Tag
Chị Đinh Thị Quỳnh Nga, Giám đốc Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng

Không ngừng nỗ lực để giúp cho mỗi người khuyết tật trở nên hạnh phúc

Nông thôn mới 12/07/2023 18:40
aa
TTTĐ - Vốn là một người khuyết tật vận động, thấu hiểu những khó khăn của người khuyết tật khi tiếp cận, tìm kiếm việc làm, khi hòa nhập cộng đồng, nhiều năm qua, chị Đinh Thị Quỳnh Nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng (xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội) luôn nỗ lực tạo cơ hội và truyền cảm hứng để động viên họ không ngừng vươn lên.
Để người khuyết tật tạo nên những giá trị nghệ thuật Quận Hoàn Kiếm: Tạo điều kiện cho người khuyết tật vươn lên hòa nhập xã hội Tạo cơ hội giúp người khuyết tật tìm kiếm việc làm, ổn định cuộc sống Phát động phong trào thể dục, thể thao cho người khuyết tật năm 2023 Xây dựng thành phố thông minh, không rào cản với người khuyết tật

Nghị lực mãnh liệt

Ít người biết, Giám đốc Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng Đinh Thị Quỳnh Nga cũng là một người khuyết tật. Từ khi còn nhỏ, chân phải của chị đã bị liệt, không thể đi lại như người bình thường.

Người phụ nữ sinh năm 1977 bộc bạch, bản thân luôn tâm niệm chỉ có tri thức mới có thể giúp cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn. Chính vì vậỵ, dù không may mắn mang trên mình khuyết tật bẩm sinh, chị vẫn không ngừng nỗ lực học tập, nâng cao kiến thức.

Nhớ lại những năm tháng đầu tiên sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, chị Nga mang hồ sơ đi xin việc khắp nơi, nhưng đều bị từ chối vì khiếm khuyết nhỏ ở chân. Dẫu vậy, chị quyết không đầu hàng số phận. Tự thân tìm kiếm cơ hội kinh doanh, buôn bán trong khi chờ đợi cơ hội đến với mình.

Không ngừng nỗ lực để giúp cho mỗi người khuyết tật trở nên hạnh phúc
Chị Đinh Thị Quỳnh Nga, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng

Cơ duyên đến khi chị được nhận vào đứng lớp môn Mỹ thuật tại Trường Nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em tàn tật huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội). Chứng kiến những đứa trẻ thiếu may mắn, mang trên mình những dị tật bẩm sinh, ra trường đều rất khó khăn khi tìm kiếm việc làm đã thôi thúc chị Nga phải làm một điều gì đó để truyền nghị lực sống cho các em. Đó chính là lý do Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng được ra đời năm 2015.

Đến nay, Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng đang cưu mang và giúp đỡ gần 40 nhân công, trong đó phần lớn là người khuyết tật. Doanh thu của hợp tác xã trong điều kiện sản xuất, kinh doanh bình thường khoảng 1 tỷ đồng. Chị Nga chia sẻ, thành quả có được là nhờ sự giúp đỡ của rất nhiều sở, ngành của thành phố Hà Nội, cũng như các tổ chức trong nước, quốc tế.

Năm 2016, Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội đã công nhận Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng là “Cơ sở sản xuất của người khuyết tật”, cùng với đó là nhiều chế độ dành cho tổ chức chính trị - xã hội vì cộng đồng theo quy định của Nhà nước. Dự án “than sạch không khói” của Hợp tác xã cũng được tổ chức phi Chính phủ Thriive (Mỹ) ủng hộ, hỗ trợ hàng trăm triệu đồng để mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất...

Không ngừng nỗ lực để giúp cho mỗi người khuyết tật trở nên hạnh phúc
Người lao động làm việc tại Hợp tác xã Thủ công Mỹ nghệ Trái Tim Hồng

Mới đây nhất, Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng cũng vinh dự là một trong 29 đơn vị được nhận gói hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Bộ các vấn đề toàn cầu Canada (GAC) dành cho “các doanh nghiệp tạo tác động xã hội ứng phó với COVID-19”. Đây là sự ghi nhận, khẳng định những đóng góp quan trọng về lao động việc làm dành cho người khuyết tật của chị Đinh Thị Quỳnh Nga cùng tập thể Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng trong suốt 8 năm đã qua.

Khi được hỏi về mong muốn sau tất cả những nỗ lực trong thời gian dài đã qua, chị Đinh Thị Quỳnh Nga trầm ngâm một hồi, rồi bảo: “Tôi hy vọng các em khuyết tật rồi sẽ trở thành những người có ích cho gia đình và xã hội. Mong rằng người khuyết tật cũng sẽ có được nhiều hơn những cơ hội để khẳng định mình trong cuộc sống…”.

Luôn học hỏi, thay đổi và sáng tạo

Ngoài sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và trồng nấm tươi, Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng còn phát triển thêm dịch vụ in ấn, photocopy, dệt may với sản phẩm chủ yếu là khẩu trang. Còn nhớ giai đoạn dịch COVID-19 hoành hành những năm 2020 - 2021, hợp tác xã đã may, ủng hộ lực lượng tuyến đầu chống dịch của huyện Sóc Sơn hơn 5.000 chiếc khẩu trang.

Giám đốc Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng Đinh Thị Quỳnh Nga tâm sự, cuộc sống luôn vận động không ngừng. Chính vì vậy, bản thân chị luôn phải học hỏi, thay đổi và sáng tạo để thích ứng.

Không ngừng nỗ lực để giúp cho mỗi người khuyết tật trở nên hạnh phúc
Ngoài sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hợp tác xã còn trồng nấm tươi

Nhận thấy loại hình chế tạo hạt gỗ có khối lượng phế phẩm khá lớn, trung bình mỗi tuần, xưởng mộc của hợp tác xã thải ra 3 tấn mùn cưa. Để tận dụng lượng mùn cưa thải ra, giảm chi phí sản xuất và hướng đến mục tiêu loại bỏ than tổ ong độc hại, hợp tác xã đã nảy sinh ý tưởng sản xuất than sạch không khói từ mùn cưa và các loại phế phẩm trong nông lâm nghiệp.

Nghĩ là làm, cuối năm 2019, chị Nga đã đầu tư máy móc, trang thiết bị. Bên cạnh tìm hiểu kiến thức trên mạng, chị còn đi khắp nơi để học hỏi kinh nghiệm sản xuất nguyên liệu dùng cho đốt cháy. Cùng với hoàn thiện quy trình sản xuất, hợp tác xã đã thu gom phế phẩm nông, lâm nghiệp để sản xuất than sạch.

Hiện, khu xưởng rộng 400m2 với gần 10 nhân công (bao gồm nhiều người khuyết tật) đang sản xuất khoảng 2 tấn than sạch/ngày. Than sạch của Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng được đánh giá là loại than “bốn không”: Không khói, không mùi, không độc hại và không chất kết dính. Đặc biệt, quá trình sự dụng cho thấy loại than này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với than tổ ong truyền thống.

“Than tổ ong có giá 2.500 đồng/viên, cháy được khoảng 30 phút. Trong khi than sạch không khói của Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng thì cháy được 2,5 - 3 tiếng. Ngoài ra, than cũng có nhiệt lượng cháy cao hơn…”, chị Nguyễn Thị Nga, chủ một cửa hàng dịch vụ ăn uống tại xã Hồng Kỳ (huyện Sóc Sơn), hiện đang sử dụng loại than này, cho biết.

Không ngừng nỗ lực để giúp cho mỗi người khuyết tật trở nên hạnh phúc
Hiện hợp tác xã có bộ sản phẩm hạt gỗ (gồm 8 sản phẩm) đạt tiêu chuẩn “OCOP 4 sao” năm 2020

Theo đánh giá của phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn, ý nghĩa lớn nhất từ than sạch “bốn không” của Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng nằm ở khía cạnh bảo vệ môi trường. Đây cũng được xem là hành động thiết thực hưởng ứng Chỉ thị 15/CT-UBND của UBND thành phố Hà Nội về thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn Hà Nội.

Tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm thành phố Hà Nội (OCOP), Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ Trái Tim Hồng đã có 8 sản phẩm được UBND thành phố Hà Nội đánh giá, phân hạng 4 sao. Bộ sản phẩm hạt gỗ mỹ nghệ của hợp tác xã cũng được chứng nhận là “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh”.

Trang thông tin có sự phối hợp của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 8/6, xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) công bố quyết định và đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững Nông thôn mới

Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững

TTTĐ - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã giúp sản xuất nông nghiệp ở Phú Xuyên (Hà Nội) ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân địa phương.
Đồng Nai: Huyện Xuân Lộc đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nhịp sống phương Nam

Đồng Nai: Huyện Xuân Lộc đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - UBND huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vừa đón nhận quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bằng công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Tìm hướng đưa nông nghiệp đô thị phát triển Nông thôn mới

Tìm hướng đưa nông nghiệp đô thị phát triển

TTTĐ - Việc đẩy mạnh và nhân rộng mô hình nông nghiệp đô thị góp phần cung cấp thực phẩm sạch, tăng mảng xanh, cũng như tạo môi trường giáo dục, giải trí lành mạnh cho cư dân các thành phố lớn.
Sóc Sơn tiến gần đến mục tiêu huyện Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Sóc Sơn tiến gần đến mục tiêu huyện Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Cùng với tiếp tục đưa các xã theo kế hoạch về đích Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024, UBND huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn rà soát các tiêu chí huyện Nông thôn mới nâng cao; từng bước hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí để phấn đấu đưa huyện đủ điều kiện hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét vào năm 2025.
Xem thêm