Tag

Hà Nội: Hộ chăn nuôi kêu cứu vì không được hỗ trợ tiền tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi

Bạn đọc 13/01/2020 10:42
aa
TTTĐ - Gia đình ông Phạm Văn Thủy ở xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) có đàn lợn 214 con, với tổng trọng lượng 14,7 tấn đến tuổi xuất chuồng nhưng không may mắc dịch tả lợn châu Phi, phải tiêu hủy. Đến nay đã hơn 6 tháng nhưng gia đình ông vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ dù nhiều lần ra xã, lên huyện và gửi đơn kiến nghị khắp nơi.

Hà Nội: Hộ chăn nuôi kêu cứu vì không được hỗ trợ tiền tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi

Ông Phạm Văn Thủy, chủ hộ chăn nuôi lợn ở xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) đứng ngồi không yên vì mất mát quá lớn sau dịch tả lợn châu Phi, đến nay vẫn chưa được hỗ trợ

Bài liên quan

Hà Nội đã linh hoạt, chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống

Hà Nội không ghi nhận ổ dịch mới trong hai ngày qua

Hà Nội xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 5 tại Sóc Sơn

Mới đây, ông Phạm Như Thủy (SN 1972, chủ hộ chăn nuôi lợn ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) gửi đơn kêu cứu lên các cơ quan chức năng, phản ánh việc không nhận được hỗ trợ theo quy định của Nhà nước đối với đàn lợn của gia đình hơn 200 con bị tiêu hủy trong đợt dịch tả lợn châu Phi bùng phát vừa qua.

Theo trình bày của ông Thủy, gia đình ông vốn là nông dân chăn nuôi lợn có truyền thống 20 năm ở địa phương. Trước thời điểm dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, gia đình ông có đàn lợn 214 con đến tuổi xuất chuồng (nuôi từ tháng 11/2018) với tổng trọng lượng đàn lợn lên đến hơn 14,7 tấn.

Nhận thấy đàn lợn của gia đình vẫn khỏe mạnh, chuẩn bị bán được nên ngày 10/6/2019, gia đình ông Thủy đã tiến hành mua thêm 250 con lợn giống của Công ty TNHH MTV chăn nuôi Hòa Phát (địa chỉ ở Bắc Giang) để về kế đàn. Tất cả 250 con lợn giống này đều có giấy tờ nguồn gốc và kiểm dịch rõ ràng của Chi cục Chăn nuôi, thú y Bắc Giang và các ngành chức năng.

Đến ngày 14/6/2019, gia đình ông Thủy phát hiện đàn lợn 214 con đến tuổi xuất chuồng có triệu chứng nhiễm dịch tả lợn châu Phi nên đã thông báo với chính quyền địa phương. Sau đó, trong các ngày 19 và 20/6/2019, gia đình đã phải tiêu hủy cả 2 đàn lợn gồm 250 con lợn giống đã được kiểm dịch và 214 con đến tuổi xuất chuồng.

Đối với đàn lợn giống 250 con, trọng lượng 4.248kg đã được kiểm dịch, gia đình ông Thủy không những không được hỗ trợ tiền tiêu hủy mà còn bị UBND xã Hồng Hà lập biên bản xử phạt 2,5 triệu đồng về hành vi nhập đàn lợn trong khi trên địa bàn huyện đang có dịch. Gia đình ông Thủy sau đó đã chấp hành nộp phạt.

Chuồng trại của gia đình ông Thủy phải bỏ không vì chưa có vốn tái đàn sau khi dịch tả lợn châu Phi hoành hành
Chuồng trại của gia đình ông Thủy phải bỏ không vì chưa có vốn tái đàn sau khi dịch tả lợn châu Phi hoành hành

Đối với đàn lợn 214 con đến tuổi xuất chuồng, bị tiêu hủy từ đó đến nay gia đình ông Thủy vẫn chưa được nhận một đồng tiền hỗ trợ nào từ xã và huyện, mặc dù các hộ nuôi lợn khác trong cùng địa phương đều đã được hỗ trợ. Gia đình ông Thủy cũng đã làm đơn gửi ra xã, lên huyện Đan Phượng, thậm chí lên cả Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội (NN&PTNT).

“Căn cứ theo quyết định 793/QĐ-TTG 2019 về việc hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch tả lợn châu Phi và điều kiện thực tế từ gia đình tôi, chúng tôi nhận thấy đàn lợn 214 con của gia đình hoàn toàn đủ điều kiện để được hỗ trợ…”, ông Thủy nêu kiến nghị.

Ông Thủy xót xa cho biết: “Là nông dân, chúng tôi chỉ trông mong vào đồng tiền kiếm được từ chăn nuôi, khi dịch đến chúng tôi là những người bị mất mát, thiệt thòi nhất. Với đàn lợn giống 250 con, trước khi nhập để tái đàn chúng tôi cũng đã xem xét điều kiện có đầy đủ giấy tờ kiểm dịch mới dám nhập về. Đã không được hỗ trợ, thậm chí bị xử phạt chúng tôi chấp nhận nhưng tại sao đàn lợn 214 con đến tuổi xuất chuồng, mất chi phí chăm bẵm gần 8 tháng trời của gia đình chúng tôi cũng không được hỗ trợ?”.

Theo gia đình ông Thủy, tất cả các chi phí mua giống, thức ăn, đến làm chuồng, gia đình đều phải đi vay vốn ở khắp nơi, đến nay còn nợ ngân hàng hơn 1 tỷ đồng. Vì vậy, việc chưa nhận được hỗ trợ từ phía xã Hồng Hà và huyện Đan Phượng đối với đàn lợn 214 con khiến cuộc sống của gia đình ông lao đao.

Tết Nguyên đán Canh Tý đang cận kề, nhà nhà đang sắm sửa đón Xuân thì gia đình ông Thủy vẫn mất ăn, mất ngủ lo lắng vì không có tiền để trả nợ ngân hàng. “Từ khi bệnh dịch đến nay, chuồng trại của gia đình tôi vẫn để không”, vợ chồng ông Thủy xót xa chia sẻ.

Trụ sở UBND xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội
Trụ sở UBND xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội

Trước những phản ánh trên, PV báo Tuổi trẻ Thủ đô đã đến UBND xã Hồng Hà để tìm hiểu sự việc. Tại đây, một cán bộ của UBND xã cho biết, trường hợp của gia đình ông Thủy cần phải được hỗ trợ bởi việc nhập lợn 250 con lợn giống của gia đình đã bị xử phạt còn 214 con lợn đến tuổi xuất chuồng bị mắc dịch và phải tiêu hủy là 2 việc khác nhau.

“Hiện chúng tôi đã làm đề nghị hỗ trợ cho gia đình ông Thủy lên huyện. Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng sẽ quyết định việc này”, vị cán bộ UBND xã Hồng Hà chia sẻ.

Được biết, ngày 15/11/2019, Sở NN&PTNT TP Hà Nội đã có văn bản gửi UBND huyện Đan Phượng và gia đình ông Phạm Như Thủy. Trong văn bản này, Sở NN&PTNT TP Hà Nội đã đề nghị UBND huyện Đan Phượng xem xét hỗ trợ thiệt hại đối với đàn lợn 214 con của gia đình ông Thủy vì đã chăn nuôi tại thời điểm thống kê tháng 4/2019…

Việc tiêu hủy lợn mắc bệnh của gia đình ông Thủy đến nay đã hơn 6 tháng nhưng không hiểu lý do vì sao đến thời điểm này gia đình ông Thủy vẫn chưa nhận được hỗ trợ thiệt hại đối với đàn lợn 214 con?. Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin sự việc tới bạn đọc.

Đọc thêm

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường Bảo vệ người tiêu dùng

Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường

TTTĐ - Sở Y tế TP Huế sẽ xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo kinh doanh sai phạm, vượt quá phạm vi chuyên môn, lợi dụng danh nghĩa y khoa để trục lợi từ sản phẩm sữa không đạt chất lượng.
Xem thêm