Tag

Giỗ Tổ Hùng Vương và động lực đoàn kết, vươn lên

Văn hóa 07/04/2025 13:00
aa
TTTĐ - Giỗ Tổ Hùng Vương cùng tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng đã trở thành niềm thành kính của người dân Việt Nam từ trong tiềm thức. Hoạt động này không chỉ là hội tụ văn hóa tâm linh của toàn dân tộc mà còn là biểu thị của sự đoàn kết, gắn bó, thương yêu nhau của đồng bào sinh ra từ một bọc.
Những điểm đến của du khách Việt dịp lễ Giỗ tổ Hùng Vương Đoàn kiều bào dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương Trao học bổng Hùng Vương cho học sinh nghèo đất Tổ

Tự hào con Rồng cháu Tiên

Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn

Đối với người Việt, tổ tông cội nguồn vô cùng quan trọng. Mỗi dòng tộc, mỗi gia đình đều có tổ tiên để người đời sau thờ cúng, biết ơn công đức của các thế hệ đi trước đồng thời tự hào về truyền thống quý báu của dòng họ, gia đình mình.

Cội nguồn ấy chính là nguồn gốc cho ta vóc dáng, hình hài, nền tảng văn hóa, kiến thức, định vị "thương hiệu" của mỗi cá nhân trong cộng đồng.

Điều đặc biệt là, người Việt ta có chung một tổ tông, đều là "con cháu Vua Hùng". Từ cha Rồng, mẹ Tiên, từ truyền thuyết "mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng", rồi sau đó 50 người con theo chân mẹ lên non, 50 người con theo cha Lạc Long Quân xuống biển.

Bác Hồ về thăm Đền Hùng và dặn Đại đoàn 308 quân Tiên phong trước khi đơn vị về tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Người đã căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”…
Bác Hồ về thăm Đền Hùng và dặn Đại đoàn 308 quân Tiên phong:“Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” (Ảnh tư liệu)

Những cuộc khai sơn phá thạch, mở rộng địa bàn cư trú, làm trù phú non sông bờ cõi bắt đầu từ đây. Từ một bào thai trăm trứng, trăm anh em cùng sinh ra - dân tộc Việt Nam hình thành với một tình cảm ruột rà, máu mủ không gì chia cắt được.

Bởi vậy, chỉ ở Việt Nam, người dân mới gọi nhau là "đồng bào" - hai tiếng giản dị mà linh thiêng, hàm chứa biết bao yêu thương và trách nhiệm. "Đồng bào" không chỉ là cách xưng hô, mà là lý tưởng sống, là sợi dây thiêng liêng gắn kết mọi người Việt lại với nhau.

Vì thế, nhiều đời nay, dù con cháu người Việt đi khắp năm châu nhưng ngày Giỗ Tổ luôn hướng về đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để nhớ về nguồn cội của mình. Cũng vì thế, cả ngàn đời nay, quê hương, nơi chôn rau cắt rốn vẫn đau đáu trong tiềm thức mỗi người. Để trong suốt cuộc đời mình, "quê mẹ" luôn là hai tiếng thân thương, như dòng suối mát lành trìu mến, xoa dịu, chữa lành những tâm hồn.

Trong đời sống tâm linh của người Việt, thời đại Hùng Vương và vua Hùng có một vị trí đặc biệt. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cũng đã được UNESCO xếp vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2012.

Hiện nay, cả nước có hơn 1.400 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Từ vùng trung tâm là tỉnh Phú Thọ, tín ngưỡng này lan tỏa mạnh mẽ trên khắp các vùng, miền Tổ quốc. Dù đi đâu, ở đâu, mỗi người con đất Việt luôn hướng về nguồn cội, hướng về tổ tiên với một lòng thành kính tri ân.

Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đại biểu tại Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương (Ảnh: Ngọc Long))
Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đại biểu tại Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương (Ảnh: Ngọc Long)

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm nay diễn ra từ ngày 29/3 đến 7/4 (tức từ mùng 1 - 10/3 năm Ất Tỵ) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì và các huyện, thành thị trong tỉnh Phú Thọ với nhiều hoạt động, sự kiện đặc sắc. Trong những ngày Giỗ Tổ, hàng vạn người dân từ mọi miền đất nước và kiều bào Việt Nam ở nước ngoài đã về dâng hương tại khu di tích Đền Hùng.

Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, long trọng tổ chức Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương.

Chủ tịch nước Lương Cường và các đại biểu dâng hương tại Thượng cung. (Ảnh: Ngọc Long)
Chủ tịch nước Lương Cường và các đại biểu dâng hương tại Thượng cung (Ảnh: Ngọc Long)

Cùng tham dự Lễ dâng hương có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Mai Văn Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Khắc Định, Phó Chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng lãnh đạo các ban, bộ, ngành; lãnh đạo tỉnh Phú Thọ.

