quần áo anh em ướt sũng, bùn lầy lem luốc. Cũng may mắn, anh em đều an toàn”.

“Phên dậu xanh” miền biên viễn
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô cùng người dân tham gia ngày hội bánh chưng xanh

Trung tá Nguyễn Vinh Hùng cho chúng tôi biết thêm: Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum, qua công tác nắm bắt quần chúng, biết được hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của em A Sử (trú tại xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei), Đồn Biên phòng Đăk Blô đã làm thủ tục theo quy định để em A Sử trở thành “Con nuôi Đồn Biên phòng”.

Kể về hoàn cảnh A Sử, Trung tá Hùng chia sẻ: “A Sử là trường hợp đặc biệt. Bố mất khi em còn nhỏ, gia đình thuộc diện đặc biệt khó khăn không có điều kiện đến trường như bạn bè cùng trang lứa. Biết được hoàn cảnh của Sử, Đồn Biên phòng đã quyết định nhận làm “Con nuôi Đồn Biên phòng” và đón về ở trong đồn.

Hằng tháng, Sử được đồn chu cấp 500.000 đồng; được chăm sóc, ăn uống, mua quần áo, sách vở và được đến trường. Sử cũng đã hoàn thành chương trình đào tạo lớp 6 và đang bước vào kỳ nghỉ hè”.

“Phên dậu xanh” miền biên viễn
Cán bộ, chiến sĩ biên phòng tuyên truyền người dân trên địa bàn chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước

Trong cuộc trò chuyện cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, chúng tôi ấn tượng với một thanh niên còn khá trẻ. Hỏi ra mới biết là Trung úy Nguyễn Thái Sơn, Đội trưởng Đội Vũ trang. Trung úy Sơn kể: “Sinh ra trong gia đình không ai theo binh nghiệp, vì đam mê màu xanh áo lính, tôi đã quyết định thi và đậu vào trường Học viện Biên phòng. Sau những năm tháng miệt mài rèn luyện, tu dưỡng, năm 2021, tôi ra trường và được phân về công tác tại Đồn Biên phòng Đăk Blô.

Do quê ở Lâm Đồng nhưng lại được phân công công tác ở một đơn vị xa xôi và thời tiết vô cùng khắc nghiệt nên thời gian đầu tôi cũng rất khó khăn, đôi khi cảm thấy nhớ gia đình, bố mẹ. Tuy nhiên, với lòng nhiệt huyết, đam mê của mình và sự quyết tâm ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, bản thân tôi luôn cố gắng để hoàn thành mọi nhiệm vụ đơn vị phân công”.

Gạt qua những lúc nhớ nhà, anh em trong đồn luôn đặt khẩu hiệu “Đồn là nhà, biên giới là quê hương” và xem đồn là ngôi nhà thứ 2. Bất kì trong mọi hoàn cảnh nào, anh em cũng luôn đùm bọc, chia sẻ với nhau.

Trung úy Nguyễn Thanh Sơn cho biết: “Đồn Biên phòng Đăk Blô hiện quản lý hơn 20km đường biên giới, 6 cột mốc chính và 6 cột mốc phụ nên hằng ngày các cán bộ chiến sĩ phải thực hiện việc tuần tra, phát quang đường biên, cột mốc và ngăn chặn mọi hành vi vi phạm pháp luật trên tuyến biên giới. Từng giây, từng phút, anh em vẫn luôn vững chắc tay súng, không lơi là, cảnh giác trước mọi tình huống”.

“Phên dậu xanh” miền biên viễn
Trung tá Nguyễn Vinh Hùng - Đồn Biên phòng Đăk Blô (bên phải) thăm, tặng quà các gia đình có hoàn cảnh khó khăn

Giúp người dân xóa đói, giảm nghèo

Gặp chúng tôi trong một buổi tuyên truyền cho người dân xã Đăk Blô, Thiếu tá Xiêng Văn Bức, nhân viên Đội Vận động quần chúng, tâm sự: “Đăk Blô là xã vùng sâu, vùng biên giới, người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên đã quen với các hủ tục lạc hậu. Chính vì vậy, trước đây việc chấp hành pháp luật của người dân còn hạn chế, canh tác sản xuất thô sơ, lạc hậu.

Với vai trò là lực lượng vận động quần chúng, chúng tôi thường xuyên phải xuống tận địa bàn, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền người dân chấp hành chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, chúng tôi vận động, giải thích cho người dân để bỏ những hủ tục lạc hậu, tư vấn những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả”.

“Phên dậu xanh” miền biên viễn
Các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô giúp người dân dọn dẹp vệ sinh nơi khu dân cư

“Khoe” với chúng tôi, Thiếu tá Xiêng Văn Bức, nói: “Qua những buổi tuyên truyền, vận động, người dân đã chấp hành và đã thay đổi nhận thức trong sản xuất canh tác. Hiện nay, chúng tôi cũng đang kết nghĩa với hộ gia đình A Lĩnh (thôn Pênh Lang, xã Đăk Blô) để hướng dẫn trồng và chăm sóc cà phê xứ lạnh”.

Theo Trung tá Nguyễn Vinh Hùng, nơi đơn vị đóng quân là khu vực biên giới, người dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, trong những năm qua, đồn đã cụ thể hóa triển khai thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”.

Cùng với đó, đơn vị cũng đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các chương trình như: Ngày hội Biên phòng toàn dân; “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”; phong trào "Bộ đội Biên phòng chung sức xây dựng Nông thôn mới", "Bộ đội Biên phòng chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau"; chương trình "Nâng bước em đến trường", "Đồng hành cùng phụ nữ biên cương"; mô hình "Con nuôi Đồn Biên phòng"...

Qua đó, nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn từng bước thay đổi; đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn xã ngày càng giảm.

Từ năm 2019 đến nay, đơn vị đã tích cực, chủ động đi đầu tuyên truyền, vận động Nhân dân và tham gia xây dựng 3 căn nhà “Đại đoàn kết”, 1 căn nhà tình nghĩa; hỗ trợ 29 cháu trong dự án “Cán bộ, chiến sĩ nâng bước em đến trường”, “Con nuôi Đồn Biên phòng” với số tiền trên 300 triệu đồng; giúp đỡ 3 hộ gia đình nuôi bò sinh sản, nuôi heo sọc dưa, trồng cà phê xứ lạnh đạt hiệu quả cao...

Ngoài ra, đơn vị cũng phân công 4 đảng viên tham gia sinh tại chi bộ 4 thôn, 4 đảng viên người dân tộc thiểu số kết nghĩa với 4 gia đình người dân tộc thiểu số, 19 đảng viên phụ trách 76 hộ gia đình trên khu vực biên giới.

“Phên dậu xanh” miền biên viễn
Tuần tra song phương giữa Biên phòng Việt Nam và Biên phòng Lào

Hình ảnh cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô luôn có mặt kịp thời ở những nơi khó khăn, gian khổ, kề vai sát cánh giúp đỡ Nhân dân trên địa bàn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, xóa bỏ hủ tục lạc hậu… bước đầu đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng Nhân dân; góp phần lan tỏa giá trị văn hóa “Bộ đội Cụ Hồ” trong đời sống xã hội.

Với những thành tích trên, từ năm 2019 - 2021 và 2024, đơn vị được UBND tỉnh Kon Tum tặng Bằng khen trong công tác dân vận; Bằng khen thực hiện Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững” trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2023. Năm 2020, đơn vị cũng được Bộ Tư lệnh tặng danh hiệu Đơn vị Quyết thắng và nhiều cá nhân được Bộ Chỉ huy, UBND tỉnh tặng giấy khen, bằng khen trong công tác dân vận.

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm