Tag

Đừng vội chủ quan khi Hà Nội chưa “sạch F0 cộng đồng"

Người Hà Nội 13/09/2021 23:56
aa
TTTĐ - Hết giãn cách bạn sẽ làm gì? Nhiều người bắt đầu đặt ra những câu hỏi và lên kế hoạch cho mình. Dù rất nhớ phố phường, muốn ùa vào nhịp sống hàng ngày của Hà Nội nhưng có lẽ, bạn nên học cách điềm tĩnh, từ từ tận hưởng những ngày sắp tới và quan trọng nhất đừng chủ quan khi các ca F0 cộng đồng vẫn còn.
Biến tấu 4 món ăn siêu dễ làm dành cho "team lười" trong mùa dịch Làm sống lại ký ức của tuổi thơ với những món ăn dân dã Những món ăn “đuổi nắng hè” Hà Nội Đến Hà Nội làm cốc nâu... Những món ăn vặt mùa đông hút hồn giới trẻ Hà thành

Với tốc độ đạt mức kỉ lục khi xét nghiệm, truy vết để sàng lọc, bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng và đặc biệt là thần tốc tiêm phủ sóng vắc xin Covid-19 cho toàn bộ người dân, Hà Nội đang có những tín hiệu khả quan để trở về những ngày bình yên sớm trở lại. Đây là thời gian lâu nhất mà người Hà Nội phải ở yên trong nhà, hạn chế tất cả mọi hoạt động không thiết yếu kể từ khi làn sóng dịch bệnh thứ 4 xuất hiện.

Tính đến nay, có những người làm việc tại nhà đến hơn 4 tháng trời. Chắc chắn mỗi người đều có những tâm tư, tình cảm, mong muốn riêng, tính toán, dự định riêng khi được trở lại nhịp sống bình thường mới khi xưa.

Đừng vội chủ quan khi Hà Nội chưa “sạch F0 cộng đồng
Những "niềm nhớ" của Hà Nội đang chờ người thưởng thức nhưng bạn hãy bình tĩnh, đừng chủ quan vì Hà Nội chỉ thực sự đẹp khi an toàn

Hoài Linh, một cô gái trẻ trở lại Hà Nội sau kì nghỉ 30/4 và ở nhà cho đến hôm nay. Thời gian đầu còn có hàng quán, cô còn được gọi ship rất nhiều món đồ ăn, thức uống yêu thích. Khi Hà Nội tiến hành giãn cách xã hội, cùng với việc nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ “cánh” shipper, Hoài Linh đành mấy ngày một lần đi mua thực phẩm, tự chế biến như bao nhiêu người khác.

“Thèm trà sữa, thèm đồ ăn vặt, thèm đồ nướng, thèm phở… nói chung là thèm đủ thứ. Ngay cả món bánh dầy giò cũng thèm. Rồi bánh mì pate, bánh mì kẹp chả, chả xiên, nộm… cứ nghĩ đến là thèm không chịu nổi”, Hoài Linh cho biết.

Thu Lê, một cô nàng nghiện cà phê và thích ngắm phố phường thì ngay sau khi hết giãn cách sẽ tìm quán cà phê ven hồ Tây quen thuộc, gọi bạn bè đến ngồi nguyên một ngày để hàn huyên. “Tất nhiên là sẽ đi ăn lẩu đuôi bò, ăn món gì đó cay cay nữa, đặc biệt là mua một gói cốm, ngồi hồ nhẩn nha vừa uống cà phê vừa ăn cốm và sẽ mua những món ăn vặt mà người bán hàng rong đi qua. Thèm cả thế giới rồi”, Thu Lê bày tỏ.

Những ngày thu bắt đầu mát dịu như thế này, nhiều người nhớ da diết món bún ốc, bún riêu cua. “Cho thật nhiều ớt, cay xé lưỡi, chua chua ngọt ngọt, ăn cho bõ những ngày nhịn thèm”, Minh Long, một chàng trai có đam mê ẩm thực Hà Nội không giấu nổi ước muốn.

Đừng vội chủ quan khi Hà Nội chưa “sạch F0 cộng đồng

Chắc chắn rồi, nếu hết giãn cách đợt này, phố phường Hà Nội sẽ tưng bừng, náo nức lắm. Bao nhiêu ngày rồi vỉa hè chờ bước chân qua, bao nhiêu ngày rồi phố xá vắng bóng người, bao nhiêu ngày rồi phố đi bộ, vỉa hè ven hồ Gươm, hồ Tây không còn là những điểm hẹn lí thú, đong đầy kỉ niệm.

Bao nhiêu ngày rồi hiệu sách quen không còn được ghé tới mỗi cuối tuần. Bao ngày rồi, hàng cây thuở đầu hò hẹn đứng bơ vơ lặng im. Rồi còn cầu Long Biên mơ màng gió sông Hồng, bãi lau lách chuẩn bị đón gió mùa về mà bừng lên cái màu trắng lạnh rất mê man của mình.

Hà Nội đẹp như thế, trữ tình như thế, cuốn hút như thế, biết bao nhiêu địa điểm mà nhắc đến thôi đôi chân như muốn bước đi, trái tim như bồi hồi, xao xuyến. Được ở trong nhà bình yên là mừng rồi nhưng được tháo gỡ hết những hàng rào phong tỏa, những chốt chặn, những cổng rào kín các ngõ ngách, được đi lại, được chen chúc trong đám tắc đường như thuở xưa kia còn hạnh phúc hơn.

Sẽ sớm thôi, Hà Nội sẽ trở lại những ngày bình thường ấy, khi tiếng còi xe, khi chợ búa tấp nập, khi mỗi sớm mai chiều muộn dòng người hối hả sẽ lại mang dáng vẻ đô thị như xưa. Đi qua tất cả những ngày vắng lặng người ta mới thấy trân trọng hơn những khoảng khắc hết sức đời thường ấy. Câu chuyện của tắc đường, văn hóa giao thông, của vỉa hè, ứng xử văn hóa nơi công cộng sẽ tiếp tục được nhắc nhở, chấn chỉnh như một phần tất yếu của đô thị. Ai cũng hiểu rằng, được trải qua tất cả những điều ấy, được tiếp tục sống trong không khí ấy chính là hạnh phúc mà chúng ta mong muốn.

Ùa vào nỗi nhớ, ùa vào phố phường, gặp bạn bè, đến những hàng quán quen ăn những món ăn yêu thích, ngồi chuyện trò cho bõ nhớ nhung, đó là việc hết sức bình thường. Đã rút kinh nghiệm và đầy tỉnh táo sau mấy mùa dịch bệnh, khá nhiều người lại chọn sự bình tĩnh, từ từ nghe ngóng.

Đừng vội chủ quan khi Hà Nội chưa “sạch F0 cộng đồng

Thu Yên, một cô gái rất lãng mạn, yêu mùa thu Hà Nội, thường xuyên tụ tập với bạn bè những buổi tan tầm, tận hưởng cuộc sống độc thân xưa kia nay lại tâm sự: “Mình vẫn thế thôi, tan làm sẽ trở về nhà, nấu ăn, đọc sách, duy trì thói quen những ngày giãn cách một thời gian. Không phải là đã quen với nhịp sống ấy, lười giao tiếp. Mà bởi, hơn 4 tháng ở trong nhà, mình quá hiểu thế nào là cái giá của sự tụ tập. Vui vẻ ai cũng muốn nhưng chúng ta nên “tém tém” lại nhu cầu. Rất có thể vẫn còn những mầm bệnh trong cộng đồng, nên đừng vui mừng vội mà quên đi sự cảnh giác. Mình chắc sẽ chờ một thời gian, khi chắc chắn dịch bệnh ổn thật sự thì mới tận hưởng cảm giác có cuộc sống bình thường như xưa”.

Cùng ý kiến với Thu Yên, Hoa Mai, sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng cho biết mình sẽ tạm thời chỉ đi làm rồi về nhà. Đợt giãn cách vừa rồi, Hoa Mai ở lại Hà Nội vì có việc làm thêm bán thời gian nhưng sau đó phải nghỉ ở nhà do dịch bệnh. Đó là những ngày tháng không quên với cô khi một mình ở phòng trọ, các bạn về hết, thực phẩm vẫn mua được nhưng rất buồn chán. Suốt gần hai tháng trời, cô quanh quẩn trong bốn bức tường, liên lạc với gia đình, bạn bè qua internet, cảm giác rất cô đơn, có lúc sợ hãi vì ốm đau không có ai ở bên.

Vì thế, được đi làm, đi học là rất quý nhưng cô không muốn khoảng thời gian giãn cách như trước kia lặp lại lần nữa. Phải thực sự an toàn thì mới ra đường, đó là điều Hoa Mai tâm niệm. Bởi vậy, còn rất nhiều tháng ngày vui vẻ để chúng ta tận hưởng, không nên vội vàng ùa ra đường bất chấp mọi thứ để rồi chẳng may có sự bất trắc gì xảy ra thì thực sự có lỗi với cộng đồng và với chính mình, cô gái trẻ dự định.

Đến Hà Nội làm cốc nâu... (Ảnh tư liệu)
Đến Hà Nội làm cốc nâu... (Ảnh tư liệu)

Còn rất nhiều việc phải làm cho đến ngày Hà Nội thực sự an toàn, không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng để có thể tính đến việc mở cửa trở lại. Cho đến lúc ấy, chúng ta vẫn nên tiếp tục tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch, tiếp tục ở yên trong nhà, đi test Covid theo yêu cầu của thành phố, đi tiêm nếu đến lượt.

Hà Nội đang bước vào mùa đẹp nhất trong năm. Mùa thu năm nay có đẹp và an toàn hay không, có đón chúng ta ra phố, đi làm, đi học, hoạt động bình thường trở lại lâu dài hay không chính là phụ thuộc vào việc những ngày này chúng ta có nghiêm chỉnh thực hiện giãn cách hay không. Mỗi người Hà Nội hãy tự nhắc nhở mình và người thân đừng chủ quan, sốt ruột.

Muốn Hà Nội “sạch bóng quân thù” thì mỗi chúng ta vẫn tiếp tục là chiến sĩ trong chính ngôi nhà, khu phố của mình để chống Covid-19 cũng như “chiến đấu” với chính bản thân mình nữa để mong cuộc sống sớm bình yên trở lại.

Bài 3: Giữ chắc mối đại đoàn kết toàn dân Bài 3: Giữ chắc mối đại đoàn kết toàn dân
Bài 2: Tinh thần Hà Nội vì cả nước Bài 2: Tinh thần Hà Nội vì cả nước
Bài 1: Khí thế lên đường góp phần chống dịch Bài 1: Khí thế lên đường góp phần chống dịch

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm