Khắc phục những "khe hở" dễ dẫn đến tham nhũng, lãng phí
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch về thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực năm 2025, trong đó nêu rõ một số nhiệm vụ, giải pháp như: Tăng cường tuyên truyền, phố biến và vận động cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức lao động thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Công đoàn các cấp chủ trì phối hợp tuyên truyền, phổ biến và vận động cán bộ, đoàn viên, công nhân lao động thực hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí; theo dõi, phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, viên chức.
Đồng thời, kiến nghị thực hiện tốt cơ chế bảo vệ, tôn vinh và khen thưởng các tập thể, cá nhân tích cực phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm chống lãng phí.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Bên cạnh đó, các cấp trong hệ thống Công đoàn, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến công tác cán bộ, công tác quản lý và sử dụng tài chính, tài sản Công đoàn, hoạt động kinh tế Công đoàn nhằm hạn chế, khắc phục những "khe hở" dễ dẫn đến tham nhũng, lãng phí.
Đồng thời, tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả việc tham gia góp ý, phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và về các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, lãng phí như: Chính sách, pháp luật về quản lý đất đai, tài nguyên; công tác cán bộ; các quy định liên quan đến cơ chế phân công, phân cấp, xác định trách nhiệm giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân; thủ tục hành chính; tài chính công...
Cùng với đó, chủ động nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Phát huy vai trò, trách nhiệm của ủy ban kiểm tra công đoàn, góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tăng cường công tác kiểm tra quản lý sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động sự nghiệp, kinh tế của Công đoàn.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Thường vụ công đoàn các cấp xây dựng kế hoạch báo cáo thường trực cấp ủy tổ chức các hoạt động giám sát thường xuyên, đột xuất để phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giám sát những vụ việc, lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí, tiêu cực gây sách nhiễu, phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; nghiên cứu, xem xét văn bản đã có hiệu lực pháp luật (giám sát văn bản) liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; giám sát việc thực hiện các quy định về công khai, minh bạch, cải cách thủ tục hành chính.
Chủ động ngăn ngừa, phát hiện và kiểm tra kịp thời khi có dấu hiệu vi phạm, nhất là vi phạm trong quản lý, sử dụng tài chính công đoàn và công tác cán bộ của công đoàn; nghiêm túc thực hiện đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về xử lý kỷ luật và tổ chức thực hiện việc xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân có hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Gần 1700 chỉ tiêu tuyển dụng tại phiên giao dịch việc làm

4 tháng đầu năm, Hà Nội giải quyết việc làm cho hơn 88 nghìn lao động

Đồng hành, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động

Giải pháp hữu hiệu để phát triển thị trường lao động

Đà Nẵng: Trao 34 “mái ấm công đoàn” cho người lao động

Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phiên giao dịch việc làm

Hà Nội chú trọng đổi mới đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Cơ hội cho doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực chất lượng cao
