Dân kêu cứu vì không được hỗ trợ tiêu hủy dịch tả lợn châu Phi
![]() |
Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng khẳng định, không đền bù hỗ trợ 214 con lợn đối với gia đình ông Thủy là đúng theo Nghị định 02/2017 của Chính phủ
Bài liên quan
Chủ tịch xã nói gì về việc hộ chăn nuôi không được hỗ trợ tiền tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi
Hà Nội: Hộ chăn nuôi kêu cứu vì không được hỗ trợ tiền tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi
Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, có phương án tái đàn hợp lý
Không chủ quan trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi
Như báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin vụ việc gia đình nông dân Phạm Như Thủy (ở xã Hồng Hà, Đan Phượng, Hà Nội) gửi đơn kêu cứu vì chưa nhận được tiền hỗ trợ đàn lợn 214 con với tổng trọng lượng hơn 14,7 tấn phải tiêu hủy vì mắc dịch tả lợn châu Phi đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Trao đổi với phóng viên về lý do chưa hỗ trợ cho gia đình nông dân Phạm Như Thủy, ông Nguyễn Đình Đà, Chủ tịch UBND xã Hồng Hà, huyện Đan Phương nói rằng, lý do và khúc mắc lớn nhất trong việc chưa được hỗ trợ tiêu hủy 214 con lợn đến tuổi xuất chuồng bởi hành vi nhập 250 con lợn trong thời gian địa phương có dịch.
Đồng thời, ông Đà cũng khẳng định gia đình ông Thủy cũng sẽ nhận được hỗ trợ nhưng chỉ chưa biết thời gian bao lâu bởi còn xin ý kiến cấp thành phố.
UBND xã Hồng Hà đã làm đề nghị hỗ trợ đối với đàn lợn 214 con đến tuổi xuất chuồng của gia đình ông Thủy bởi đây là đàn lợn nuôi từ 2018, trước thời điểm dịch tả lợn châu Phi xuất hiện. Tuy nhiên, hiện tại vẫn phải chờ phản hồi từ huyện Đan Phượng và Chi Cục chăn nuôi của thành phố Hà Nội.
![]() |
Ông Phạm Như Thủy vẫn ngày ngày ngóng chờ tiền hỗ trợ tiêu hủy dịch tả lợn châu Phi để khắc phục khó khăn, nhanh chóng tái đàn |
Sau nhiều bài phản ánh, chiều 19/2, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô có cuộc trao đổi cùng ông Nguyễn Viết Đạt, Trưởng phòng Kinh tế huyện Đan Phượng để làm rõ nguyên nhân vì sao gia đình nông dân Phạm Như Thủy không được đền bù đối với 214 con lợn đến tuổi xuất chuồng bị tiêu hủy vì dịch tả lợn châu Phi hồi tháng 6/2019.
Thông tin từ ông Đạt cho biết, gia đình ông Thủy có 2 đàn lợn phải tiêu hủy vì dịch. Trong đó, đàn lợn 214 con đã được thống kê trước thời điểm dịch bùng phát. Riêng đàn lợn 250 con giống là gia đình ông Thủy mua lén lút từ Bắc Giang về mà không khai báo với địa phương.
Ông Đạt khẳng định, mặc dù đàn lợn giống 250 con có giấy tờ kiểm dịch nhưng hành vi nhập lợn trong thời điểm có dịch mà không khai báo với chính quyền địa phương đã vi phạm quy định phòng chống dịch và đã bị xử phạt hành chính.
214 con lợn thương phẩm đã được thống kê cũng không được đền bù, ông Đạt cho rằng, do hành vi nhập 250 con lợn giống của gia đình ông Thủy là vi phạm nên áp dụng Điều 4, Nghị định 02/2017 của Chính phủ, quy định về điều kiện hỗ trợ thiệt hại dịch bệnh. Do đó, 214 con lợn của gia đình ông Thủy cùng 250 con lợn giống là không đủ điều kiện.
"Gia đình ông Thủy nhập lợn giống mặc dù có kiểm dịch nhưng có thể phương tiện vận chuyển đi qua vùng dịch... từ đó có thể dẫn đến việc đàn lợn lây lan dịch.
Huyện rất chia sẻ với gia đình ông Thủy bởi người nông dân bị tiêu hủy đến 464 con lợn là một gia tài lớn, nếu nhận được hỗ trợ thì cũng hơn 500 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi xem xét, xin ý kiến nhiều lần huyện thấy rằng hỗ trợ là sai nguyên tắc...", lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng thông tin.
Tại buổi làm việc, phóng viên đã đề nghị lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng cung cấp hồ sơ, danh sách các hộ gia đình cũng như số lượng lợn tiêu hủy được ngân sách hỗ trợ để chắc chắn không có chuyện "nhận tiền nhưng không hỗ trợ dân" thì phía Phòng Kinh tế huyện từ chối không cung cấp.
![]() |
Toàn bộ chuồng trại của gia đình ông Phạm Như Thủy vẫn đang phải bỏ không sau khi bị dịch tả lợn châu Phi hoành hành |
Nhận được thông tin này, phía gia đình ông Phạm Như Thủy cho rằng, câu trả lời của lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng không thực sự thuyết phục bởi cần tách bạch 2 đàn lợn của gia đình.
"Đối với đàn lợn giống 250 con, trước khi gia đình nhập đã có giấy tờ kiểm dịch đầy đủ. Thời điểm đó, gia đình cũng không hay biết việc mua lợn giống nhập kế đàn phải khai báo với địa phương. Tuy nhiên, khi bị xác định vi phạm chúng tôi chấp nhận nộp phạt và không đề nghị hỗ trợ đối với đàn lợn này.
Còn đàn lợn 214 con, chúng tôi nuôi đã gần 1 năm, được thống kê trước khi xảy ra dịch bệnh. Chúng tôi tuân thủ đầy đủ biện pháp phun ngừa... Tại sao đàn lợn không đủ điều kiện hỗ trợ?", ông Thuỷ phân trần.
Trong khi đó, trao đổi với phóng viên, luật sư Hoàng Tùng (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) khẳng định, cơ quan chức năng cần tách bạch hai đàn lợn của ông Thủy.
"Đàn lợn nhập 250 con cần tách bạch với đàn lợn 214 con đã được kê khai trước thời điểm có dịch. Vì thế, gia đình ông Thủy có đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo Nghị định 02/2017. Nếu trường hợp ông Thủy không kê khai từ ban đầu thì mới không được hỗ trợ, không đáp ứng theo Nghị định 02/2017 của Chính phủ", luật sư Hoàng Tùng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần xem xét kế hoạch sản xuất, tuyên truyền của địa phương có phù hợp, ông Thủy có làm trái quy định không?
Trước đó, trả lời báo chí về vụ việc này, ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội cho biết: "Đến thời điểm này, việc hỗ trợ các hộ chăn nuôi có lợn bị nhiễm dịch tả châu Phi là do phía huyện. Thành phố đã cấp đủ kinh phí để các địa phương hỗ trợ".
Cũng theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội, về trường hợp hộ chăn nuôi Phạm Như Thủy, Sở đã có văn bản đề nghị UBND huyện Đan Phượng xem xét để hỗ trợ thiệt hại đối với đàn lợn 214 con của gia đình ông Thủy vì đã chăn nuôi tại thời điểm thống kê tháng 4/2019 trên địa bàn.
Trong sự việc trên, đề nghị lãnh đạo UBND huyện Đan Phượng sớm có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ hộ nông dân vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng
