Tag

Chủ tịch xã nói gì về việc hộ chăn nuôi không được hỗ trợ tiền tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi

Bạn đọc 19/01/2020 08:23
aa
TTTĐ - Liên quan tới vụ việc hộ chăn nuôi ở xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng, Hà Nội) kêu cứu vì không được hỗ trợ tiền tiêu hủy lợn bị bệnh dịch tả châu Phi, Chủ tịch UBND xã Hồng Hà vừa cho biết, sở dĩ gia đình người nông dân có 214 con lợn với trọng lượng trên 14,7 tấn, chưa nhận được hỗ trợ là do lãnh đạo huyện Đan Phượng chỉ đạo dừng "bằng miệng"(?!).

Chủ tịch xã nói gì về việc hộ chăn nuôi không được hỗ trợ tiền tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi

Ông Phạm Như Thủy đứng ngồi không yên vì mãi không được hỗ trợ tiền tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi, trong khi Tết Canh Tý đã đến ngoài cửa ngõ

Bài liên quan

Hà Nội: Hộ chăn nuôi kêu cứu vì không được hỗ trợ tiền tiêu hủy lợn bị dịch tả châu Phi

Phòng, chống dịch tả lợn châu Phi, có phương án tái đàn hợp lý

Hà Nội bổ sung gần 98 tỷ đồng phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Không chủ quan trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Xã nói huyện chỉ đạo “bằng miệng”(?!)

Như báo Tuổi trẻ Thủ đô đã phản ánh, sự việc gia đình ông Phạm Như Thủy (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) nuôi đàn lợn hàng trăm con, có trọng lượng hơn 14,7 tấn, phải tiêu hủy do mắc dịch tả lợn châu Phi, gửi đơn kêu cứu vì hơn nửa năm chờ đợi vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ, đang thu hút sự quan tâm của dư luận.

Trong khi Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đang đến gần thì gia đình người nông dân này vẫn hàng ngày ngóng chờ thông tin trả lời của cơ quan chức năng về những lá đơn kiến nghị gửi đi chưa thấy hồi âm trở lại.

Gia đình ông Thủy quanh năm gắn bó với nghề chăn nuôi bởi ruộng đồng ít. Bởi vậy, việc hơn 464 con lợn bị tiêu hủy (trong đó có 214 con lợn đến tuổi xuất chuồng, 250 con lợn giống) đến nay chưa hề nhận được đồng hỗ trợ nào khiến gia đình lâm cảnh túng bấn.

"Nếu tính giá hỗ trợ đang được nhà nước áp dụng thì 214 con lợn của chúng tôi cũng được gần 500 triệu đồng. Chi phí chẳng đáng gì so với công chăm sóc của chúng tôi khi đàn lợn này nuôi được gần 1 năm trời. Đến nay gia đình không biết lấy chi phí đâu trả nợ, tái đàn... Tết này coi như chúng tôi đã mất Tết...", ông Thủy đau xót nói.

Mong muốn lớn nhất của gia đình ông Thủy là lãnh đạo huyện Đan Phượng cùng các ngành chức năng xem xét hỗ trợ cho gia đình 214 con lợn đến tuổi xuất chuồng còn riêng 250 con lợn giống bị phạt vì nhập trong thời gian có dịch bệnh thì gia đình xin chấp nhận không đền bù.

Chủ tịch UBND xã Hồng Hà cho biết, lãnh đạo huyện Đan Phượng chỉ đạo dừng giải quyết hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc dịch tả châu Phi đối với hộ chăn nuôi Phạm Như Thủy
Chủ tịch UBND xã Hồng Hà cho biết, lãnh đạo huyện Đan Phượng chỉ đạo dừng giải quyết hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc dịch tả châu Phi đối với hộ chăn nuôi Phạm Như Thủy

Trao đổi với PV về lý do chưa hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc dịch tả châu Phi cho gia đình ông Thủy, ông Nguyễn Đình Đà - Chủ tịch UBND xã Hồng Hà (Đan Phượng) cho biết: Khoảng tháng 7-8/2019, huyện tiến hành họp về nội dung hỗ trợ các gia đình nông dân có lợn bị dịch tả châu Phi.

Tại cuộc họp này, lãnh đạo Phòng Kinh tế huyện Đan Phượng đã kiến nghị dừng hỗ trợ lợn dịch đối với gia đình ông Thủy và được Chủ tịch UBND huyện Đan Phượng đồng ý. Tuy nhiên, ông Đà cho biết, tất cả kiến nghị và chỉ đạo này chỉ là bằng miệng nói chứ không có văn bản cụ thể.

Chủ tịch UBND xã Hồng Hà nói rằng, lý do và khúc mắc lớn nhất trong việc gia đình ông Phạm Như Thủy chưa được hỗ trợ tiêu hủy 214 con lợn đến tuổi xuất chuồng là bởi hành vi nhập 250 con lợn trong thời gian địa phương có dịch.

Đồng thời ông Đà cũng khẳng định trước sau gia đình ông Thủy cũng sẽ nhận được hỗ trợ nhưng chỉ là chưa biết thời gian là bao lâu bởi còn xin ý kiến của thành phố.

Cũng theo ông Đà, xã Hồng Hà xuất hiện lợn dịch từ tháng 3/2019 và bùng phát vào tháng 4/2019 với nhiều hộ bị dịch, như vậy là dịch bệnh có trước thời điểm gia đình ông Thủy nhập 250 con lợn giống là tháng 6/2019.

Ông Đà cũng cho biết, địa phương đã làm đề nghị hỗ trợ đối với đàn lợn 214 con đến tuổi xuất chuồng của gia đình ông Thủy bởi đây là đàn lợn nuôi từ 2018, trước thời điểm dịch tả lợn châu Phi xuất hiện. Tuy nhiên, hiện tại vẫn phải chờ phản hồi từ huyện Đan Phượng và Chi Cục chăn nuôi của thành phố Hà Nội.

Trong khi đó, trao đổi với PV, ông Phạm Như Thủy cho biết: Ông Đà cũng như lãnh đạo UBND xã Hồng Hà cũng nói thế với ông rất nhiều lần rồi nhưng đến nay vẫn chưa thấy gì?.

Đủ điều kiện để được hỗ trợ

Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô về sự việc trên, luật sư Hoàng Tùng (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), khẳng định gia đình lão nông Phạm Như Thủy hoàn toàn đủ điều kiện để nhận được hỗ trợ đối với đàn lợn 214 con bị tiêu hủy vì dịch tả châu Phi.

"Đối với trường hợp hộ gia đình ông Phạm Như Thủy thì có đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ đối với việc đàn lợn 214 con đến tuổi xuất chuồng bị tiêu hủy do mắc dịch tả lợn châu Phi bùng phát: Nghị định số 02/2017/NĐ/CP về chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất nông nghiệp vùng thiệt hại thiên tai, dịch bệnh quy định quy định về Đối tượng và điều kiện để được hỗ trợ (Điều 2 và Điều 4) thì cơ bản gia đình ông Thủy đã đủ điều kiện để được hỗ trợ theo quy định. Số tiền hỗ trợ cho ông Thủy là hỗ trợ một phần chi phí vật nuôi, chi phí sản xuất ban đầu (không phải đền bù thiệt hại).

Việc gia đình ông Thụy có nhập đàn lợn con 250 con (đã có giấy tờ kiểm dịch rõ ràng và trình tự thủ tục đúng quy định) nhưng sau đó cũng bị tiêu hủy do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi và bị xử phạt hành chính, không hề liên quan và ảnh hưởng đến việc phải hỗ trợ cho đàn lợn đã đến tuổi xuất chuồng 214 con bị tiêu hủy do mắc bệnh dịch.

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 793/QĐ-TTg năm 2019 quyết định về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi thì mức hỗ trợ sẽ được áp dụng là 25.000 đồng/kg lợn hơi và nguồn kinh phí hỗ trợ sẽ được lấy từ ngân sách Nhà nước theo quy định tại quyết định này", luật sư Tùng phân tích.

Luật sư Hoàng Tùng - Đoàn Luật sư TP Hà Nội khẳng định gia đình ông Phạm Như Thủy đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ tiền tiêu hủy 214 con lợn mắc dịch tả châu Phi
Luật sư Hoàng Tùng - Đoàn Luật sư TP Hà Nội khẳng định gia đình ông Phạm Như Thủy đủ điều kiện để được nhận hỗ trợ tiền tiêu hủy 214 con lợn mắc dịch tả châu Phi

Cũng theo luật sư Hoàng Tùng, thủ tục để tiến hành xin hỗ trợ theo quy định của pháp luật bao gồm: Khi bị thiệt hại, các hộ sản xuất phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn, tiến hành thống kê, đánh giá thiệt hại, hoàn thiện hồ sơ gửi trực tiếp lên UBND cấp xã để giải quyết theo quy định.

Hồ sơ xin hỗ trợ bao gồm: Đơn đề nghị hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo các Mẫu số 1, 2, 3, 4 và 5 tại Phụ lục I ban hành kèm theo; kèm theo Bản kê khai sản xuất ban đầu theo Mẫu số 6 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch (nếu có). Bảng thống kê thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai có xác nhận của thôn, bản, khu dân cư.

Chậm nhất 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, UBND các cấp (đối với dịch bệnh) phải có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết cho các hộ sản xuất trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.

Như vậy, chậm nhất là 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ thì các cơ quan phải có ý kiến trả lời bằng văn bản hoặc thông báo kết quả giải quyết cho các hộ có hồ sơ trình lên.

"Đối với trường hợp của gia đình ông Thủy thì UBND huyện Đan Phượng cần phải xem xét lại hồ sơ và cách làm việc của các phòng, ban có trách nhiệm liên quan để xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Trường hợp thiếu giấy tờ, văn bản hoặc có vấn đề gì thì phải thông báo cho hộ ông Thủy bằng văn bản rõ ràng theo quy định của pháp luật", luật sư Hoàng Tùng kiến nghị.

Liên quan đến vụ việc này, PV của báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục liên hệ với lãnh đạo Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn Hà Nội, UBND huyện Đan Phượng để có thông tin trả lời bạn đọc.

Đọc thêm

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo Đường dây nóng

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

TTTĐ - Nhiều địa phương của Hà Nội quán triệt quan điểm sẽ truy trách nhiệm lãnh đạo địa phương nếu buông lỏng quản lý hoặc thiếu kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm đất đai, xây dựng.
Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, các quận, huyện, thị xã đều tăng cường xử lý vi phạm trong công tác quản lý đất đai, xây dựng, môi trường, kể cả việc tạm đình chỉ công tác.
Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập Đường dây nóng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

TTTĐ - Trước tình trạng lấn chiếm đất đai, đồng ruộng và xây dựng trái phép gia tăng trong giai đoạn sắp xếp các đơn vị hành chính, lãnh đạo thành phố Hà Nội đã liên tục chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các cấp, ngành siết chặt quản lý, xử lý nghiêm vi phạm nhằm đảm bảo kỷ cương pháp luật và ổn định xã hội.
Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng Bạn đọc

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

TTTĐ - Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo thành phố Hà Nội, huyện Hoài Đức đã vào cuộc quyết liệt xử lý tình trạng vi phạm đất đai, trật tự xây dựng.
Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng Đường dây nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

TTTĐ - Ngày 29/4, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã ban hành Công điện số 02 yêu cầu các xã, thị trấn và các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh, đặc biệt trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Bảo vệ người tiêu dùng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 205/TB-VPCP ngày 28/4/2025 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc giao ban công tác quý I năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.
Xem thêm