Tag

Xử lý người chưa thành niên phạm tội: Nhân đạo nhưng phải công bằng

Muôn mặt cuộc sống 21/06/2024 15:20
aa
TTTĐ - Góp ý vào dự án Luật Tư pháp chưa thành niên, đại biểu Quốc hội cho rằng, ngoài việc xử lý có tính hướng thiện, tạo cơ hội sửa chữa lỗi lầm đối với người chưa thành niên phạm tội thì nhiệm vụ của luật này còn phải bảo đảm trật tự an toàn xã hội và bảo vệ nạn nhân là người chưa thành niên.
Đưa vào trại giam chỉ làm trẻ chưa thành niên “chai sạn” hình phạt Tách vụ án có liên quan cả người thành niên và chưa thành niên

Phải đảm bảo tính giáo dục, răn đe

Sáng 21/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. Các đại biểu đều đồng tình với việc nên có một bộ luật chuyên biệt cho người chưa thành niên.

Theo đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định), đây là lần đầu tiên có một dự án luật chuyên biệt về tư pháp hình sự dành cho người chưa thành niên.

Tuy nhiên, đại biểu Mai Thị Phương Hoa cũng lưu ý, ngoài việc xử lý có tính hướng thiện, tạo cơ hội sửa chữa lỗi lầm, thể hiện tinh thần nhân đạo đối với người chưa thành niên phạm tội thì nhiệm vụ của luật này còn phải bảo đảm trật tự an toàn xã hội và bảo vệ nạn nhân, nhất là nạn nhân là người chưa thành niên.

“Quan điểm chỉ đạo này rất quan trọng, bởi nếu chúng ta quá chú trọng đến việc bảo đảm lợi ích của người chưa thành niên phạm tội thì sẽ không công bằng với nạn nhân là người chưa thành niên, với lợi ích chung của toàn xã hội”, đại biểu nói.

Xử lý người chưa thành niên phạm tội: Nhân đạo nhưng phải công bằng
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa

Đại biểu cũng viện dẫn ý kiến của một chuyên gia về pháp luật hình sự nêu: Các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội phải mang tính nhân đạo, tuy nhiên không được thể hiện sự dễ dãi. Bởi nếu quá dễ dãi sẽ làm hỏng nhân cách khi người chưa thành niên đến tuổi trưởng thành. Từ đó, đại biểu đề nghị các điều khoản trong luật này cần thể hiện xuyên suốt được tinh thần trên.

Ngoài ra, góp ý vào dự thảo Luật, đại biểu Mai Thị Phương Hoa, dự thảo quy định cho phépngười từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng, được chuyển hướng tại 9 tội danh, trong đó có tội mua bán người và tội mua bán người dưới 16 tuổi của Bộ luật Hình sự.

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc xử lý chuyển hướng đối với 2 tội danh này. Lý do, Bộ luật Hình sự hiện hành không cho phép xử lý chuyển hướng đối với một số tội danh trong đó có 2 tội danh này do đã được Quốc hội thảo luận, xem xét kỹ lưỡng năm 2015…

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cũng nhấn mạnh quan điểm, trước xu hướngtội phạm trẻ hoá như hiện nay, nên cân nhắc cẩn trọng để khi luật được ban hành, vừa đảm bảo tínhnhân văn và tạo điều kiện để người chưa thành niên phạm tội nhận thức, khắc phục, sửa chữa sai lầm nhưng vẫn phải có tính giáo dục và răn đe nghiêm khắc.

Xử lý người chưa thành niên phạm tội: Nhân đạo nhưng phải công bằng
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận

Toà án có thẩm quyền quyết định biện pháp xử lý chuyển hướng

Về thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng trong dự thảo, nội dung này có hai loại ý kiến. Loại ý kiến thứ nhất đề nghị cả ba cơ quan là cơ quan điêu tra, viện kiểm sát, toà án đều có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng. Loại ý kiến thứ hai đề nghị giao thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng tất cả các biện pháp xử lý chuyển hướng cho tòa án.

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa cho rằng, cả ba cơ quan trên đều có thẩm quyền đề xuất biện pháp xử lý chuyển hướng ở cả giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử. Nhưng thay vì từng cơ quan tự quyết định thì đều phải đưa ra xem xét tại phiên họp do tòa án chủ trì và tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng.

“Phiên họp nên được tổ chức đơn giản, thân thiện với thủ tục rút gọn do 1 thẩm phán chủ trì, với sự thảo luận, xem xét kỹ càng của các cơ quan điều tra, viện kiểm sát tòa án”, bà Hoa nêu.

Theo đại biểu, phương án này vừa bảo đảm biện pháp xử lý chuyển hướng có thể được xem xét, áp dụng ở mọi giai đoạn của quá trình tiến hành tố tụng, vừa bảo đảm được các cơ quan có thẩm quyền xem xét chặt chẽ, minh bạch và thống nhất, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bảo đảm lợi ích tốt nhất dành cho đứa trẻ.

Về thẩm quyền áp dụng biện pháp chuyển hướng, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị nên quy định chỉ toà án có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng, bởi đây là những biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân.

Xử lý người chưa thành niên phạm tội: Nhân đạo nhưng phải công bằng
Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương)

Theo đại biểu, toà án cũng là cơ quan duy nhất có thẩm quyền ban hành bản án để xác định người nào đã phạm tội gì, thuộc điều khoản nào, với lỗi vô ý hay cố ý, thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng để có căn cứ xác định có thuộc trường hợp được áp dụng xử lý chuyển hướng hay không.

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên đưa ra những người có thể được chọn trực tiếp giám sát thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên phạm tội gồm: Nhân viên công tác xã hội; công chức tư pháp - hộ tịch; người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã; cộng tác viên công tác xã hội cấp xã; đại diện Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên hoặc người có uy tín trong cộng đồng dân cư có đạo đức tốt, có điều kiện, khả năng và kinh nghiệm trong việc giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên.

Đối với nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hạnh (đoàn TP.HCM) đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát thêm chức năng nhiệm vụ của từng nhóm trên để đảm bảo tính khả thi và việc hoàn thành nhiệm vụ. Đại biểu cho rằng, người trực tiếp giám sát phải nên là từ các bộ phận có hệ thống được tổ chức tận đến khu phố, ấp…

Ngoài ra, đại biểu đề xuất bổ sung tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở là người trực tiếp giám sát. Theo đại biểu, đây là lực lượng luôn bám sát cơ sở, nên có khả năng hoàn thành nhiệm vụ là người trực tiếp giám sát thi hành các biện pháp xử lý chuyển hướng…

Đọc thêm

Giải quyết gần 15.000 vụ việc trong 6 tháng đầu năm 2024 Muôn mặt cuộc sống

Giải quyết gần 15.000 vụ việc trong 6 tháng đầu năm 2024

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2024, Tòa án Nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội thụ lý 23.827 vụ việc, giải quyết 14.695 vụ việc.
Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động Muôn mặt cuộc sống

Quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động

TTTĐ - Ngày 30/6/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, thay thế Nghị định số 38/2022/NĐ-CP ngày 12/6/2022 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang Muôn mặt cuộc sống

Quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

TTTĐ - Chính phủ ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng thay cho mức 1,8 triệu đồng/tháng như hiện tại.
Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở Muôn mặt cuộc sống

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự cơ sở

TTTĐ - Sáng 1/7, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở.
Bố cáo thành lập Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự Muôn mặt cuộc sống

Bố cáo thành lập Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự

TTTĐ - Ngày 15/5/2024, Sở Tư Pháp tỉnh Quảng Nam đã cấp Giấy phép hoạt động số 33.01.0076/TP/KĐHĐ cho Tổ chức hành nghề Luật sư tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam cho Văn phòng Luật sư Viễn Nam và Cộng sự.
Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát phòng chống cháy nổ Muôn mặt cuộc sống

Tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát phòng chống cháy nổ

TTTĐ - Ban Thường trực Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tiếp tục đề nghị HĐND TP tiếp tục giám sát các lĩnh vực quy hoạch đô thị, xử lý nước thải, rác thải; các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội; công tác phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn...
"Gương sáng pháp luật": Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật và các giá trị nhân văn Muôn mặt cuộc sống

"Gương sáng pháp luật": Lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật và các giá trị nhân văn

TTTĐ - Sáng 1/7, Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) chính thức phát động Chương trình bình chọn, tôn vinh “Gương sáng pháp luật” lần III, năm 2025.
Cử tri Hà Nội kiến nghị 230 nhóm nội dung Muôn mặt cuộc sống

Cử tri Hà Nội kiến nghị 230 nhóm nội dung

TTTĐ - Theo Thường trực HĐND TP Hà Nội, qua tổng hợp, đã có 230 kiến nghị của cử tri được gửi đến các cơ quan chức năng. Trong đó, 46 kiến nghị gửi tới UBND TP, 180 kiến nghị riêng của từng quận, huyện, thị xã và 4 kiến nghị gửi tới cấp Trung ương.
Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển Môi trường

Quảng Ngãi: Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

TTTĐ - Chiều 29/6, tại thành phố Quảng Ngãi, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” với sự tham dự của đông đảo đại biểu, các ban ngành liên quan và bà con ngư dân trên địa bàn tỉnh.
Rộn ràng Ngày hội Văn hóa Gia đình Muôn mặt cuộc sống

Rộn ràng Ngày hội Văn hóa Gia đình

TTTĐ - Ngày 29/6, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Công ty Cổ phần Xuất bản Khoa học và Giáo dục Thời Đại (TIMES) và Công ty Cổ phần Thương mại Puma Books Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa Gia đình”.
Xem thêm