Tag

Gióng hồi chuông về an ninh nguồn nước

Xã hội 26/10/2019 09:34
aa
TTTĐ - Sự cố của Nhà máy nước Sông Đà bị nhiễm dầu thải đã gióng lên hồi chuông báo động về việc bảo đảm an ninh nguồn nước cho đô thị. Thực tế cho thấy quá nhiều kẽ hở đã và đang đe dọa sức khỏe của hàng triệu người dân.

Gióng hồi chuông về an ninh nguồn nước

Nước ở khu vực quanh suối Trâm bị ô nhiễm, đậm đặc một màu đen.

Bài liên quan

Nước sạch sông Đà đã an toàn, người dân có thể sử dụng sinh hoạt và ăn uống

Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà xin lỗi người dân, miễn tiền nước 1 tháng

Hà Nội sẽ rà soát quy trình quản lý an ninh nguồn nước

Thêm một mối lo về nước

10 ngày sau khi nguyên nhân nước sông Đà ô nhiễm được làm rõ, nhiều người dân vẫn hoang mang với giả định, nếu không phải là dầu thải, mà là chất độc khác, thì tính mạng của hàng chục vạn người dân sẽ ra sao.

Chưa bao giờ hoài nghi về chất lượng nguồn nước, anh Nguyễn Duy Định (Thanh Bình, Mộ Lao, Hà Đông) chia sẻ: Lâu nay, dân cư khu vực đô thị Hà Nội luôn phải phấp phỏng trong sự thiếu ổn định về nước sạch. “Mỗi dịp hè, tình trạng mất nước, thiếu nước sinh hoạt lại xảy ra khiến chúng tôi chỉ biết thở dài ngao ngán.Dù vậy, chúng tôi từng tin hoàn toàn vào quy trình xử lý nước sạch”- anh Định cho biết.

Sau sự cố của Nhà máy nước sạch sông Đà, anh Định và hàng nghìn người dân lại thêm một mối lo về nước khi “ngã ngửa”, hóa ra, nguồn nước được bơm trực tiếp vào bể lọc của nhà máy trong thời gian dài là từ dòng suối Trâm (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) và kênh dẫn từ hồ Đồng Bài (huyện Kỳ Sơn). Tất cả hầu như đều là các kênh nhỏ, hình thành tự nhiên, có chăng chỉ được che chắn thô sơ, dưới sự giám sát hời hợt.

Hình ảnh nguồn nước tại con suối Khại, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình nhiễm bẩn sáng 14/10
Hình ảnh nguồn nước tại con suối Khại, xã Phúc Tiến, huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình nhiễm bẩn sáng 14/10

Chưa kể nước sông Đà có nhiều nguy cơ ô nhiễm do có tàu thuyền chạy trên sông và hai bờ có nhiều cơ sở sản xuất, sinh hoạt, đồng nghĩa với việc có sự xả thải. Nguyên lượng nước thải của các phương tiện vận tải đường thủy xả trực tiếp xuống sông hiện nay cũng đã gây nên ô nhiễm nghiêm trọng cho nước sông - “đầu vào” của nhà máy xử lý nước.

Trong khi đó, Nhà máy nước mặt sông Đà chỉ quan trắc nguồn với nước với các chỉ tiêu: quan trắc độ đục, độ pH, nhiệt độ… Ngành Y tế Hà Nội chỉ định kì thực hiện quan trắc, kiểm nghiệm chỉ tiêu nước thô (đầu vào) và nước sạch (đầu ra) 1 tháng/lần với chỉ tiêu A ; 6 tháng/lần chỉ tiêu B và 2 năm/lần chỉ tiêu C.

Khi nguồn nước cung cấp đến người dân là liên tục, không ngừng nghỉ, thì với quy trình quản lý như vậy, chỉ cần một cá nhân có hành vi xả thải như vụ vừa qua, hàng vạn người đã phải gánh chịu hậu quả.

Đến nay, Hà Nội đã có công văn gửi tỉnh Hòa Bình, đề nghị địa phương chỉ đạo Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà và các sở, ngành liên quan của tỉnh khoanh vùng bảo vệ nguồn nước sạch cung cấp cho Nhà máy nước sông Đà, trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Người dân tại nhiều khu vực ở Hà Nội phải xếp hàng chờ lấy nước từ xe bồn vì nước sạch sông Đà bị ô nhiễm
Người dân tại nhiều khu vực ở Hà Nội phải xếp hàng chờ lấy nước từ xe bồn vì nước sạch sông Đà bị ô nhiễm

Hà Nội cũng đang rà soát lại các nhà máy xử lý nước, nhất là xử lý nước mặt để khoanh vùng có biện pháp bảo vệ, trong đó yêu cầu các nhà máy nước có kế hoạch bảo vệ nguồn nước, lắp đặt hệ thống camera giám sát để theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời những tác động gây ảnh hưởng đến nguồn nước.

