Tag
Gửi trọn niềm tin cho ngày “ca khúc khải hoàn"

Bài 1: Khí thế lên đường góp phần chống dịch

Nhịp điệu cuộc sống 26/08/2021 07:30
aa
TTTĐ - Trước tình hình dịch bệnh diễn biến căng thẳng tại các tỉnh thành phía Nam, đông đảo quân y, y bác sĩ... từ Hà Nội đã hăng hái lên đường chống dịch. Đây có thể nói là lần tổng động viên quy mô nhất từ khi dịch Covid-19 diễn ra đến nay. Trước khí thế, tinh thần quyết tâm chiến đấu với dịch đến cùng của những người “xông pha trận địa” lần này, chúng ta có thể gửi trọn niềm tin yêu cho họ để mong sớm ngày "ca khúc khải hoàn".
Mỹ Đức: Đại đoàn kết hoà chung khí thế ngày hội non sông

Giống như những người Hà Nội vào Nam chiến đấu "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước / mà lòng phơi phới dậy tương lai" xưa kia, hình ảnh lực lượng đông đảo, hùng hậu, khí thế quyết tâm của quân y, bộ đội, y bác sĩ, công an lên đường vào những ngày này khiến ai nấy đều xúc động.

Quyết tâm diệt “giặc”

Theo dõi “thời sự Covid” những ngày này, bên cạnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh thì thông tin lực lượng từ Hà Nội vào Nam giúp sức chống dịch rất được dư luận quan tâm.

Theo đó, tổng cộng 1.391 người (gồm 452 bác sĩ, điều dưỡng và 939 học viên quân y từ năm thứ 3 đến năm thứ 6) sẽ triển khai thành 451 tổ quân y cơ động, thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Sở chỉ huy phòng, chống dịch của Bộ Quốc phòng tại khu vực phía Nam.

Lực lượng này nhận nhiệm vụ tại các xã, phường ở TP HCM để cùng ăn, cùng ở với Nhân dân, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại địa phương.

Buổi lễ xuất quân của đoàn Học viện Quân y vào Nam chống dịch trang trọng và tràn đầy khí thế
Buổi lễ xuất quân của đoàn Học viện Quân y vào Nam chống dịch trang trọng và tràn đầy khí thế

Trọng tâm nhiệm vụ của lực lượng tăng cường vào TPHCM lần này là lấy mẫu xét nghiệm; Tiêm vắc xin; Quản lý, điều trị, chăm sóc sức khỏe ban đầu các bệnh thông thường; Quản lý, chăm sóc các trường hợp F0 cách ly, điều trị tại gia đình, phối hợp vận chuyển, chuyển tuyến khi có yêu cầu và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.

Đại tá Nguyễn Anh Tuấn - Hệ trưởng hệ sau đại học, Học viện Quân y, trưởng đoàn cho biết, lực lượng quân y này có nhiệm vụ đi đến từng nhà có bệnh nhân F0 để thăm khám, theo dõi sức khỏe hàng ngày... và đặc biệt là chia sẻ những vấn đề về tâm lý với người bệnh.

"Chúng tôi vào đây bao giờ xong việc, dập hết dịch mới về. Chúng tôi thực hiện tất cả nhiệm vụ mà cơ quan, quân đội giao và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ bằng những gì được đào tạo", đại tá Tuấn chia sẻ.

1.500 sinh viên, giảng viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai lên đường chi viện đợt này là lực lượng có nhiều kinh nghiệm trong các đợt dịch ở Bắc Giang, Bắc Ninh. Toàn đoàn đã tiêm vắc xin Covid-19 và xét nghiệm PCR âm tính SARS-CoV-2 trước khi vào TP HCM.

Tất cả quyết tâm hết dịch mới về
Tất cả quyết tâm hết dịch mới về

Từ khi dịch bắt đầu bùng phát mạnh tại miền Nam, Bệnh viện Bạch Mai đã có nhiều đoàn công tác lên đường chi viện, gần nhất là ngày 18/8 với 200 cán bộ y tế tăng cường. Tới nay, có tổng số khoảng 500 y, bác sĩ Bạch Mai đang chung tay chống dịch, tham gia điều trị Covid-19 tại TP HCM.

Bên cạnh đó là lực lượng bác sĩ từ các bệnh viện, bộ đội biên phòng… cũng được tổ chức “Nam tiến” với quyết tâm cao diệt “giặc Covid”. Những hình ảnh, con số này như những điểm sáng xua tan bóng đen của thiệt hại do dịch bệnh gây ra.

Thiếu tướng, PGS.TS Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) cho rằng, việc huy động lực lượng công an, quân đội vào hỗ trợ TP HCM và các tỉnh phía Nam lúc này là quyết định sáng suốt, đúng đắn và rất cần thiết của Đảng và Nhà nước. Điều đó cũng thể hiện sự chung sức, chung lòng của tất cả các tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là sự cần thiết của những lực lượng này với “cuộc chiến” chống dịch Covid-19 hiện nay.

Đi theo tiếng gọi của Tổ quốc và mệnh lệnh trái tim

Không phải mưa bom bão đạn khi xưa, không còn đi bộ, hành quân băng rừng xẻ núi, trước tình hình cấp bách của dịch bệnh, hàng loạt chuyến bay chở theo nhân lực, vật lực vào Nam chống dịch. Dù vậy, họ đi vào một nơi cũng nguy hiểm và khốc liệt không kém gì trận địa thời chiến tranh xưa. Khi Tổ quốc gọi, người Hà Nội tiếp tục lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc cũng là mệnh lệnh của trái tim mình.

Động viên đoàn 122 bác sĩ lên đường vào Nam chống dịch, PGS. TS Trần Danh Cường - Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương nhấn mạnh, hơn lúc nào hết, sự đoàn kết, chung tay, chung sức của các nhân viên y tế để tham gia hỗ trợ, giúp đỡ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam vượt qua giai đoạn khó khăn lúc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết.

Họ đi theo tiếng gọi của Tổ quốc và mệnh lệnh trái tim
Họ đi theo tiếng gọi của Tổ quốc và mệnh lệnh trái tim

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương không giấu nổi xúc động khi bày tỏ: "Đây cũng là mệnh lệnh từ trái tim của những người chiến sĩ áo trắng trên tuyến đầu chống dịch, hành động vì nghĩa đồng bào, vì lợi ích, sức khỏe, tính mạng của cộng đồng”.

Phát biểu tại lễ xuất quân ngày 23/8, Trung tướng Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y cũng nhấn mạnh: “Đây là thời điểm mà hơn lúc nào hết, người dân TP HCM và các tỉnh phía Nam rất cần đến chúng ta. Vì vậy, hãy nhanh chóng, chủ động đến với đồng bào bằng tinh thần xung kích của người lính, bằng trí tuệ, năng lực của người thầy thuốc quân y, mang theo lời dạy của Bác Hồ - lương y như từ mẫu".

Những nụ cười và ánh mắt rạng ngời của từng đoàn, từng lớp người Hà Nội vào Nam chống dịch là những khoảnh khắc vô cùng đẹp, thể hiện sức trẻ, lòng quyết tâm và quyết chiến quyết thắng. Chính bởi vậy, những hình ảnh này đã được người dân, đặc biệt là trên mạng xã hội, các diễn đàn chia sẻ rất nhiệt tình, nhân lên sức mạnh cộng đồng để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh.

