Tag
Ký sự xã đảo Minh Châu sau cơn lũ

Bài 3: Viên ngọc lại sáng trong lòng sông mẹ

Phóng sự 22/09/2024 15:51
aa
TTTĐ - Cơn lũ vừa rút, bùn đất vẫn còn lấm lem trên ngọn cây dướng bên bờ sông Hồng, nhưng người dân xã Minh Châu đã bắt tay tái thiết cuộc sống. Ý chí và nỗ lực của những người dân xã đảo giúp họ sớm phục hồi sản xuất, sinh hoạt. Trong ánh nắng cuối thu, nơi đây lại sáng lấp lánh trên mênh mang mặt nước dòng sông Mẹ.
Bài 1: Những ngày xã đảo dập dềnh trong biển nước Bài 2: Cây đổ rồi, chồi lại lên xanh

Mùa trăng yêu thương

Với sự nỗ lực của các cấp chính quyền trong mấy chục năm bền bỉ, xã đảo Minh Châu (Ba Vì, Hà Nội) hiện nay có hệ thống trường từ mầm non đến trung học cơ sở. Xã chưa có trường trung học phổ thông, hàng ngày, khoảng 400 học sinh phải đi qua phà để sang “đất liền” cõng chữ về đảo.

Thầy giáo Nguyễn Khôi, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Minh Châu thừa nhận, điều kiện sinh hoạt và học tập của học sinh vẫn còn nhiều thiếu thốn. “Không vì hạn chế về vật chất, địa lý mà các con không được tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng của nhà trường và phụ huynh để phát triển cả về thể chất, tri thức và tinh thần”, thầy Nguyên Khôi bộc bạch.

Lãnh đạo UBND huyện Ba Vì mang quà trung thu đến với trẻ em xã Minh Châu
Lãnh đạo UBND huyện Ba Vì mang quà trung thu đến với trẻ em xã Minh Châu

Đợt lũ lịch sử vừa qua là phép thử đối với nỗ lực, quyết tâm của thầy cô, phụ huynh tại xã đảo Minh Châu. Những ngày lũ ấy, bên cạnh việc bảo vệ tài sản, hoa màu, vật nuôi, xã Minh Châu còn lo lắng với việc học của các con. Thầy cô không thể đến trường, khắp nơi là cảnh cây đổ, nước ngập. Xã đành quyết định cho các con học trực tuyến.

Thầy Nguyễn Khôi cho hay: “Việc tổ chức học trực tuyến cho các con rất khó khăn. Trường chỉ còn 3 giáo viên ở tại địa bàn. Phụ huynh thì còn đang bận lo cho đàn bò, ruộng chuối. Điện chập chờn, mạng internet trục trặc. Giáo viên và các con cùng nhau cố gắng để tiếp tục việc học. Trong lúc thiên tai, bão lũ, các con vẫn muốn được truyền thụ tri thức, đó là điều đáng quý nhất”.

Đáng chú ý hơn, đợt cao điểm lũ trùng với Tết Trung thu, dịp lễ hội vẫn được cho các cháu thiếu nhi. Trong điều kiện hoàn cảnh thiếu thốn và căng mình chống lũ, xã Minh Châu vẫn tìm cách để thiếu nhi không chịu thiệt thòi.

Bài 3: Viên ngọc lại sáng trong lòng sông Mẹ
Công an huyện Ba Vì tặng quà cho trẻ em xã Minh Châu

Ông Nguyễn Danh Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã Minh Châu cho hay, với các nguồn lực của địa phương, cùng với sự hỗ trợ của các đoàn thể, các nhà mạnh thường quân, xã Minh Châu đã lên kế hoạch để tổ chức chương trình Trung thu cho các cháu thiếu nhi đảm bảo đầy đủ, thắm đượm tình cảm và yêu thương.

Được biết, với mong muốn giúp các em có một mùa trăng vẹn tròn, ý nghĩa, đoàn thể Công an huyện Ba Vì phối hợp các mạnh thường quân tổ chức trao tặng 150 suất quà cho các em nhỏ xã Minh Châu gồm bánh trung thu, đèn ông sao, nhu yếu phẩm cần thiết, sách vở...

Những món quà Trung thu tuy không lớn nhưng đã góp phần động viên tinh thần, khích lệ các em vượt qua khó khăn. Qua đó, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của đoàn thể Công an huyện Ba Vì, chùa Đông Các và các mạnh thường quân dành cho trẻ em vùng lũ, tiếp thêm niềm tin, nghị lực để các em vươn lên trong học tập.

