Tag

Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường

Bảo vệ người tiêu dùng 25/04/2025 08:52
aa
TTTĐ - Sở Y tế TP Huế sẽ xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo kinh doanh sai phạm, vượt quá phạm vi chuyên môn, lợi dụng danh nghĩa y khoa để trục lợi từ sản phẩm sữa không đạt chất lượng.
Hãng sữa Việt chuẩn tinh khiết được tin dùng trong bão “sữa giả” Cử tri bức xúc vì sữa giả, thuốc giả, quảng cáo sai sự thật Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa bột giả
Gần 600 loại sữa giả bị cơ quan Công an phát hiện, thu giữ (Nguồn: VTV)
Gần 600 loại sữa giả bị cơ quan Công an phát hiện, thu giữ (Nguồn: VTV)

Trước những phản ánh về tình trạng sản phẩm sữa giả, kém chất lượng xuất hiện trên thị trường, Sở Y tế TP Huế vừa ban hành văn bản chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh, kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế tăng cường công tác kiểm tra, rà soát các sản phẩm sữa hiện có.

Theo Sở Y tế TP Huế, thời gian qua, thông tin từ các phương tiện truyền thông cho thấy, đã phát hiện một số sản phẩm sữa giả liên quan đến một số công ty đang trong quá trình điều tra của lực lượng chức năng.

Hình ảnh về số sữa giả bị thu giữ đã làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng về nguy cơ đe dọa sức khỏe từ việc tiêu dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng.

Đáng chú ý, từ năm 2021 đến nay, Sở Y tế TP Huế không tiếp nhận bất kỳ bản công bố sản phẩm hay hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm nào từ 11 công ty nằm trong danh sách cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm.

Sở Y tế TP Huế chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm đối với thực phẩm giả, kém chất lượng, đặc biệt là tại các cơ sở có nguy cơ cao như bếp ăn tập thể, trường học (Ảnh: Sở Y tế)
Sở Y tế TP Huế chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm đối với thực phẩm giả, kém chất lượng, đặc biệt là tại các cơ sở có nguy cơ cao như bếp ăn tập thể, trường học (Ảnh: Sở Y tế)

Lãnh đạo Bệnh viện Trung ương Huế cũng đã yêu cầu rà soát hoạt động kinh doanh sữa trong khuôn viên bệnh viện, yêu cầu các căng tin, ki-ốt tuân thủ nghiêm quy định pháp luật.

Nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng, Sở Y tế TP Huế đã yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh, kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế trên địa bàn tiến hành rà soát toàn bộ các loại sữa đang lưu hành.

Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác kiểm tra, hậu kiểm đối với thực phẩm giả, kém chất lượng, đặc biệt là tại các cơ sở có nguy cơ cao như bếp ăn tập thể, trường học, cơ sở chế biến thực phẩm không thuộc diện cấp giấy chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, yêu cầu phối hợp với các ngành chức năng rà soát, xử lý thực phẩm bảo vệ sức khỏe chưa được cấp phép, thực phẩm chưa công bố, hàng giả, quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử.

Đặc biệt, ngành Y tế Huế yêu cầu các cơ sở y tế phải kiểm tra việc kê đơn thuốc, đảm bảo không lạm dụng sữa, thực phẩm chức năng trong điều trị. Việc nhân viên y tế giới thiệu, tư vấn hoặc bán các sản phẩm không phải là thuốc cũng cần được kiểm soát chặt chẽ.

Đọc thêm

Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ" Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Xử lý nghiêm, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ"

TTTĐ - Qua các vụ sản xuất sữa giả, thực phẩm chức năng (TPCN) và thuốc giả với số lượng lớn liên tiếp bị phát hiện, cơ quan chức năng cũng nhận thấy lỗ hổng từ cơ chế "tự công bố" khiến hàng giả ngang nhiên xuất hiện trên thị trường.
Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Sản phẩm giả, nguy hại thật

TTTĐ - Các loại sữa, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng giả được tung ra thị trường, nhắm thẳng vào nhóm bệnh nhân đang điều trị, người cao tuổi nhiều bệnh nền, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai... Bởi vậy, hàng giả nhưng chúng ảnh hưởng, nguy hại thật đến sức khỏe của cộng đồng.
Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 1: Rúng động với hàng trăm tấn thuốc, thực phẩm chức năng, sữa giả