Tại Điện Kính Thiên, trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh linh thiêng, với tấm lòng thành kính tri ân công đức Tổ tiên, Chủ tịch nước Lương Cường cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và địa phương vào Thượng cung thành kính dâng hương, hoa, lễ vật, tưởng nhớ, tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước, giữ nước và cầu cho quốc thái dân an, đất nước ngày càng thịnh vượng, hùng cường.

Hội tụ sức mạnh của dân tộc

Lòng thành kính, hướng về nguồn cội, sự đoàn kết, đồng lòng và nghĩa đồng bào còn là động lực để kết tinh thành sức mạnh của dân tộc, đưa đất nước chúng ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Thay mặt đồng bào cả nước, trước anh linh các Vua Hùng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang, chủ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm Ất Tỵ 2025, đọc Chúc văn khẳng định: Khắc sâu đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tinh thần “Đại đoàn kết toàn dân tộc”, triệu triệu con tim người Việt cùng hướng về Đền Hùng, với tấm lòng thành kính tưởng nhớ tổ tiên, tri ân công đức các Vua Hùng, các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; tưởng nhớ về tổ tông, các Vua Hùng đã khơi mạch nguồn dân tộc, lập nên Nhà nước Văn Lang, dựng cơ nghiệp qua mười tám vương triều, đặt nền móng để quốc gia, dân tộc được muôn đời thịnh trị.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, chủ lễ đọc Chúc văn. (Ảnh: Ngọc Long)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, chủ lễ đọc Chúc văn. (Ảnh: Ngọc Long)

Theo suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, với truyền thống đoàn kết và lòng yêu nước nồng nàn, các thế hệ con cháu Lạc Hồng nối tiếp nhau đã trải qua bao cuộc đấu tranh với muôn vàn gian nan, thử thách; hun đúc tinh thần tự lực, tự chủ, tự cường và lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc; đã lập nên những kỳ tích vẻ vang, xây nền độc lập, gìn giữ non sông, khẳng định chủ quyền, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Tiếp nối truyền thống lịch sử hào hùng, văn hóa, văn minh, văn hiến của dân tộc. Trong 95 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đất nước ta, dân tộc ta đã phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh; kiên cường đấu tranh vì độc lập và tự do, vì hòa bình và hữu nghị, vì hạnh phúc và phồn vinh, vì chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; đã làm nên những thắng lợi, thành tựu vĩ đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Toàn thể dân tộc Việt Nam nguyện tiếp nối truyền thống Tiên Rồng, phát huy cao nhất tinh thần đoàn kết, độc lập, tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường với lòng tự tôn, tự hào dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; chung sức đồng lòng đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, phấn đấu không ngừng để quyết tâm và trách nhiệm cao nhất, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên phát triển thịnh vượng của dân tộc.

Hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình, giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, phồn vinh, hạnh phúc; sánh vai với các cường quốc năm châu; góp phần xứng đáng cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới; làm rạng danh cơ đồ dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch nước cùng các đại biểu, các cháu thiếu nhi và nhân dân tại Bức phù điêu Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong. (Ảnh:Ngọc Long)
Chủ tịch nước cùng các đại biểu, các cháu thiếu nhi và nhân dân tại Bức phù điêu Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong. (Ảnh:Ngọc Long)

Chính vì thế, theo TS Nguyễn Sĩ Dũng: "Là con cháu Rồng Tiên, chúng ta không chỉ tự hào về nguồn gốc - mà cũng nuôi trong mình một khát vọng: làm sao để đất nước mình có thể vươn cao, vươn xa, hóa rồng trong một thế giới đầy biến động. Hóa rồng - không còn là một hình ảnh viển vông - mà là điều đang dần thành hình qua từng bước đi vững chắc: cải cách thể chế, tinh giản bộ máy, chống tham nhũng, lãng phí, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đột phá phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số...

Những cải cách to lớn mà Đảng ta và Tổng Bí thư Tô Lâm đang kiên định thực hiện sẽ mở đường cho giấc mơ ấy - và dù vẫn còn nhiều khó khăn, thì niềm tin về một tương lai đất nước hùng cường đã mạnh mẽ hơn bao giờ hết".

Đồng thời, ông bày tỏ: ''Tôi tin rằng, hành trình ấy không chỉ là của Nhà nước, mà là của tất cả chúng ta - những công dân bình thường, sống trên mảnh đất hình chữ S thân thương này. Chúng ta mỗi người một phần việc, một hoàn cảnh, một đóng góp nhỏ bé, nhưng nếu ai cũng làm tốt phần mình, thì đất nước chắc chắn sẽ mạnh lên từ đó. Hãy sống tử tế hơn, học tập chăm chỉ hơn, làm việc có trách nhiệm hơn và rộng lòng hơn với nhau - bởi trong từng việc làm ấy, chúng ta đang tiếp thêm sức cho giấc mơ hóa rồng".

Đó cũng chính là niềm mong mỏi, là ước nguyện của triệu triệu đồng bào Việt Nam khi cùng hướng về nguồn cội của mình trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm nay.

Đọc thêm

Phan Minh Huyền khoe nhan sắc trong trẻo với đầm trắng tinh khôi Thời trang - Làm đẹp

Phan Minh Huyền khoe nhan sắc trong trẻo với đầm trắng tinh khôi

TTTĐ - Mới đây, Phan Minh Huyền xuất hiện tại một sự kiện với nhan sắc trong trẻo trong chiếc đầm trắng tinh khôi. Như một đóa hoa giữa trời tháng tư Hà Nội, nữ diễn viên khiến ai cũng phải ngoái nhìn trầm trồ, ngưỡng mộ.
Bí quyết giữ gìn sự tươi trẻ của Hoa hậu Tài năng Tân Lê Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết giữ gìn sự tươi trẻ của Hoa hậu Tài năng Tân Lê

TTTĐ - Vóc dáng săn chắc, làn da căng tràn sức sống, phong thái rạng ngời của Hoa hậu Tài năng Việt Nam Tân Lê khiến nhiều người ngưỡng mộ. Vậy đâu là bí quyết để người đẹp luôn luôn tự tin, tỏa sáng như vậy?
Chương trình cầu truyền hình đặc biệt "Bản trường ca hòa bình" Nghệ thuật

Chương trình cầu truyền hình đặc biệt "Bản trường ca hòa bình"

TTTĐ - Chương trình cầu truyền hình “Bản trường ca hòa bình” được xây dựng quy mô, công phu, tái hiện một cách chân thực về những gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng hào hùng của dân tộc Việt Nam, trong đó, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 là chương rực rỡ nhất.
Hội đồng dòng họ Ngô tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ Văn hóa

Hội đồng dòng họ Ngô tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ

TTTĐ - Sáng 5/4, tại Quần thể Di tích lịch sử Quốc gia điện Thừa Hoa và Phúc Quang Từ đường (xã Định Hòa, Yên Định), Hội đồng dòng họ Ngô tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 572 năm ngày mất Diên Ý Dụ vương Ngô Từ.
Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội Nghệ thuật

Háo hức, mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội

TTTĐ - "Tôi cảm thấy vô cùng háo hức, hào hứng và mong chờ trung tâm công nghiệp văn hóa của Hà Nội", bạn Lại Diễm Quỳnh - một nhân viên tại công ty truyền thông ở Hà Nội vui vẻ chia sẻ.
Phù điêu Kala Núi Bà: Bảo vật quốc gia đầu tiên của Phú Yên Văn hóa

Phù điêu Kala Núi Bà: Bảo vật quốc gia đầu tiên của Phú Yên

TTTĐ - Phù điêu Kala Núi Bà, tuyệt tác điêu khắc đá độc bản thế kỷ XIV, biểu tượng văn hóa Champa vừa được vinh danh bảo vật quốc gia. Hiện vật quý hiếm này hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Phú Yên, nơi lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo của vùng đất này.
Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa Nghệ thuật

Phát huy nguồn lực di sản, thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý, khai thác phát huy giá trị của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ về một số nội dung phát huy nguồn lực để phát triển công nghiệp văn hóa.
Bước đột phá lan tỏa thương hiệu văn hóa của Thủ đô Văn hóa

Bước đột phá lan tỏa thương hiệu văn hóa của Thủ đô

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, những lĩnh vực công nghiệp văn hóa (CNVH) ở Thủ đô không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần quan trọng vào việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng danh tiếng và thương hiệu của thành phố, tạo ra cơ hội việc làm và thu hút du khách.
Hội tụ, lan toả, tạo bứt phá cho công nghiệp văn hoá Văn hóa

Hội tụ, lan toả, tạo bứt phá cho công nghiệp văn hoá

TTTĐ - Theo Luật Thủ đô 2024, TP Hà Nội được xây dựng Trung tâm công nghiệp văn hóa tại bãi sông, bãi nổi sông Hồng và khu vực có vị trí phù hợp quy hoạch. Đây là một điểm mới được gửi gắm nhiều kỳ vọng sẽ đem đến cơ hội bứt phá cho ngành công nghiệp văn hoá Thủ đô. Vì vậy, không chỉ chính quyền thành phố (TP) mà đông đảo người dân, doanh nghiệp đều đang mong đợi những quy định đặc thù của Luật Thủ đô sẽ sớm được hiện thực hoá.
Hà Nội có nhiều không gian tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hoá Văn hóa

Hà Nội có nhiều không gian tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Khu thương mại, văn hóa là một không gian với các hoạt động văn hóa, thương mại được gắn kết để làm động lực phát triển công nghiệp văn hóa. Tại Hà Nội, hiện có nhiều không gian có tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hóa như khu vực phố cổ Hà Nội, khu ẩm thực đảo Ngọc - Ngũ Xã… Nếu hình thành khu phát triển thương mại và văn hoá sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của Thủ đô ngày càng tăng trưởng.
Xem thêm