Tag

Thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ, người yếu thế trong ngành Logistics

Lao động - Việc làm 01/04/2024 14:12
aa
TTTĐ - Sự phát triển năng động, nhanh chóng của ngành Logistics hiện nay đang là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kỹ năng cho lực lượng lao động, bao gồm phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội.
TP Hồ Chí Minh: Tháo gỡ “điểm nghẽn”, khơi thông logistics Tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ nông, lâm, thủy sản Vai trò của LIRC trong việc thúc đẩy sự gắn kết doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam

Trong khuôn khổ hoạt động của Chương trình Aus4Skills-AAGF, ngày 30/3, tại TP HCM, Hội Giáo dục nghề nghiệp TP HCM đã chủ trì phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế TP HCM tổ chức họp ý dự thảo: “Báo cáo đề xuất tăng cường sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội (GEDSI) trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực Logistics”.

Tham dự phiên họp có đại diện Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP HCM, đại diện một số cơ sở GDNN, doanh nghiệp, giảng viên, giáo viên các ngành về Logistics. Tại phiên họp, nhiều ý kiến góp ý tâm huyết cho dự thảo báo cáo để khuyến nghị với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội (GEDSI) trong GDNN lĩnh vực Logistics nói riêng và trong GDNN nói chung.

Theo ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP HCM - thành viên nhóm nghiên cứu về sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội (GEDSI) trong giáo dục nghề nghiệp lĩnh vực Logistics do Quỹ Hỗ trợ cựu sinh viên Australia thuộc Chương trình Aus4Skills ở Việt Nam điều phối cho biết: Kết quả khảo sát cho thấy, số lượng người học vào các ngành Logistics trong những năm gần đây tăng cao, đặc biệt là tại các trường đang là đối tác “Dự án thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp ngành Logistics với GDNN tại Việt Nam” do Chính phủ Úc tài trợ (chương trình Aus4Skills).

Trong đó, tỉ lệ người học là nữ và người học từ khu vực vùng nông thôn, miền núi chiếm tỉ lệ ngày một tăng. Khoảng trên 85% người học có việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp. Lao động nữ chiếm tỉ lệ ngày càng cao trong các doanh nghiệp và tập trung nhiều ở các vị trí dịch vụ hỗ trợ, kinh doanh thương mại điện tử, hành chính…

Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội giáo dục nghề nghiệp TP HCM tại sự kiện ngày 30/3 vừa
Ông Lâm Văn Quản, Chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP HCM phát biểu tại sự kiện

Ông Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm Nghiên cứu về GEDSI (hiện đang công tác tại Cục Quản lý và Chất lượng - Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, một trong những lý do quan trọng dẫn đến sự gia tăng người học ở trên là vấn đề về GEDSI liên quan giáo dục nghề nghiệp đã được đề cập trong nhiều văn bản chỉ đạo của Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đặc biệt được thể hiện khá rõ trong Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Đồng thời, nội dung về GEDSI còn được lồng ghép trong các chiến lược, chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội quốc gia liên quan đến GDNN và được các cơ sở GDNN, doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân có liên quan thực hiện khá tốt, điều cho thấy các chính sách này đã tiếp cận tới các đối tượng bao gồm phụ nữ, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi khác, tạo cơ hội cho họ tiếp cận với GDNN, lao động và việc làm, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững.

Ông Hoàng Thái Sơn cũng cho biết thêm, một lý do rất quan trọng nữa là hiện nay có nhiều chương trình GDNN được thiết kế mở, gắn với yêu cầu của doanh nghiệp, có lồng ghép các yếu tố bình đẳng giới, người khuyết tật và hòa nhập xã hội được triển khai linh hoạt, cơ sở vật chất và môi trường học tập được cải thiện phù hợp với nhu cầu và khả năng từng nhóm đối tượng.

Bên cạnh đó, quan niệm và nhận thức của xã hội, công tác truyền thông, tư vấn hướng nghiệp đã và đang làm thay đổi về sự công nhận vai trò, khả năng và sự đóng góp của phụ nữ, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi, yếu thế trong sự đa dạng ngành, nghề, vị trí việc làm trong lĩnh vực Logistics; làm cho các đối tượng này bắt đầu nhận thấy môi trường học tập phù hợp hơn, nhiều cơ hội nghề nghiệp và việc làm bền vững hơn trong lĩnh vực Logistics.

Ông Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm nghiên cứu GEDSI
Ông Hoàng Thái Sơn, Trưởng nhóm Nghiên cứu GEDSI

Bạn Nguyễn Ngọc Yến Phương, sinh viên lớp cao đẳng 22CDLG01, ngành Logistics, khoa Kinh tế, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP HCM cho biết: “Khi em học phổ thông, em không bao giờ nghĩ mình sẽ học ngành Logistics vì lúc đó chỉ nghĩ đây là ngành đòi hỏi nhiều sức khỏe, chỉ dành cho nam giới.

Tuy nhiên, sau khi được tư vấn tuyển sinh của các thầy cô từ các trường cao đẳng, em được biết Logistics là một lĩnh vực rất rộng, có nhiều ngành, nghề và vị trí việc làm phù hợp với phái nữ bọn em như: Logistics, hành chính Logistics, thương mại điện tử, quản lý giao nhận hàng hóa, quản lý vận tải và dịch vụ Logistics…

Sau khi cân nhắc, em quyết định chọn học ngành Logistics của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP HCM. Sau thời gian được học tập tại trường, em nhận thấy đây là ngành học và môi trường học phù hợp với em. Bên cạnh học tại trường, chúng em còn được đi kiến tập, thực tập tại doanh nghiệp để làm quen với thực tế, em thấy lựa chọn của mình là đúng đắn”.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, PGS.TS Bùi Văn Hưng, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II cũng chỉ ra một số hạn chế trong kết quả khảo sát là sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật trong một số ngành, nghề về Logistics trong GDNN và trong doanh nghiệp vẫn còn thấp, đặc biệt là trong các ngành được coi là “ngành của nam giới” như xếp dỡ cơ giới tổng hợp, quản lý kinh doanh vận tải và các ngành nghề khác liên quan đến lĩnh điều khiển phương tiện, thiết bị; khai thác, kỹ thuật, bốc xếp; an ninh, an toàn và kỹ thuật trong lĩnh vực Logistics.

Tỉ lệ người học là người khuyết tật tham gia học hòa nhập các ngành về Logistics còn ít, đây cũng là một vấn đề đáng được quan tâm, cần xem xét trong việc đào tạo nghề cho người khuyết tật gắn với việc làm bền vững để người khuyết tật có thể hòa nhập, làm việc trong thị trường lao động nói chung và lĩnh vực Logistics nói riêng.

PGS.TS Bùi Văn Hưng (đứng), Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II phát biểu tại hội nghị
PGS.TS Bùi Văn Hưng (đứng), Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II phát biểu tại hội nghị

Để tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong GDNN lĩnh vực Logistics, PGS.TS Bùi Văn Hưng cho rằng cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ.

Trong đó, các giải pháp quan trọng nhất là phải thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước về GEDSI trong GDNN, đẩy mạnh công tác truyền thông, hướng nghiệp, đào tạo phải đáp ứng thị trường lao động và việc làm, cải thiện cơ sở vật chất, môi trường học tập, các điều kiện sinh hoạt, làm việc nhằm tạo điều kiện, động viên, khích lệ phụ nữ, người khuyết tật và đối tượng thiệt thòi tham gia hơn nữa vào lĩnh vực Logistics, góp phần tạo nên sự chuyển biến tích cực trong bình đẳng giới, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong GDNN.

Tương tự, ông Chu Văn Vượng, Giám đốc Nhân sự, Công ty CP Thống Nhất Hà Nội cho rằng: Để tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong GDNN lĩnh vực Logistics cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, tin cậy lẫn nhau giữa nhà trường và doanh nghiệp trên cơ sở gắn quyền lợi với trách nhiệm xã hội của mỗi bên trong đào tạo và sử dụng lao động.

Ví dụ, các bên cùng nhau xây dựng các quỹ hỗ trợ sinh viên vượt khó trong học tập, chia sẻ thông tin bao gồm thông tin về đào tạo, yêu cầu về sức khỏe, kiến thức, kỹ năng, thời gian và môi trường làm việc ở từng vị trí việc làm trong sự đa dạng các ngành, nghề của lĩnh vực Logistisc.

Từ đó, các bên cùng nhau phối hợp trong công tác truyền thông, tư vấn tuyển sinh, đào tạo, giới thiệu việc làm và tuyển dụng được lao động phù hợp, bao gồm phụ nữ, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi khác.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, bà Phạm Ngọc Diễm, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP HCM cho hay: Một trong những yếu tố quan trọng để bảo đảm sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật trong GDNN là cần có môi trường học tập, lao động thân thiện với phụ nữ và người khuyết tật, bao gồm môi trường vật chất như: Lối đi, thang máy, buồng thay đồ, nhà vệ sinh, thời giờ nghỉ ngơi, làm việc, nghỉ thai sản phù hợp với phụ nữ, người khuyết tật và môi trường tinh thần được cảm thấy đối xử bình đẳng, công bằng, không có sự kỳ thị, phân biệt đối xử để họ cảm thấy yên tâm, tự tin với môi trường học tập và lao động.

Bà Phạm Ngọc Diễm, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật TP HCM phát biểu tại sự kiện
Bà Phạm Ngọc Diễm, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật TP HCM phát biểu tại sự kiện

Để tăng cường sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong GDNN lĩnh vực Logistics, nhóm nghiên cứu về GEDSI đã có các khuyến nghị đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan như: Tiếp tục rà soát, đánh giá và hoàn thiện các quy định đối với bình đẳng giới, người khuyết tật, yếu thế khác trong các văn bản quy phạm pháp luật; trong đó sớm ban hành thông tư hướng dẫn về GDNN đối với người khuyết tật theo Kế hoạch số 753/QĐ-TTg của Chính phủ;

Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn về việc đưa nội dung về bình đẳng giới vào chương trình giảng dạy chính thức của hệ thống GDNN theo Quyết định số 1790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; lồng ghép các nội dung về bình đằng giới, tổ chức đào tạo nghề cho người khuyết tật, người bị thiệt thòi, yếu thế khác trong các văn bản, chỉ đạo điều hành về GDNN phù hợp với từng giai đoạn, thời điểm trong chiến lược phát triển GDNN giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

tăng cường nâng cao nhận thức, truyền thông, tư vấn nghề nghiệp, bồi dưỡng đào tạo nhân lực, người dạy, người học, người lao động, hỗ trợ hòa nhập; đồng thời hỗ trợ phụ nữ, người khuyết tật và các đối tượng thiệt thòi khác được tiếp cận đầy đủ thông tin về sự đa dạng ngành, nghề đào tạo và vị trí việc làm trong lĩnh vực Logistics, giúp họ có quyết định chính xác về việc lựa chọn nghề nghiệp;

Tiếp tục nghiên cứu xây dựng, rà soát, điều chỉnh và phát triển một số chương trình đào tạo có thể triển khai linh hoạt về thời gian, địa điểm, tiến độ đào tạo phù hợp với nghề đào tạo, hình thức đào tạo, phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng nhóm đối tượng, trong đó chú trọng đối tượng người học nữ và người khuyết tật học hòa nhập;

Tăng cường hợp tác giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp và với các tổ chức trong - ngoài nước để có thể tăng cường nguồn lực, kỹ thuật, chia sẻ kiến thức, giúp cải thiện chất lượng đào tạo và mở rộng cơ hội tăng cường sự tham gia của phụ nữ, người khuyết tật, hòa nhập xã hội trong GDNN; xây dựng các chương trình, quỹ, dự án hỗ trợ và tổ chức các hoạt động động viên, khích lệ phụ nữ, người khuyết tật và đối tượng thiệt thòi trong lao động và việc làm;

Tổ chức đánh giá, phân tích, bài học kinh nghiệm đối với các hoạt động hiệu quả của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam về bình đẳng giới, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong GDNN để có thể xây dựng, nhân rộng mô hình bình đẳng giới, người khuyết tật và hòa nhập xã hội trong các cơ sở GDNN.

Đọc thêm

Hà Nội giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động trong 3 tháng đầu năm Lao động - Việc làm

Hà Nội giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động trong 3 tháng đầu năm

TTTĐ - Thông tin từ Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2025, toàn thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 54.131 người lao động, đạt 32,03% kế hoạch năm.
Tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao Lao động - Việc làm

Tạo cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam và một số đơn vị tổ chức Ngày hội việc làm, ký kết thỏa thuận hợp tác. Ngày hội việc làm góp phần tạo cầu nối 3 bên: Nhà trường - sinh viên - doanh nghiệp, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo mối quan hệ trao đổi thông tin lâu dài giữa nhà trường và doanh nghiệp.
Nâng cao tay nghề và kết nối nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động Lao động - Việc làm

Nâng cao tay nghề và kết nối nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động

TTTĐ - Việc Làm Tốt (vieclamtot.com), nền tảng tuyển dụng số lượng lớn hàng đầu thuộc Chợ Tốt và trường Trung cấp Công nghệ Thông tin Sài Gòn (www.sitc.edu.vn) đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược. Sự kiện này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và mở rộng cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam, đặc biệt trong các ngành bán hàng - kinh doanh, chăm sóc và quản lý khách hàng, công nghệ thông tin, hành chính - nhân sự.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 Lao động - Việc làm

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

TTTĐ - Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.
Tăng cường hợp tác nhân sự Việt - Hàn trong ngành chế biến thực phẩm Lao động - Việc làm

Tăng cường hợp tác nhân sự Việt - Hàn trong ngành chế biến thực phẩm

TTTĐ - Mới đây, Hiệp hội Chế biến sản phẩm chăn nuôi Hàn Quốc cùng các doanh nghiệp Hàn Quốc đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam nhằm thúc đẩy hợp tác, trao đổi nhân lực trong ngành chế biến thực phẩm.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn Lao động - Việc làm

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn

TTTĐ - Sáng nay (31/3), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ ngày 3/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra Công đoàn.
Hướng dẫn thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động tại Hà Nội Kinh tế

Hướng dẫn thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động tại Hà Nội

TTTĐ - Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Nội vụ) vừa ban hành hướng dẫn thủ tục về chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trên địa bàn để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia.
Khắc phục những "khe hở" dễ dẫn đến tham nhũng, lãng phí Lao động - Việc làm

Khắc phục những "khe hở" dễ dẫn đến tham nhũng, lãng phí

TTTĐ - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành kế hoạch triển khai các nội dung công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực năm 2025.
Tăng cường tuyên truyền để đoàn viên, người lao động ưu tiên dùng hàng Việt Kinh tế

Tăng cường tuyên truyền để đoàn viên, người lao động ưu tiên dùng hàng Việt

TTTĐ - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp Công đoàn triển khai Kế hoạch Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2025 trong hệ thống Công đoàn. Trong đó chú trọng gắn việc thực hiện Cuộc vận động với các hoạt động và phong trào thi đua của tổ chức Công đoàn.
Đề xuất bỏ hỗ trợ thêm khi cán bộ, công chức nghỉ việc Lao động - Việc làm

Đề xuất bỏ hỗ trợ thêm khi cán bộ, công chức nghỉ việc

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có công văn gửi Thường trực HĐND TP Hồ Chí Minh đề xuất các nội dung dự kiến trình tại kỳ họp HĐND lần thứ 22 sắp tới. Đáng chú ý trong đó chính là dự thảo bãi bỏ chế độ hỗ trợ thêm đối với cán bộ, người lao động thôi việc vì tinh gọn bộ máy.
Xem thêm