Tag

“Vùng xanh an toàn”, vững vàng chống dịch

Phóng sự 06/08/2021 00:00
aa
TTTĐ - Dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng những tấm biển đỏ cùng dòng chữ “khu vực cách ly”, “khu vực phong tỏa” đang ngày một ít đi, thay vào đó là những biển xanh “vùng an toàn” liên tiếp được dựng lên, với sự chung tay tích cực từ chính quyền và người dân Thủ đô. Giữa mùa hè nóng bức, những tấm biển xanh như làm dịu đi bộn bề, lo toan, nhân lên niềm tin tưởng lạc quan về ngày dịch bệnh được đẩy lùi…
Hà Nội: Mô hình “vùng xanh” bảo vệ thành quả chống dịch Covid-19 Cư dân chung cư đồng lòng bảo vệ “vùng xanh” Thanh niên Hoàng Mai: Phải giữ chắc “vùng xanh” chống lây nhiễm Covid-19

Quyết tâm không để dịch bệnh xâm nhập

Những ngày này, nhiều con ngõ, khu dân cư, chân tòa chung cư,… trên địa bàn TP Hà Nội xuất hiện các chốt bảo vệ với tấm biển màu xanh cùng dòng chữ “ Vùng xanh”- Vùng an toàn không có dịch. Các lối ra vào được rào lại, chỉ còn một lối đi duy nhất.

Tất cả người ra vào đều phải khai báo y tế, thực hiện nghiêm nguyên tắc 5K; Người dân muốn ra khỏi khu vực phải có giấy đi đường, giấy công tác, phiếu đi chợ; Người vận chuyển hàng hóa đến chỉ được giao tại bàn chốt trực.

“Vùng xanh an toàn”, vững vàng chống dịch

Tại ngõ 49 Tràng Tiền (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm), UBND phường Tràng Tiền đã phối hợp với các hộ dân thiết lập “vùng xanh” để bảo vệ cuộc sống bình yên của các hộ gia đình, không để dịch bệnh lây lan từ bên ngoài vào.

Một biển báo lớn màu xanh lá cây được dựng lên, ghi rõ nội dung của "vùng xanh," đó là: Mọi người khi ra vào đều phải khai báo rõ lý do, thực hiện quy định 5K; Hàng hóa chỉ nhận tại bàn trực chốt; Mỗi cá nhân đều phải có ý thức tự bảo vệ mình, gia đình và cộng đồng.

Cùng với đó, nhóm zalo được tạo chung cho cả tổ dân phố, ai có việc thiết yếu phải ra ngoài đều nhắn tin thông báo cho cả nhóm biết; Người từ vùng bên ngoài cũng không còn được bên trong “vùng xanh” nếu không có lý do chính đáng. Mọi hoạt động giao nhận hàng, trao đổi chỉ được thực hiện ở khu vực chốt chặn nhằm đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch như khử khuẩn, khai báo thông tin…

Bà Lê Phương Hoàng Yến - Chủ tịch UBND phường Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, cho biết: Ban đầu, khi lập “vùng xanh”, nhiều người thấy có chút phiền toái, ngỡ ngàng nhưng sau đó, nhanh chóng chuyển thành đồng tình, ủng hộ. Mọi người dân trong khu đều đồng lòng, vui vẻ, tự nguyện thực hiện các nội quy, bảo ban nhau nhằm bảo vệ “vùng xanh” của khu dân cư mình sinh sống.

Một trong những hiệu quả cao nữa mà mô hình này mang lại chính là ý thức tự giác của người dân được nâng cao hơn, phát huy sức mạnh cộng đồng. Từ khi có “vùng xanh” người dân tự nhắc nhở nhau, cùng nhau thực hiện phòng chống dịch, người dân chỉ ra ngoài khi có việc thiết yếu...

“Vùng xanh an toàn”, vững vàng chống dịch
"Vùng xanh" tại ngõ Tràng Tiền

Tại quận Hoàng Mai, ngay sau khi Chỉ thị số 05 của Ban thường vụ Thành uỷ Hà Nội được ban hành ngày 30/7, Ban Tuyên giáo Quận ủy đã hướng dẫn 14 phường trên địa bàn thành lập các chốt bảo vệ vùng không có dịch hay gọi là “vùng xanh”. Đến nay, đã có khoảng 50 “vùng xanh” được hình thành

Riêng tại Phường Tương Mai, toàn phường đã thành lập được 20 tổ tự quản phòng, chống dịch bệnh ở 20 tổ dân phố và thiết lập 30 chốt “vùng xanh” tại tất cả các tổ dân phố. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Tương Mai Đào Thị Thu Hằng cho biết, nhiều tổ dân phố đã có sáng kiến phối hợp bố trí các điểm chốt để cùng nhau kiểm soát địa bàn liên tổ ở những khu vực giáp ranh.

Ngay sau khi đi vào hoạt động, các tổ tự quản đã phân công lịch trực để duy trì hoạt động tự quản trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Hầu hết Nhân dân trên địa bàn phấn khởi và nhiệt tình hưởng ứng mô hình “vùng xanh” này.

Làm nhiệm vụ tại điểm chốt, ông Trần Thanh Phán - Tổ trưởng Tổ dân phố 34, Tổ phó Tổ phòng, chống Covid-19 cộng đồng chung cư Đại Kim Building (phố Trần Hòa, phường Đại Kim) cho biết: "Chung cư có 2 nguyên đơn với 630 căn hộ, hơn 2.000 nhân khẩu. Để thực hiện “vùng xanh” hiệu quả, ở mỗi nguyên đơn chúng tôi không sử dụng 2 lối đi vào tòa nhà như trước mà chỉ sử dụng 1 lối đi, đồng thời, bố trí 3 điểm trực chốt tại 2 sảnh của 2 tòa nhà và dưới hầm để xe. Người dân đi qua đều phải đo thân nhiệt, sát khuẩn, người lạ thì tuyệt đối không được vào tòa nhà".

Quyết liệt và sáng tạo

Trong những ngày này tại nhiều con ngõ, khu dân cư của 5 thôn trên địa bàn xã Tri Thủy (huyện Phú Xuyên), nhiều tấm biển màu xanh thuộc các chốt bảo vệ vùng an toàn không có dịch Covid-19 cũng đã được dựng lên. Tại các chốt, nội quy phòng, chống dịch được đề ra và người dân được tuyên truyền tuân thủ nghiêm ngặt. Tất cả người lạ đến địa phương khi không có đủ các loại giấy tờ theo quy định hoặc không có giấy tờ xác nhận của đơn vị, cơ quan chức năng đều không được cho vào khu dân cư.

Theo Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên Nguyễn Xuân Thanh, mục tiêu của huyện là tất cả các ngõ xóm, thôn làng, khu dân cư trên địa bàn huyện đều trở thành “vùng xanh” an toàn. Để từ đó phát huy sức mạnh đoàn kết của cộng đồng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19. Ngày nào cũng vậy, các tổ công tác của huyện phải đi kiểm tra đột xuất liên tục để nhắc nhở các địa phương làm chưa nghiêm, qua đó mới giữ ổn định được tình hình, người dân yên tâm thực hiện giãn cách xã hội.

Đáng lưu ý, nhiều cách làm sáng tạo trong triển khai các “vùng xanh an toàn” tại một số địa bàn còn thể hiện sự đoàn kết, tính nhân văn, sức mạnh cộng đồng trong đại dịch. Điển hình như Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch phường Mai Động đã huy động xe của cán bộ phường mua rau sạch do người dân phường Lĩnh Nam trồng, đem tặng cho các chốt “vùng xanh”. Người dân cần lần lượt tự ra chốt nhận một phần đủ dùng cho gia đình.

Người dân ra vào nhà chung cư thường xuyên được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay tại chốt ''vùng xanh'' phường Định Công
Người dân ra vào nhà chung cư thường xuyên được đo thân nhiệt, sát khuẩn tay tại chốt ''vùng xanh'' phường Định Công

Theo Bí thư Đảng ủy phường Mai Động Đặng Thị Thanh Bình, phường sẽ duy trì hoạt động này từ nay đến hết giãn cách để vừa hỗ trợ việc mua rau sạch cho bà con phường Lĩnh Nam, vừa giúp cho người dân tại phường Mai Động hạn chế đi ra ngoài, thực hiện đúng thông điệp “vùng xanh an toàn”…

Giữ "vùng xanh" là chìa khóa kiểm soát dịch bệnh

Tại buổi kiểm tra một số cơ sở cách ly, khu phong toả, điểm tiêm chủng và làm việc với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhắc nhở Hà Nội phải kiên trì, thực hiện nghiêm phương châm “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng dập dịch và điều trị tích cực”; Mục tiêu là thiết lập các vùng an toàn vững chắc, khoanh gọn những ổ dịch lớn, từng bước đưa các vùng nguy cơ cao, rất cao về mức thấp hơn và dần an toàn trở lại.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu từng khu, từng cụm phát động người dân giữ vùng xanh. Đây là một trong những chìa khoá để kiểm soát được dịch bệnh trên địa bàn thành phố.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng đã chỉ đạo cấp ủy Đảng, chính quyền toàn TP cần nhanh chóng triển khai, tổ chức phổ biến và thiết lập các “vùng xanh” ở địa bàn dân cư. Trong đó, cần hướng dẫn cụ thể về tiêu chí xác định “vùng xanh”, cách thức tổ chức cho người dân tự quản lý; Cần giao cho tổ Covid-19 cộng đồng làm nòng cốt, trên cơ sở đó tập hợp, huy động người dân tham gia lập chốt, bố trí trực bảo vệ 24/24h; Tuyên truyền, vận động để mỗi người dân thực sự là một “chiến sĩ”, mỗi gia đình là một “pháo đài” chống dịch; Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các di biến động trên địa bàn, nhất là người tạm trú, khách vãng lai... Đây là giải pháp có ý nghĩa phòng thủ rất quan trọng…

Những chốt xanh an toàn được lập tại các khu dân cư đã thể hiện sự chủ động phòng ngừa, kịp thời chỉ đạo của TP trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ở thời điểm hiện tại; Đồng thời cũng thể hiện tinh thần đoàn kết của Nhân dân các địa phương, nâng cao ý thức trong việc chung tay phòng, chống dịch; Hỗ trợ tích cực, giảm áp lực cho chính quyền trong cuộc chiến với "giặc" Covid....

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm