Tag

Chủ động, nỗ lực đưa "chỉ tiêu" giảm nghèo về đích sớm

Muôn mặt cuộc sống 27/03/2025 09:18
aa
TTTĐ - Bằng nhiều giải pháp tích cực, Hà Nội đã thực hiện chỉ tiêu giảm nghèo về đích trước 1 năm kế hoạch giai đoạn 2022-2025, hiện không còn hộ nghèo (theo chuẩn của TP). Để có được những kết quả đó là nhờ các địa phương, đơn vị đã có những cách làm sáng tạo, linh hoạt theo tình hình thực tế.
31 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây, sửa nhà Đóng góp của Hà Nội giúp Hà Giang thúc đẩy giảm nghèo bền vững Mặt trận và trách nhiệm trợ giúp người dân giảm nghèo

Tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống

Nếu như năm 2022 trên địa bàn huyện Ba Vì còn 436 hộ nghèo, 1.424 hộ cận nghèo thì chỉ sau 2 năm (kết thúc năm 2024), huyện đã không còn hộ nghèo theo chuẩn mới, hiện toàn huyện còn 945 hộ cận nghèo (chiếm 1,27%).

Có được kết quả đó, bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo của Trung ương, TP, huyện Ba Vì đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực từ xã hội cho công tác giảm nghèo. Trong đó, huyện đã huy động được sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp trong xã hội ủng hộ, hỗ trợ công tác giảm nghèo qua các cuộc vận động, phong trào của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội. Giai đoạn 2022-2024, Quỹ Vì người nghèo cấp huyện, cấp xã trên địa bàn huyện đã tiếp nhận được 14,11 tỷ đồng.

Trên cơ sở các nguồn vốn từ xã hội hóa, từ năm 2022 đến năm 2024, toàn huyện đã thực hiện xây dựng, sửa chữa 397 nhà ở và xây mới 56 công trình vệ sinh, với tổng số tiền là 24,7 tỷ đồng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, tặng quà… cho hộ nghèo với số tiền 2 tỷ đồng.

Chủ động, nỗ lực đưa
Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Ba Vì trao hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở năm 2024 cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho biết, kinh nghiệm trong huy động các nguồn lực xã hội là phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng trong triển khai các nhiệm vụ của địa phương, đơn vị; đề cao vai trò của các đồng chí Bí thư, Phó Bí thư chi bộ ở các thôn, tổ dân phố trong công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại cơ sở ủng hộ, quyên góp trong công tác giảm nghèo.

Đồng thời, chú trọng đẩy mạnh công tác dân vận, hướng về cơ sở; tạo sự đồng thuận trong xã hội, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện.

“Đặc biệt, trong triển khai thực hiện các chế độ, chính sách đối với các đối tượng được hưởng chế độ, chính sách phải bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng, tuyệt đối không để trục lợi chính sách" - Chủ tịch UBND huyện Ba Vì nêu rõ.

Chú trọng thực hiện các mô hình hỗ trợ sinh kế

Tại huyện Sóc Sơn, đầu năm 2022, toàn huyện có 413 hộ nghèo, 1.753 hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025. Sau 3 năm triển khai thực hiện đến nay trên địa bàn huyện không còn hộ nghèo, còn 451 hộ cận nghèo (tỷ lệ 0,5%).

Thời gian qua, huyện đã hỗ trợ cho hơn 1.100 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo vay vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển kinh tế với tổng số tiền trên 44 tỷ đồng; hỗ trợ bò sinh sản cho 165 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí trên 2,8 tỷ đồng.

Để triển khai đồng bộ và hiệu quả các chính sách, giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững, huyện Sóc Sơn đã tập trung nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các xã, thị trấn trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo.

Đồng thời, triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững như: Thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của hộ gia đình; thực hiện kịp thời các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; huy động các nguồn lực hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn...

Trong quá trình triển khai thực hiện, huyện luôn quan tâm chú trọng thực hiện các mô hình hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn để các hộ chuyển đổi nghề nghiệp, phát triển sản xuất, có công ăn việc làm và từng bước cải thiện đời sống, thu nhập, tạo ra những cơ hội mới cho người nghèo.

Chủ động, nỗ lực đưa
Hà Nội luôn quan tâm tạo giá đỡ an sinh giúp người dân thoát nghèo (Ảnh minh hoạ)

Kiên quyết không để tái nghèo

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025”, sau 4 năm thực hiện

Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 và công tác giảm nghèo của TP Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 đã đạt được kết quả nổi bật.

Năm 2022, toàn TP đã giảm được 1.582 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo cuối năm còn 0,095%. Năm 2023, giảm được 1.456 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,03%.

Với các giải pháp đồng bộ, sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của thành phố đến hết năm 2024, TP Hà Nội đã không còn hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm còn 9.928 hộ (chiếm 0,43% số hộ dân), hoàn thành trước kế hoạch, vượt 182% chỉ tiêu giao. Như vậy, chỉ tiêu giảm nghèo đã về đích trước 1 năm kế hoạch đề ra giai đoạn 2022-2025.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Ngọc Tuấn, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình đề nghị các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình; các sở, ngành, quận, huyện, thị xã tiếp tục tinh thần trách nhiệm, bám sát các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương và TP để triển khai các nhiệm vụ. Trong đó tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là mục tiêu giảm nghèo.

“Hà Nội hiện không còn hộ nghèo (theo chuẩn của TP Hà Nội) nhưng vẫn còn 9.928 hộ cận nghèo, nếu không làm tốt thì có thể dẫn đến tái nghèo. Chúng ta không bao giờ bằng lòng với những kết quả đạt được, đã làm tốt rồi phải làm tốt hơn" - Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU nhấn mạnh.

Đọc thêm

Trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm Muôn mặt cuộc sống

Trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm

TTTĐ - Ngày 21/5, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp đến thăm và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho 2 đoàn viên thuộc LĐLĐ huyện Gia Lâm.
Thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn bị tai nạn lao động Muôn mặt cuộc sống

Thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn bị tai nạn lao động

TTTĐ - Ngày 21/5, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã đến thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn Trường Tiểu học Nhị Khê, huyện Thường Tín bị tai nạn lao động.
Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân của MTTQ Việt Nam Nhịp sống phương Nam

Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân của MTTQ Việt Nam

TTTĐ - Ngày 21/5, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát Muôn mặt cuộc sống

Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát

TTTĐ - Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội là nhằm tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội; hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội. Đồng tình với việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù song theo nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cần có các cơ chế giám sát để tránh trục lợi chính sách trong phát triển nhà ở xã hội.
Quảng Nam triển khai đề án thành lập 78 Đảng bộ xã, phường mới Xã hội

Quảng Nam triển khai đề án thành lập 78 Đảng bộ xã, phường mới

TTTĐ - Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành đề án thành lập 78 Đảng bộ xã, phường (dự kiến) theo mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Cân nhắc việc bỏ án tử hình với một số loại tội danh Muôn mặt cuộc sống

Cân nhắc việc bỏ án tử hình với một số loại tội danh

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc thận trọng việc bỏ hình phạt tử hình đối với 4 loại tội gồm: Tham ô; nhận hối lộ; vận chuyển trái phép chất ma túy; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh...
Hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên khó khăn

TTTĐ - Ngày 20/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho 2 đoàn viên huyện Phú Xuyên có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh Nhịp sống phương Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh

TTTĐ - Sau 5 năm thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đến nay tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không còn hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh.
Tuyên dương 60 “Công nhân lao động giỏi” năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Tuyên dương 60 “Công nhân lao động giỏi” năm 2025

TTTĐ - Ngày 20/5, Liên đoàn Lao động quận Hà Đông tổ chức Hội nghị tuyên dương công nhân, lao động giỏi năm 2025; khen thưởng tập thể, cá nhân điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tặng quà công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn và chương trình "Nuôi ước mơ cho con tới trường".
Câu chuyện của “Nông trại thú cưng” trên Lazada Muôn mặt cuộc sống

Câu chuyện của “Nông trại thú cưng” trên Lazada

TTTĐ - Trong những năm gần đây, thị trường thú cưng tại Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, kéo theo nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm và chất lượng dịch vụ cho “người bạn bốn chân” trong nhà.
Xem thêm