Cần sự vào cuộc của từng ngành, từng địa phương, đơn vị

Dù vậy, những ngày qua, vấn đề an ninh nguồn nước chưa hề hạ nhiệt. Trao đổi với báo chí bên hành lang kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Quảng Bình) cho rằng, vấn đề an ninh nguồn nước hiện nay chưa quản lý được, nhất là nguồn nước mặt sử dụng sản xuất nước sạch.

Thực tế, nguồn nước lấy từ các hồ, các hồ lấy từ nhiều nơi đổ về, thì chắc chắn vệ sinh nguồn nước chưa tốt. Do vậy, cần có nhiều giải pháp mang tính chất đồng bộ, đúng quy trình thì mới hạn chế được những sự cố đáng tiếc như vừa qua. “Nguồn nước thuộc phạm vi cung cấp nước sạch cho người dân thì phải có hàng rào che chắn, có khu vực quản lý, bảo vệ chặt chẽ”, ông Phương nói.

Ngoài việc kiểm soát tốt chặt chẽ chất lượng nguồn nước đầu vào và đầu ra, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương cho rằng, cần phải thường xuyên tuyên truyền cho người dân xây dựng ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.

Từng ngành, lĩnh vực, địa phương phải có cam kết giữa cá nhân với tổ chức trong việc thực hiện nước sạch và vệ sinh môi trường. Đồng thời, người dân phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, phát hiện thấy cá nhân, tổ chức nào xả thải vào nguồn nước cần báo ngay với cơ quan chức năng để xử lý.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương, đoàn Quảng Bình

Theo ông, từ vụ việc nguồn nước sông Đà bị ô nhiễm cho thấy trình độ nhận thức của các đối tượng có liên quan rất kém; việc tuyên truyền phổ biến pháp luật đến từng người dân chưa được chu đáo, điều đó cũng cho thấy luật chưa thực sự đi vào cuộc sống.

Nhìn nhận từ vụ việc nước sinh hoạt bị nhiễm dầu thải tại Hà Nội, TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường khái quát: “Việc quản lý nguồn nước mặt phục vụ cung cấp sản xuất nước sạch ở nhiều địa phương còn lỏng lẻo, không xác định được cụ thể vùng nào là vùng cấp nước sạch. Các nước trên thế giới quản lý chặt vấn đề này, nhất là vùng cung cấp nước ăn phải có hệ thống quan trắc an toàn, ứng phó sự cố theo quy trình, còn các nhu cầu khác là thứ yếu”.

TS Hoàng Dương Tùng đề xuất, Việt Nam cần triển khai ngay quy hoạch sử dụng nguồn nước, phân vùng cấp nước sinh hoạt, nước tưới tiêu… Việc phân vùng này phải có sự đồng bộ, thống nhất của cơ quan quản lý địa phương và các bộ, ngành liên quan. Bởi theo Luật Tài nguyên nước, các địa phương quản lý sông, suối nội tỉnh, còn Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý sông suối liên tỉnh.

Bên cạnh đó, các vùng được xác định là đầu nguồn nước cần tiến hành tổng rà soát các nguồn thải, nhà máy, trại chăn nuôi, cơ sở sản xuất… có nước thải trực tiếp, gián tiếp, để có những biện pháp xử lý nghiêm vi phạm xả thải và công bố công khai cho người dân.

Chia trách nhiệm bảo vệ nguồn nước

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng: Ngoài doanh nghiệp kinh doanh nguồn nước thì trách nhiệm đầu tiên phải thuộc về chủ đầu tư, kế đó là Công an địa phương. Thực tế, nước hồ không phải sạch để có thể dùng ngay nhưng cần phải xem lại hệ thống quan trắc của mình còn hạn chế.

“Bất cứ ở đâu mất an ninh, an toàn nguồn nước cũng có thể xảy ra, vậy thì hệ thống nào sẽ phát hiện ra? Như thế là phải chia trách nhiệm, anh nhận nước đầu nguồn thế nào, xử lý thế nào? Không thể để tình trạng toàn bộ hệ thống quan trắc mà không phát hiện ra, hoặc phát hiện mà lúng túng trong xử lý như lãnh đạo công ty nước sạch sông Đà nói là không biết nên dừng hay không nên dừng cấp nước cho khách hàng” – Bí thư Thành ủy nói.

Người đứng đầu Thành ủy Hà Nội cho rằng, sau chủ đầu tư thì các nhà phân phối nước sạch cũng phải có hệ thống quan trắc để kịp thời phát hiện những sai sót nếu có. "Anh bán nước cho khách hàng thì phải chịu trách nhiệm với chất lượng nước.

Qua vụ việc này người dân sẽ quan tâm hơn, liệu anh có để xảy ra lần sau không, hay lần sau tái diễn anh lại xin lỗi lần nữa" - Bí thư Thành ủy nói và cho biết đây cũng là việc mà thành phố, các sở ngành, doanh nghiệp sẽ phải rút kinh nghiệm, từ đó đưa ra các quy định bắt buộc. Ví dụ muốn trở thành nhà đầu tư cấp nước phải đáp ứng những tiêu chí gì?

"TP Hà Nội 10 triệu dân mà để xảy ra vụ việc như vừa qua là rất đáng tiếc, cần phải rút kinh nghiệm để có giải pháp khắc phục, không để vụ việc tương tự xảy ra” - Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.

Tú Linh

Đọc thêm

Thông tin về xe đưa rước cán bộ, công chức TP Hồ Chí Minh Muôn mặt cuộc sống

Thông tin về xe đưa rước cán bộ, công chức TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Số lượng cán bộ, công chức tại TP Hồ Chí Minh sử dụng xe đưa rước tăng lên sau những ngày đầu hoạt động.
TP Hồ Chí Minh: Nhiều lãnh đạo chủ chốt nghỉ hưu trước tuổi Xã hội

TP Hồ Chí Minh: Nhiều lãnh đạo chủ chốt nghỉ hưu trước tuổi

TTTĐ - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên đã chủ trì Lễ công bố và trao quyết định nghỉ hưu cho nhiều lãnh đạo, cán bộ chủ chốt thuộc diện Ban Thường vụ quản lý.
Thời tiết ngày 4/7: Nhiều khu vực có mưa lớn Môi trường

Thời tiết ngày 4/7: Nhiều khu vực có mưa lớn

TTTĐ - Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo nhiều khu vực có mưa lớn trong 24 giờ tới.
Hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025 Muôn mặt cuộc sống

Hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; Phiên họp thứ 18 Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải và Hội nghị thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025 lần thứ 2.
"Làn gió mới" cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tháo gỡ điểm nghẽn Xã hội

"Làn gió mới" cho người dân, doanh nghiệp, góp phần tháo gỡ điểm nghẽn

TTTĐ - Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được kỳ vọng là "làn gió mới" cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân, góp phần tháo gỡ điểm nghẽn, cải thiện môi trường đầu tư, tạo niềm tin, động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển mạnh mẽ hơn.
Sting® chinh phục Gen Z với chiến dịch âm thanh độc đáo Muôn mặt cuộc sống

Sting® chinh phục Gen Z với chiến dịch âm thanh độc đáo

TTTĐ - Trong bối cảnh người tiêu dùng không còn dành nhiều sự quan tâm cho quảng cáo truyền thống như trước, Sting® Energy - thương hiệu nước tăng lực từ PepsiCo đang xoay chuyển cuộc chơi với cách tiếp cận hoàn toàn mới.
TP Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp Xã hội

TP Hồ Chí Minh bổ nhiệm lãnh đạo các đơn vị sự nghiệp

TTTĐ - Sáng ngày 3/7, Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh đã trao quyết định cán bộ cho lãnh đạo 54 đơn vị sự nghiệp công lập và công bố quyết định thành lập các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND thành phố.
Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng Xã hội

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư nhà máy xử lý chất thải rắn 2.777 tỷ đồng

TTTĐ - Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt 1.000 tấn góp phần nâng cao năng lực xử lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của TP Đà Nẵng trong thời gian tới.
Chủ động ứng phó thiên tai trong quá trình tổ chức chính quyền hai cấp Môi trường

Chủ động ứng phó thiên tai trong quá trình tổ chức chính quyền hai cấp

TTTĐ - Thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai được chuyển hoàn toàn từ cấp huyện cho cấp xã thực hiện. Do đó, giai đoạn hiện nay, tại một số xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chủ động triển khai các giải pháp, sẵn sàng ứng phó với tình hình thiên tai đang diễn biến phức tạp.
Cảnh sát đang điều tra việc một phụ nữ tử vong nghi sét đánh Xã hội

Cảnh sát đang điều tra việc một phụ nữ tử vong nghi sét đánh

TTTĐ - Sáng 3/7, Công an xã Đại Thanh (Hà Nội) đã triển khai lực lượng, phối hợp bảo vệ hiện trường, phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra nguyên nhân một phụ nữ tử vong nghi do sét đánh khi đang di chuyển trên đường thuộc cánh đồng Quỳnh Đô.
Xem thêm