TTTĐ - Trong một tháng vừa qua, lực lượng chức năng đã liên tiếp triệt phá nhiều đường dây sản xuất sữa, thuốc và thực phẩm chức năng giả quy mô lớn. Hàng trăm tấn thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, sữa bị làm giả với nhiều thủ đoạn tinh vi len lỏi vào thị trường khiến người tiêu dùng càng thêm bất an.
Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 3: Bài học đắt giá và hồi chuông cảnh tỉnh

Vụ án Ame Global với hàng nghìn nạn nhân và số tiền giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng không chỉ là một vụ án hình sự thông thường, mà còn là một hồi chuông cảnh tỉnh, một bài học đắt giá cho cả cộng đồng và các cơ quan quản lý về những rủi ro tiềm ẩn trong các mô hình kinh doanh đa cấp biến tướng.
Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới Bảo vệ người tiêu dùng

Kỳ 2: Từ những dấu hiệu bất thường đến cuộc “cất vó” xuyên biên giới

Từ những manh mối ban đầu và những dấu hiệu bất thường trong hoạt động kinh doanh, lực lượng công an, trong đó chủ công là lực lượng Công an tỉnh Lạng Sơn và Cục an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Bộ Công an đã nhiều tháng thu thập chứng cứ và "cất vó" thành công vụ án kinh doanh đa cấp xuyên biên giới, bắt giữ nhiều đối tượng vi phạm. Trong quá trình điều tra, lực lượng công an phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc đấu tranh với một đường dây có yếu tố nước ngoài nhưng các cán bộ, chiến sĩ (CBCS) đã không ngừng nỗ lực, phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt nhiệm vụ.
Đột kích Saigon Square, thu giữ hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo Bảo vệ người tiêu dùng

Đột kích Saigon Square, thu giữ hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo

TTTĐ - Lực lượng Quản lý thị trường đồng loạt kiểm tra Saigon Square (Quận 1), phát hiện hàng nghìn sản phẩm nghi giả mạo thương hiệu nổi tiếng.
Quyết liệt chống hàng giả trong lĩnh vực y tế và mỹ phẩm Bảo vệ người tiêu dùng

Quyết liệt chống hàng giả trong lĩnh vực y tế và mỹ phẩm

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có hàng loạt chỉ đạo đối với các Ban, Sở, ngành đấu tranh, phòng chống, hàng gian, hàng giả trong lĩnh vực mỹ phẩm, thuốc giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả trên địa bàn.
Vạch trần vụ án nghìn tỷ xuyên quốc gia Bảo vệ người tiêu dùng

Vạch trần vụ án nghìn tỷ xuyên quốc gia

Từ những dấu hiệu bất thường về một mô hình "tiêu dùng tăng trưởng" hứa hẹn lợi nhuận phi lý, lực lượng Công an Lạng Sơn chủ trì, phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cùng một số Cục nghiệp vụ Bộ Công an tổ chức điều tra quy mô lớn, để triệt phá đường dây kinh doanh đa cấp Ame Global xuyên quốc gia với số người tham gia lớn nhất từ trước đến nay và quy mô giao dịch lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Loạt bài viết sẽ vén màn hoạt động của "đế chế" Ame Global, tái hiện hành trình gian nan nhưng quyết liệt của lực lượng công an trong nhiều tháng qua để bóc gỡ mạng lưới tội phạm phức tạp này, đồng thời đưa ra những cảnh báo kịp thời đắt giá cho người dân.
Nghệ An: Phát hiện vụ đưa số lượng lớn kem đánh răng, dầu gội, nước xả giả về Diễn Châu tiêu thụ Bảo vệ người tiêu dùng

Nghệ An: Phát hiện vụ đưa số lượng lớn kem đánh răng, dầu gội, nước xả giả về Diễn Châu tiêu thụ

Ngày 27/5/2025, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm (ĐTTP) về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 4 đối tượng về tội buôn bán hàng giả.
Kon Tum: "Không vùng cấm, không ngoại lệ" trong đấu tranh hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Kon Tum: "Không vùng cấm, không ngoại lệ" trong đấu tranh hàng giả

TTTĐ – Các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ đấu tranh nhằm đẩy lùi và kịp thời ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Xem thêm