Tag

Công ước 159: Đảm bảo quyền lợi cho lao động yếu thế

Lao động - Việc làm 29/09/2019 14:23
aa
TTTĐ - Tháng 3/2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký văn kiện phê chuẩn Việt Nam gia nhập Công ước 159 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật. Đây là một bước tiến mới trong việc cải thiện khung pháp lý hiện tại của Việt Nam nhằm hỗ trợ người khuyết tật.

Công ước 159: Đảm bảo quyền lợi cho lao động yếu thế

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước luôn chăm lo, tạo điều kiện giải quyết việc làm cho người khuyết tật giúp họ ổn định cuộc sống và tự tin hòa nhập với cộng đồng

Bài liên quan

Đào tạo nghề gắn với thị trường lao động, việc làm

Sửa luật phải nêu được đặc thù riêng, tạo điều kiện cho thanh niên phát triển

Tăng tuổi nghỉ hưu, không có chuyện người già tranh chấp chỗ của người trẻ

Sửa luật để tiếp lửa cho các phong trào thanh niên

Để người khuyết tật tự tin hòa nhập

Nhằm đảm bảo việc làm cho người khuyết tật theo tiêu chuẩn lao động quốc tế, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký văn kiện phê chuẩn Việt Nam gia nhập Công ước 159 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật. Công ước 159 là công ước thứ 23 của ILO mà Việt Nam gia nhập.

Cụ thể, Công ước số 159 của ILO về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật là công ước kỹ thuật của ILO nhằm mục đích bảo đảm sự bình đẳng trong cơ hội và đối xử đối với tất cả mọi người khuyết tật, ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Công ước đưa ra các yêu cầu về phục hồi khả năng lao động, quy định điều chỉnh, đánh giá tài liệu hướng dẫn nghề nghiệp, dạy nghề, bố trí việc làm và dịch vụ thất nghiệp cho người khuyết tật...

Công ước quy định các quốc gia thành viên phải thông qua, sửa đổi hoặc bãi bỏ các điều luật, quy định, tập quán hiện hành góp phần gây ra sự bất bình đẳng quyền lợi của người lao động khuyết tật. Công ước cũng đề ra các hoạt động và chính sách ở cấp quốc gia trong việc phát triển các dịch vụ hỗ trợ tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật.

Tất cả các đối tượng người khuyết tật ở mọi độ tuổi đều được tham gia học tập và đào tạo nghề
Tất cả các đối tượng người khuyết tật ở mọi độ tuổi đều được tham gia học tập và đào tạo nghề

Tiến sĩ Chang-Hee Lee, Giám đốc ILO Việt Nam cho biết: “Việc tạo điều kiện cho người lao động khuyết tật chính là không để ai bị bỏ lại đằng sau trong quá trình phát triển của kinh tế và thị trường lao động. Đây không chỉ là vấn đề nhân quyền mà còn là thành công của doanh nghiệp. Bằng việc tạo cơ hội việc làm cho lao động khuyết tật, các doanh nghiệp, cá nhân và cả xã hội đều sẽ được hưởng lợi. Chính phủ Việt Nam đã ghi nhận việc phê chuẩn Công ước 159 sẽ giúp Việt Nam tiếp tục điều chỉnh khung pháp lý phù hợp với các tiêu chuẩn lao động quốc tế để bảo vệ các nhóm lao động yếu thế”.

Cũng theo Tiến sĩ Chang-Hee Lee, việc phê chuẩn này cũng là một bước tiến trong việc cải thiện khung pháp lý hiện tại của Việt Nam nhằm hỗ trợ người khuyết tật. Hiện nay, Việt Nam đã có Luật Người khuyết tật được thông qua vào năm 2010; Kế hoạch hành động quốc gia về người khuyết tật (2012) với mục tiêu đào tạo nghề và tạo việc làm cho 250.000 lao động khuyết tật, cũng như đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền của người khuyết tật vào năm 2014.

Đảm bảo quyền bình đẳng về việc làm

Có thể thấy rằng, những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến những chính sách chăm lo, trợ giúp người khuyết tật. Nhờ vậy, người khuyết tật được tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội, sống độc lập, hòa nhập cộng đồng. Người khuyết tật cũng được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý… và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật.

Hiện tại ở nước ta có hàng trăm tổ chức của người khuyết tật từ trung ương đến địa phương được thành lập với những tên gọi phong phú đa dạng như: Hội, câu lạc bộ, trung tâm... Một số hội đã có mạng lưới đến cấp tỉnh, huyện và đang phát triển đến cấp xã, như: Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam, Hội Cứu trợ trẻ em khuyết tật Việt Nam...

Cùng với sự chuyển biến tích cực về nhận thức, hoạt động trợ giúp người khuyết tật cũng có sự thay đổi căn bản, từ sự trợ giúp mang tính nhân đạo từ thiện sang trợ giúp theo quan điểm phát triển. Bên cạnh việc đảm bảo mức sống, người khuyết tật còn được tạo điều kiện hỗ trợ việc làm, dạy nghề, giáo dục, y tế... Tất cả sự trợ giúp này đã tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật xóa bỏ mặc cảm, tự tin vươn lên hòa nhập xã hội và đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc hỗ trợ tạo việc làm cho người khuyết tật còn gặp rất nhiều khó khan. Người khuyết tật vẫn khó tiếp cận vốn vay ưu đãi để học nghề hoặc mở các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tỷ lệ người khuyết tật sau đào tạo nghề tìm được việc làm còn thấp và chủ yếu là do họ tự tạo việc làm. Bên cạnh đó, mặc dù các quy định trong Luật Người khuyết tật yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức không được từ chối tuyển dụng người khuyết tật có đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều đơn vị, tổ chức sử dụng lao động chưa sẵn sàng chấp nhận người khuyết tật vào làm việc...

Vậy để thực hiện tốt các mục tiêu trên, Nhà nước cần có các giải pháp nâng cao hiệu quả hỗ trợ việc làm cho người khuyết tật trong thời gian tới. Trong đó, cần có sự thay đổi nhận thức và cách tiếp cận quan trọng đối với người khuyết tật. Nhìn nhận người khuyết tật là lực lượng lao động tiềm năng, có vai trò tích cực với xã hội. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần phối hợp các bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành chính sách quan tâm đến người khuyết tật, có cơ chế chính sách về tài chính hỗ trợ họ; xây dựng cơ sở dữ liệu về người khuyết tật; phân tích, đánh giá nhu cầu học nghề, việc làm của từng nhóm đối tượng, từ đó có chính sách hỗ trợ phù hợp, hiệu quả...

Trên thực tế ở Việt Nam hiện nay, lực lượng lao động là người khuyết tật chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Thống kê của Ủy ban quốc gia về người khuyết tật cho thấy, đến đầu năm 2019, cả nước có khoảng hơn tám triệu người khuyết tật từ năm tuổi trở lên, chiếm 7,8% dân số. Trong số người khuyết tật, 58% là phụ nữ, 42% là nam giới. Phần lớn người khuyết tật trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, công việc chủ yếu là phụ giúp gia đình làm nông, lâm, ngư nghiệp, thu nhập thấp. Khoảng 40% người khuyết tật ở độ tuổi lao động và còn khả năng lao động, trong đó, chỉ có 30% có việc làm, tạo thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội. Ðiều đó có nghĩa, khoảng hai triệu người khuyết tật có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động, chưa có việc làm.

Hiện nay nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật hiện hành, như: Luật Người khuyết tật năm 2010; Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Việc làm; Luật Xây dựng; Luật Giao thông đường bộ; Luật Bảo hiểm y tế; Luật An toàn, vệ sinh lao động… với nhiều quy định quan trọng liên quan việc phục hồi chức năng lao động, dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm, tạo việc làm, cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng xã hội đối với người khuyết tật.

Đọc thêm

Tiếp xúc cử tri chuyên đề về đào tạo nghề, giải quyết việc làm Kinh tế

Tiếp xúc cử tri chuyên đề về đào tạo nghề, giải quyết việc làm

TTTĐ - Ngày 19/6, Thường trực HĐND TP Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề về công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn TP.
Cùng Sun Group phát triển tài năng, xây dựng tương lai Lao động - Việc làm

Cùng Sun Group phát triển tài năng, xây dựng tương lai

TTTĐ - Từ tháng 6/2024, SGEN Construction Talents 2024 - chương trình nhận diện và phát triển những tài năng trẻ trong ngành xây dựng của Tập đoàn Sun Group, đã mở cửa đón nhận các ứng viên cho năm 2024, với mục tiêu của tạo ra cơ hội đột phá cho sự nghiệp của nhân sự trẻ, đồng thời đảm bảo sự kế thừa và phát triển bền vững cho “Tập đoàn phát triển du lịch hàng đầu Châu Á”.
Samsung Việt Nam tuyển dụng kỹ sư, cử nhân quy mô lớn đợt 1 - 2024 Lao động - Việc làm

Samsung Việt Nam tuyển dụng kỹ sư, cử nhân quy mô lớn đợt 1 - 2024

TTTĐ - Samsung Việt Nam vừa tổ chức vòng thi tuyển dụng GSAT (Global Samsung Aptitude Test) đợt I - 2024 cho các kỹ sư và cử nhân tốt nghiệp đại học (Fresh Staff).
Đà Nẵng: Sôi nổi hội thi an toàn vệ sinh lao động Lao động - Việc làm

Đà Nẵng: Sôi nổi hội thi an toàn vệ sinh lao động

TTTĐ - 18 đội thi đến từ các cấp công đoàn trên địa bàn thành phố, tham gia tranh tài tại hội thi an toàn, vệ sinh viên giỏi lần thứ X do Liên đoàn Lao động TP Đà Nẵng tổ chức.
Bình Dương: Kết nối Sinh viên 5 tốt với doanh nghiệp Lao động - Việc làm

Bình Dương: Kết nối Sinh viên 5 tốt với doanh nghiệp

TTTĐ - Sáng 24/5, tại Trụ sở văn phòng Hội doanh nhân trẻ tỉnh Bình Dương, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Ban Thư ký Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh phối hợp cùng Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Dương tổ chức hành trình “Kết nối sinh viên 5 tốt, sinh viên tiêu biểu với cộng đồng, cơ quan, doanh nghiệp” năm học 2023-2024 (Hành trình số 2) với sự tham gia của hơn 100 sinh viên 5 tốt, sinh viên tiêu biểu.
Người lao động Phân bón Bình Điền thu nhập bình quân hơn 17 triệu đồng/tháng Lao động - Việc làm

Người lao động Phân bón Bình Điền thu nhập bình quân hơn 17 triệu đồng/tháng

TTTĐ - Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền (thương hiệu Đầu Trâu) vừa tổ chức Hội nghị đại biểu người lao động năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
Quảng Nam: Cảnh báo lừa đảo đưa lao động sang Australia Lao động - Việc làm

Quảng Nam: Cảnh báo lừa đảo đưa lao động sang Australia

TTTĐ - Hiện nay, một số cá nhân, tổ chức đã mạo danh được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và phía Australia chấp thuận cho tuyển chọn để thu tiền của người lao động trái quy định.
Chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động Lao động - Việc làm

Chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện 51/CĐ-TTg ngày 21/5/2024 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương chấn chỉnh, tăng cường công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Cơ hội phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo Lao động - Việc làm

Cơ hội phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024 là một sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của giáo dục nghề nghiệp và nâng cao chất lượng đào tạo. Đây là hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS, THPT trên địa bàn Hà Nội.
Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô: Ngành nghề đa dạng, mức lương hấp dẫn Lao động - Việc làm

Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô: Ngành nghề đa dạng, mức lương hấp dẫn

TTTĐ - Ngày 12/5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Xem thêm