Trong các bình luận, mỗi người đều gửi gắm vào đây sự tự hào. Tự hào vì mỗi người “xông pha chiến trận” đều cố gắng khắc phục khó khăn, xếp lại những lợi ích riêng tư để thực hiện nhiệm vụ, thực hiện nghĩa cử cao đẹp của hai tiếng đồng bào. Bởi vì, một khi còn dịch bệnh, còn chết chóc, còn lây lan thì không ai có thể đảm bảo sự an toàn cho bản thân, cho gia đình được. Một khi dịch bệnh còn thì rất khó có thể yên tâm mưu cầu những hạnh phúc của riêng mình.

1.500 sinh viên, giảng viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai lên đường chi viện  cho miền Nam yêu thương
1.500 sinh viên, giảng viên trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai lên đường chi viện cho miền Nam yêu thương

Nhiều người dùng mạng xã hội cũng chia sẻ những hình ảnh dễ thương, hồn nhiên, những nụ cười tỏa nắng của các chiến sĩ chống dịch bởi họ tự hào về lực lượng công an, quân đội hay y tế của mình. Nhiều gương mặt của các chiến sĩ quân y, bác sĩ “bỗng chốc” được bao người không quen biết cảm phục, ca ngợi một cách thân tình như người nhà của mình. Chính sự động viên, khích lệ của “người hậu phương” này càng làm khí thế tăng cao, giúp “người tiền tuyến” vững vàng nơi tuyến đầu đầy gian nguy, thử thách.

Chính vì thế, sự tỏa sáng, tinh thần trách nhiệm và sự quyết tâm cao này còn mang theo bao hy vọng. Dân tộc Việt Nam vẫn luôn thương yêu, đùm bọc nhau vượt qua bao khó khăn gian khổ. Dịch bệnh phức tạp là vậy, thiệt hại về người và của nhiều như vậy nhưng chúng ta vẫn không bao giờ lùi bước bởi tính kỉ luật cao, trách nhiệm cao của các lực lượng tham gia chống dịch.

(Còn nữa)

Bài 3: Phát huy tinh thần Bài 3: Phát huy tinh thần "sống mãi với Thủ đô"
Bài 2: Những sẻ chia thắp sáng tình người trong dịch bệnh Bài 2: Những sẻ chia thắp sáng tình người trong dịch bệnh
Bài 1: Kiên quyết đấu tranh loại trừ phần tử xấu Bài 1: Kiên quyết đấu tranh loại trừ phần tử xấu

Đọc thêm

Đưa du lịch Việt Nam và Hàn Quốc lên một tầm cao mới Du lịch

Đưa du lịch Việt Nam và Hàn Quốc lên một tầm cao mới

Chiều 1/7, tại Thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn xúc tiến du lịch và hợp tác văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc.
Những khoảnh khắc “bất phân thắng bại” của hai đội lọt vào chung kết DIFF 2024 Du lịch

Những khoảnh khắc “bất phân thắng bại” của hai đội lọt vào chung kết DIFF 2024

TTTĐ - Lần đầu tiên trong lịch sử Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF, hai đội đối đầu trong vòng loại cuối cùng cũng chính là 2 đội xuất sắc nhất lọt vào đêm chung kết. Cùng nhìn lại những màn trình diễn “bất phân thắng bại” của Trung Quốc và Phần Lan trong đêm thi thứ 4 của DIFF 2024.
Chàng Sơn - Làng của những người làm "ra gió" Người Hà Nội

Chàng Sơn - Làng của những người làm "ra gió"

TTTĐ - Chàng Sơn (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là làng nghề truyền thống nổi tiếng với những chiếc quạt tay thủ công sáng tạo và tinh xảo. Giữa cuộc sống hiện đại khi các phương tiện quạt điện, điều hòa trở nên phổ biến, những chiếc quạt giấy Chàng Sơn đầy màu sắc đâu đó vẫn xuất hiện trên đôi tay của người dùng, vẫn là dụng cụ trang trí cần thiết của nhiều cơ sở kinh doanh. Không chỉ có giá trị thẩm mỹ, mỗi chiếc quạt chính là kết tinh của tri thức dân gian, sự sáng tạo, khéo léo, chăm chỉ được người Chàng Sơn gửi gắm bằng cả tấm lòng.
Ra mắt tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Sam Son quy mô gần 6.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa Du lịch

Ra mắt tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Sam Son quy mô gần 6.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

TTTĐ - Tập đoàn Sun Group vừa chính thức đưa Công viên nước Sầm Sơn (Sam Son Water Park) trong Tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Sam Son có quy mô gần 6.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa, đi vào vận hành đón khách. Ngay sau lễ khai trương chiều 30/6, đã có gần 4.000 lượt khách mua vé vào vui chơi tại Sam Son Water Park.
Cao Bằng: 29 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 29 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua Hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 29 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Bài 4: Không chỉ là “nơi để trở về”… Nhịp điệu cuộc sống

Bài 4: Không chỉ là “nơi để trở về”…

TTTĐ - Nhà văn Toan Ánh trong “Nếp cũ - Con người Việt Nam” đã khẳng định: “Nếu gia đình là một bụi cây nhỏ, gia tộc là cả một khóm rừng, khóm rừng che chở cho bụi cây nhưng bụi cây dù nhỏ cũng góp phần vào để làm cho khóm rừng thêm rậm rạp. Muốn biết khóm rừng phải đi từ bụi cây, muốn hiểu xã hội phải đi từ gia đình”.
Khai mạc mùa giải “Vó ngựa trên mây” lần thứ 7 với những trải nghiệm độc đáo chỉ có tại Sa Pa Du lịch

Khai mạc mùa giải “Vó ngựa trên mây” lần thứ 7 với những trải nghiệm độc đáo chỉ có tại Sa Pa

TTTĐ - Ngày 29/6, Lễ khai mạc mùa giải “Vó ngựa trên mây” lần thứ 7 chính thức diễn ra tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend, đón hàng ngàn du khách đến trải nghiệm không khí lễ hội Tây Bắc sôi động trên những cung đường nhuộm sắc hoa hồng.
Bài 3: Những giá trị cốt lõi của phát triển văn hóa Thủ đô Nhịp điệu cuộc sống

Bài 3: Những giá trị cốt lõi của phát triển văn hóa Thủ đô

TTTĐ - Với phương châm kiên trì, bền bỉ, hiệu quả lâu dài, TP Hà Nội đã không ngừng đổi mới, tạo bước đột phá, điểm nhấn trọng tâm khơi thông dòng mạch cho nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người. Gia đình là cái nôi sinh ra và nuôi dưỡng mỗi hạt nhân văn hóa nên cũng luôn được thành phố trân trọng và đặt nhiều tâm huyết.
Những vũ điệu tuyệt đẹp trên nước tại Da Nang Downtown Nhịp điệu cuộc sống

Những vũ điệu tuyệt đẹp trên nước tại Da Nang Downtown

TTTĐ - Với ý tưởng mang những “bản giao hưởng” vượt khỏi ranh giới của khán phòng hòa nhạc, Symphony of River chiêu đãi du khách một buổi hòa nhạc đa trải nghiệm tại sân khấu ngoài trời có sức chứa hơn 2.000 chỗ ngồi bên sông Hàn tại Da Nang Downtown.
Bài 2: Căng mình giữa những “làn sóng”... Nhịp điệu cuộc sống

Bài 2: Căng mình giữa những “làn sóng”...

TTTĐ - Cũng như bao đô thị khác, người Hà Nội cũng phải “chiến đấu” với những làn sóng lúc dịu êm, lúc vô cùng dữ dội. Đó là guồng quay hối hả của nhịp sống công nghiệp, làn sóng điện thoại khiến con người bị cuốn vào thế giới ảo, làn sóng của văn hóa ngoại lai, lối sống thực dụng và không ngoại trừ việc những người từ các nơi khác đổ về khiến văn hóa người Hà Nội ít nhiều bị ảnh hưởng.
Xem thêm