Tag

Không gian nhà Gươl - đặc sắc điêu khắc dân gian Cơ Tu

Du lịch 31/12/2023 09:00
aa
TTTĐ - Từ không gian nhà Gươl, có thể nhận thấy điêu khắc là một phần trong đời sống văn hóa của người Cơ Tu, vừa để làm đẹp, vừa để thể hiện ý niệm tín ngưỡng trong thế giới quan của họ.
Đà Nẵng: Giới thiệu 25 tác phẩm điêu khắc đương đại đến với công chúng Triển lãm điêu khắc “Con giống” - cuộc gặp gỡ của truyền thống và hiện đại
Bên trong Nhà Gươl rất rộng, hai đầu hơi nhô ra như hình bầu dục
Bên trong Nhà Gươl rất rộng, hai đầu hơi nhô ra như hình bầu dục

Đi qua các huyện Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) và Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên – Huế), chúng tôi nhận thấy thẩm mĩ và trình độ nghệ thuật của người Cơ Tu thể hiện trong các tác phẩm điêu khắc, đều có sự phát triển tương đồng và phản ánh tương đối toàn cảnh đời sống xã hội, kinh tế, tín ngưỡng.

Nhà Gươl - không gian chung của làng

Nhà Gươl hay còn gọi là nhà làng, là nơi hội họp sinh hoạt của dân làng, do đó Nhà Gươl được làm rộng, cao, vững chãi hơn mọi nhà khác. Bên trong Nhà Gươl rất rộng, hai đầu hơi nhô ra như hình bầu dục.

Cũng như nhà ở, Gươl thường có 3 cửa vào nhưng có tới 2 bếp lửa. Nam đi cửa bên trái, nữ đi cửa bên phải. Vật liệu làm nhà vẫn là tranh tre và gỗ. Giữa nhà là cột to gọi là cột cái, phần chân tính từ sàn lên được đẽo thành hình ché rượu cần lớn; phần trên, đoạn quá tầm tay với, được treo những đầu trâu, sơn dương, lông chim…

Theo già làng Bh’riu Pố xã Lăng (huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam), một mái gươl chuẩn gồm có hai con gà trống ở hai đầu cuối mái hướng ra ngoài. Dọc theo đỉnh mái có các hình tam giác đều nhau là cách điệu của núi non trùng điệp. Tấm ván gỗ đặt dọc trên đỉnh mái được sơn màu trắng là cách điệu của mây trời.

Cuối hai đầu của thanh gỗ trắng là hình của hai mặt trăng khuyết. Mặt trăng giúp người Cơ Tu biết tháng biết ngày. Mặt trời trong quan niệm của người Cơ Tu là nguồn năng lượng của sự sống, có mặt trời thì muôn loài mới có sự sống.

Về tổng thể, không gian Gươl được người Cơ Tu trang trí, sửa sang hơn cả nhà ở của mình
Không gian nhà Gươl được người Cơ Tu trang trí, sửa sang hơn cả nhà ở của mình

Trong nhà Gươl, người ta để những dụng cụ của làng như trống, chiêng, giáo mác. Đây là không gian hội họp chung của làng, nơi tổ chức tế lễ, tiếp khách, phân xử kiện thưa và là không gian giáo dục chung của làng…

Phía trước nhà Gươl, người Cơ Tu có trồng cây Nêu. Người ta trang hoàng cây nêu hết sức cầu kỳ như một tác phẩm nghệ thuật dân gian và từng hợp phần đều có ý nghĩa biểu đạt riêng.

Về tổng thể, không gian Gươl được người Cơ Tu trang trí, sửa sang hơn cả nhà ở của mình và lấy đó làm niềm hãnh diện với người những làng khác. Chính vì chức năng là ngôi nhà chung và đặc biệt là mục đích tín ngưỡng nên không gian Gươl hội tụ nhiều nhất nghệ thuật tạo hình, kiến trúc và điêu khắc của người Cơ Tu, với ý nghĩa biểu đạt hết sức đa dạng.

nghệ thuật điêu khắc dân gian người Cơ Tu hiện ra như một kho tàng với khá nhiều điều thú vị và lạ lẫm
Nghệ thuật điêu khắc dân gian người Cơ Tu hiện ra như một kho tàng với khá nhiều điều thú vị và lạ lẫm

Nghệ thuật điêu khắc dân gian độc đáo

Nghệ thuật điêu khắc người Cơ Tu khá phát triển, người Cơ tu điêu khắc tượng, làm phù điêu để trang trí nhà ở, nhà mồ, trong nghi thức cúng tế (hình thức người thế). Trong quan hệ kết nghĩa với làng khác người Cơ Tu cũng dùng tượng gỗ để làm dấu hiệu cho dân làng hai bên được biết. Tác phẩm điêu khắc của người Cơ Tu tập trung nhiều nhất và đẹp nhất là ở không gian nhà Gươl.

Ngoài tượng, phù điêu động vật, lao động, săn bắt, người Cơ Tu cũng chạm khắc mặt nạ ma nhưng chỉ có loại ma hiền (gọi là cơpây theo quan điểm của người Cơ Tu), nhằm mục đích trấn giữ ngôi nhà Gươl để ma dữ không tới quấy phá.

Nhà Gươl nói chung là nhà hội họp sinh hoạt của dân làng
Nhà Gươl là nơi hội họp sinh hoạt của dân làng

Trong kết cấu Gươl, những bề mặt gỗ chỗ nào lớn sẽ được các “nghệ sỹ” chạm khắc con vật lớn, chỗ nhỏ chạm khắc con vật nhỏ. Dưới 2 cây xà ngang nối từ đoạn giữa cột cái nối ra mái trước, mái sau và hai đầu hồi (người Cơ Tu gọi là p’r chuk đhanal) được chạm khắc hình rắn, kỳ đà, tê tê (con trút), cá, rùa…

Hầu hết các Gươl đều có tượng người, phù điêu động vật, giã gạo, múa hát, săn bắt, tượng ma quái (loại ma hiền)… Tất cả các kết cấu gỗ gồm cột cái giữa Gươl, xà ngang, xà dọc, trụ con, chần mái… đều được trang trí bằng những con vật hay những đồ vật được chạm trổ, bích họa một cách hài hòa với màu sắc và kỹ thuật điêu khắc phát triển nhất.

Một tác phẩm điêu khắc giân gian của người Cơ Tu
Một tác phẩm điêu khắc giân gian của người Cơ Tu
Không gian nhà Gươl - đặc sắc điêu khắc dân gian Cơ Tu

Đường nét, tỷ lệ đôi khi vụng về, mất cân đối, nhưng người Cơ Tu rất giỏi trong việc nhìn nhận sự vật đúng như nó tồn tại, sắp xếp bố cục các chi tiết của nhân vật theo hình dạng của khúc gỗ rồi tô màu lên tác phẩm, nên khi hoàn thành nhìn bức tượng rất sinh động, hài hòa.

Điều này có thể nhìn thấy từ tượng múa Ya Yá, tượng đầu trâu ở đầu viền mái nhà mồ, tượng người phụ nữ địu con, tượng gấu khát mật (gấu lấy mật)…

Có thể do thiếu dụng cụ chế tác nên phần lớn tác phẩm điêu khắc của người Cơ Tu đều để thô rồi tô màu. Hiếm họa lắm mới có tác phẩm được làm nhẵn. Trường hợp nào cần làm nhẵn, trước đây người Cơ Tu dùng lá chạc chìu để chà nhám.

Xét về hình thức, ở đây có tính chất điển hình của nghệ thuật điêu khắc nguyên thủy của người Cơ Tu. Tuy vậy, người Cơ Tu đã nâng lên một trình độ cao hơn ở tính thẩm mĩ, nghệ thuật.

Nghệ nhân đang chế tác tượng
Một nghệ nhân đang chế tác tượng

Ở hầu hết các bản làng, tượng tròn và phù điêu không có hình mẫu chung và tất cả đều thể hiện bằng trí tưởng tượng, kí ức thị giác, thính giác hoặc kí ức tổng hợp, nhưng không phải là sự “bắt chước” giản đơn, mà các bức tượng đều được “thổi” vào đó tâm trạng buồn vui, ưu tư của người “nghệ sĩ”.

Các nhóm điêu khắc đều hướng tới chủ đích tôn vinh cái đẹp của con người, cái đẹp trong lao động sản xuất; tôn vinh chiến công săn bắt, lao động sản xuất và tôn vinh các vị thần bảo hộ hạnh phúc, sự bình an cho dân làng, phản ánh thế giới quan thần thoại của người Cơ Tu. Tất cả được sắp xếp hài hòa trong không gian tương đối nhỏ hẹp là nhà Gươl và cây Nêu.

điêu khắc là một phần trong đời sống văn hóa của người Cơ Tu,
Điêu khắc là một phần trong đời sống văn hóa của người Cơ Tu

Cái đặc sắc của người Cơ Tu là những nơi dành cho người sống thì được trang trí bằng những tác phẩm vui nhộn, tượng của ma hiền bảo hộ bình an và những sự vật thể hiện sự sinh sôi nảy nở.

Trong nghệ thuật điêu khắc người Cơ Tu, các nghệ sỹ dân gian đã phản ánh chân thực sự sinh động có phần “ngây ngô”, hồn nhiên về đời sống sinh hoạt, tín ngưỡng và sinh cảnh sống của mình bằng tất cả cảm giác và cảm xúc trong lối tả thực nguyên thủy.

Điểm qua các chi tiết điêu khắc từ không gian nhà Gươl, có thể nhận thấy điêu khắc là một phần trong đời sống văn hóa của người Cơ Tu, vừa để làm đẹp, vừa để thể hiện ý niệm tín ngưỡng trong thế giới quan của họ.

Đọc thêm

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại phố cổ Hà Nội Du lịch

Chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại phố cổ Hà Nội

TTTĐ - Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa đặc sắc tại nhiều địa điểm trên địa bàn quận. Đây là dịp để Hà Nội giới thiệu tinh hoa làng nghề truyền thống, nơi người dân và du khách có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm thủ công độc đáo, sáng tạo trên nền tảng chất liệu truyền thống.
Nơi dựng bản đồ Việt Nam bằng màu cờ sắc áo, nơi tái hiện “Gian hàng Giải phóng” Du lịch

Nơi dựng bản đồ Việt Nam bằng màu cờ sắc áo, nơi tái hiện “Gian hàng Giải phóng”

TTTĐ - Chiến dịch “Beloved Vietnam” lan tỏa trên khắp các điểm đến dịp 30/4, nơi thế hệ trẻ chọn kể lại tình yêu nước bằng hình ảnh, trải nghiệm và cảm xúc - theo cách rất riêng.
Galaxy AI hiểu tiếng Việt, tôn vinh du lịch Việt Du lịch

Galaxy AI hiểu tiếng Việt, tôn vinh du lịch Việt

TTTĐ - Chiều 18/4, Công ty Điện tử Samsung Việt Nam phối hợp với Trung tâm Thông tin du lịch, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công bố hợp tác, khởi động cuộc thi sáng tạo nội dung mang tên "Galaxy AI hiểu tiếng Việt, tôn vinh du lịch Việt".
Top 10 thành phố và Top 5 khu vực hiếu khách nhất Việt Nam năm 2025 Du lịch

Top 10 thành phố và Top 5 khu vực hiếu khách nhất Việt Nam năm 2025

TTTĐ - Booking.com, một trong những nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới, đã công bố Top 10 thành phố và Top 5 khu vực hiếu khách nhất Việt Nam trong khuôn khổ giải thưởng Traveller Review Awards 2025 năm thứ 13.
Cập nhật “dân tình” đi đâu, làm gì ở Quảng Ninh dịp lễ 30/4 - 1/5 Nhịp điệu cuộc sống

Cập nhật “dân tình” đi đâu, làm gì ở Quảng Ninh dịp lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Không khí lễ hội đang nóng dần ở Quảng Ninh dịp 30/4 - 1/5. “Dân tình” đang rủ nhau đi đâu, làm gì? Đây là lịch trình chuẩn chỉnh để bạn tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ.
Bà Rịa - Vũng Tàu “cháy” với 22 sự kiện hấp dẫn dịp 30/4 Du lịch

Bà Rịa - Vũng Tàu “cháy” với 22 sự kiện hấp dẫn dịp 30/4

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ diễn ra 22 sự kiện siêu hấp dẫn, bùng "cháy" trong dịp lễ 30/4 để phục vụ khách du lịch và người dân địa phương.
Công viên nước Hà Nam có làn trượt ống đua song song đầu tiên tại Đông Nam Á Nhịp điệu cuộc sống

Công viên nước Hà Nam có làn trượt ống đua song song đầu tiên tại Đông Nam Á

TTTĐ - Mở cửa đón khách đúng vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và chính thức khai trương vào ngày 10/5, Công viên nước Hà Nam - nơi sở hữu làn trượt ống đua song song lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á, hứa hẹn trở thành tâm điểm hút khách miền Bắc mùa hè này. Dịp này, công viên dành ưu đãi lớn cho người dân Hà Nam với mức giá chỉ 135.000 VNĐ/người từ ngày 30/4 - 15/5.
Sa Pa rực rỡ chào hè với Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025 Du lịch

Sa Pa rực rỡ chào hè với Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025

TTTĐ - Khai mạc ngày 26/4, Lễ hội Hoa hồng Fansipan 2025 hứa hẹn mang đến hàng loạt trải nghiệm hấp dẫn, đưa Sa Pa trở thành điểm đến hàng đầu miền Bắc trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và mùa hè năm nay.
Chợ đêm VUI-Fest Cát Bà có gì mà dân chơi hệ “sống xanh” thích thú đến vậy? Du lịch

Chợ đêm VUI-Fest Cát Bà có gì mà dân chơi hệ “sống xanh” thích thú đến vậy?

TTTĐ - Chợ đêm VUI-Fest là điểm check-in mới toanh tại Cát Bà với loạt kiosk lấy cảm hứng từ bìa carton siêu xinh, decor sống ảo cháy máy, hội tụ ẩm thực địa phương, sản vật thủ công và không gian chill đậm chất xanh.
Câu chuyện văn hóa bên những chuyến tàu đêm di sản Du lịch

Câu chuyện văn hóa bên những chuyến tàu đêm di sản

TTTĐ - “Chuyến tàu đêm di sản” là tour du lịch đêm thứ 6 của Thủ đô Hà Nội. Tour du lịch này đã kể những câu chuyện di sản của mảnh đất nghìn năm văn hiến theo một cách khác.
Xem thêm