Bên cạnh các phần quà vui Tết Trung thu, tuổi trẻ Công an huyện Ba Vì cũng tiến hành song song các hoạt động khắc phục hậu quả bão số 3, như: Gặp mặt, thăm hỏi và động viên các em thiếu nhi phải di dời cho ảnh hưởng mưa bão; kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ các em có thêm điều kiện học tập, sinh hoạt, ổn định cuộc sống; hỗ trợ trang thiết bị, đồ dùng học tập, sách, vở, quần áo, đồ dùng sinh hoạt cho các em thiếu nhi nhanh chóng quay trở lại trường học.

Phấn đấu vì ngày mai

Còn nhớ, trong lễ khai giảng năm học mới tại Trường THCS Tản Lĩnh, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã nói, học sinh của Ba Vì có thể xa về địa lý, nhưng không khác biệt về trình độ so với học trò tại khu vực trung tâm.

Với tinh thần ấy, thầy giáo Nguyên Khôi vui mừng chia sẻ, từ ngày 13/9, nhà trường đã tổ chức đón học sinh đến trường để giảng dạy trực tiếp. Các thầy cô giáo từ những địa phương xa xôi như Sơn Tây, Thạch Thất vượt quãng đường vài chục cây số, cùng với chuyến phà chòng chành trên dòng nước lũ để lên lớp. Đó chính là tình yêu, trách nhiệm vô bờ.

Những mầm non của xã đảo
Những mầm non của xã đảo

Thăm một lớp của Trường Tiểu học xã Minh Châu, các con không đồng phục tinh tươm, nhưng lại chứa chan nụ cười trong sáng, hạnh phúc. Sau những ngày lũ, học sinh của Minh Châu dường như càng ý thức hơn về những khó khăn, thua thiệt mà các em phải đối mặt. Bằng tình yêu thương học trò và nỗ lực của các thầy cô giáo, nhà trường đã và đang từng bước xoá nhoà khoảng cách để các con tự tin tiến bước.

Phó Chủ tịch UBND xã Minh Châu Nguyễn Thanh Hưng cho biết, do đặc điểm khác biệt của xã đảo, theo định hướng của thành phố, xã sẽ phát triển theo hướng du lịch sinh thái, giảm dần số hộ chăn nuôi, đầu tư khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ gìn vệ sinh môi trường, phục vụ du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Hiện xã xây dựng đề án với cơ chế đặc thù dành riêng cho xã đảo như đầu tư giao thông nông thôn; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; chính sách giảm học phí, hỗ trợ phí phà qua sông đối với học sinh và khuyến khích giáo viên đến dạy tại xã; xây dựng cầu nối xã Minh Châu với xã An Tường, tỉnh Vĩnh Phúc...

Bài 3: Viên ngọc lại sáng trong lòng sông Mẹ
Viên ngọc sáng giữa lòng sông Hồng

Chia tay Minh Châu trên chuyến phà cuối ngày, ánh nắng chiều loang loáng trên mặt nước, phản chiếu màu vàng rực rỡ khiến xã đảo nổi bật như viên ngọc sáng giữa lòng sông mẹ.

Hy vọng rằng, với nỗ lực của chính quyền và Nhân dân xã đảo, cùng với tinh thần lạc quan, quyết tâm vô cùng lớn, địa phương này sẽ sớm phát triển xứng đáng với tiềm năng, trở thành viên “minh châu” thực sự của Thủ đô.

Tháng 2/2023, trong chuyến thăm và làm việc tại xã Minh Châu, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho rằng, trước mắt huyện Ba Vì cần xây dựng đề án nêu rõ những cơ chế, chính sách đặc thù báo cáo Thường trực Thành ủy, HĐND TP để qua đó giúp xã Minh Châu phát triển hơn nữa.

Bài 3: Viên ngọc lại sáng trong lòng sông Mẹ

Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong thăm và làm việc tại xã Minh Châu

Trong đó, chính quyền địa phương cần chú trọng xây dựng quy hoạch xã, dựa vào các căn cứ khoa học và dự báo phát triển của một xã đảo của vùng văn hóa xứ Đoài. Trên cơ sở quy hoạch này, huyện Ba Vì cần cập nhật vào quy hoạch của huyện và TP, trong đó chú ý đến quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp, xây dựng đê kè vùng lũ.

Từ thực tế phát triển của xã đảo đặc thù, Phó Bí thư Thành ủy yêu cầu chính quyền địa phương chú trọng đến công tác quy hoạch xây dựng, gắn với phát triển du lịch địa phương, để vừa phát triển kinh tế - xã hội nhưng vẫn giữ được cảnh quan nông thôn, không gây ô nhiễm môi trường. Trong đó, phải xác định rõ từng lợi thế và khó khăn để mỗi người dân hiểu và đồng lòng triển khai thực hiện.

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Bài 2: Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm