Tag

Ứng phó với nguy cơ gia tăng sạt lở ven biển do mưa bão, triều cường

Môi trường 08/11/2022 21:37
aa
TTTĐ - Do ảnh hưởng của nhiều cơn bão và các đợt triều cường lớn sẽ xuất hiện, các tỉnh ven biển đang đối diện với nguy cơ sạt lở bờ biển nghiêm trọng uy hiếp trực tiếp tính mạng và tài sản của Nhân dân.
Đà Nẵng: Khẩn trương khắc phục sạt lở khiến hơn 600 ngôi mộ bị vùi lấp Cảnh báo tình huống khẩn cấp sạt lở bãi sông, biển ở Hoằng Phụ Đà Nẵng: Khẩn trương khắc phục sạt lở tại đèo Hải Vân Khắc phục sạt lở đường đèo Hải Vân vẫn phải chờ phản hồi từ cơ quan chức năng

Sạt lở bờ biển diễn biến ngày càng phức tạp

Theo báo cáo nhanh của văn phòng thường trực ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hiện nay, các tỉnh ven biển từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận có khoảng có khoảng 63 vị trí sạt lở với tổng chiều dài hơn 97km.

Trong đó, có 19 vị trí sạt lở nguy hiểm và 33 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến đê biển và an toàn của các khu dân cư ven biển.

Sóng đánh tan hoang tuyến kè biển 26 tỉ đang xây dang dở ở Quảng Bình
Sóng lớn gây hư hỏng tuyến kè biển đang xây dang dở ở Quảng Bình để chống sạt lở bờ biển Nhật Lệ

Cụ thể, tỉnh Hà Tĩnh hiện có 4 vị trí sạt lở. Quảng Bình là 5 vị trí, Quảng Trị là 4 vị trí. Thừa Thiên Huế có 7 vị trí. Quảng Nam có 3. Quảng Ngãi có 13 vị trí. Tình Bình Định có 8 điểm. Phú Yên là 12 vị trí. Khánh Hòa có 9. Ninh Thuận có 2 và Bình Thuận cũng có 2 vị trí sói lở.

Như vậy, theo thống kê, xét về phạm vi, diện sói lở rộng nhất là ở tỉnh Phú Yên với 12 vị trí có tổng chiều dài là hơn 33km. Tiếp đến là Quảng Ngãi với 13 điểm dài hơn 15km. Còn xét về mức độ sạt lở, thì Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa là những nơi có nhiều vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm với 7 vị trí.

Đáng lo ngại, tại nhiều điểm, bờ biển ăn sâu vào đất liền, chỉ còn cách khu vực dân cư và bến thuyền khoảng vài chục mét. Người dân rất lo lắng, nếu không có giải pháp bảo vệ, dần dần bờ biển ăn sâu vào sát nhà dân.

Tình trạng sạt lở ven biển nếu không được khắc phục kịp thời, những điểm sạt lở này sẽ tiếp tục mở rộng và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, tính mạng của người dân. Chính quyền địa phương đã gắn biển cảnh báo người dân tại các khu vực nguy hiểm và lên phương án di dời người dân.

Ở một số địa phương, bờ biển đã lấn vào đất liền tới vài trăm mét, buộc hàng trăm hộ gia đình phải di dời và thay đổi sinh kế.

Dự báo từ nay đến tháng 4/2023, trên khu vực Biển Đông sẽ còn khoảng từ 3 - 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta khoảng 2 hoặc 3 cơn tập trung chính ở các tỉnh Trung bộ và Nam bộ. Riêng trong tháng 11/2022, tổng lượng mưa ở nhiều khu vực cao hơn so với trung bình nhiều năm, có nơi lên đến trên 70%. Tình hình sạt lở sẽ còn những diễn biến phức tạp.

Cần sớm xây kè chống sạt lở bờ biển

Tình trạng sạt lở ven biển, nhất là vào mùa mưa bão không phải là vấn đề mới, nhưng đang đặt ra nhiều thách thức khi quy mô và cường độ ngày càng tăng, đe dọa đến sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đời sống, sinh hoạt người dân ven biển.

Bước vào mỗi mùa mưa bão, sóng biển, triều cường ngày càng xâm thực, lấn sâu vào đất liền gây sạt lở, đe dọa tính mạng, tài sản của người dân. Việc đầu tư, xây dựng kiên cố hóa các tuyến kè ven biển là giải pháp cần thiết, cấp bách nhằm bảo đảm an toàn cho người dân ổn định đời sống, sản xuất.

Theo thống kê của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, hiện có hơn 12,4km bờ biển trong tổng số 128km bờ biển của địa phương này bị sạt lở nặng

Cụ thể, các điểm sạt lở tập trung tại các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, TP Huế. Các địa phương nằm trong vùng bị ảnh hưởng đã triển khai các biện pháp ứng phó tạm thời. Nhiều hộ dân bị đe dọa trực tiếp đã được lên phương án di dời khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm.

Người dân xã Phú Thuận và lực lượng các đơn vị đắp kè tạm chống sạt lở bờ biển thôn An Dương 1.
Người dân xã Phú Thuận và lực lượng các đơn vị đắp kè tạm chống sạt lở bờ biển thôn An Dương 1, xã Phú Thuận, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, thời gian qua, tỉnh đã đầu tư xây dựng một số tuyến kè bằng bê tông tại các bờ biển xung yếu.

“Việc đầu tư xây dựng, kiên cố hóa các tuyến kè biển tại những khu vực bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng đang được chính quyền địa phương và người dân hết sức mong đợi. Bởi lẽ, xây dựng kè biển được xem là giải pháp tối ưu để chống sạt lở, xâm thực bờ biển, giúp người dân ở vùng ven biển an tâm sinh sống, lao động sản xuất”, ông Hùng bày tỏ.

Về lâu dài, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương sớm bố trí nguồn vốn, huy động các nguồn lực để kiên cố hóa nhiều đoạn bờ biển xung yếu với tổng kinh phí 1.300 tỷ đồng, nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng xâm thực, sạt lở bờ biển.

Để có giải pháp xử lý sạt lở bờ biển miền Trung, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chuyên môn Trung ương nghiên cứu tổng thể, đưa ra giải pháp chính trị chống xói lở bờ biển các tỉnh miền Trung từ Nghệ An đến Bình Thuận.

Đọc thêm

Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 29-31 độ C Xã hội

Hà Nội ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 29-31 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Thủ đô Hà Nội ngày 12/5 nhiệt độ thấp nhất 21-23 độ C, nhiệt độ cao nhất 29-31 độ C. Ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2-3.
Từ đêm 10/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát Môi trường

Từ đêm 10/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển mát

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 10/5, không khí lạnh đã bắt đầu ảnh hưởng đến một số khu vực vùng núi phía Bắc.
Hà Nội ngày nắng nóng, đêm có mưa Môi trường

Hà Nội ngày nắng nóng, đêm có mưa

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 9/5, phía Tây Bắc Bộ ban ngày nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt. Chiều tối và đêm có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Gió nhẹ. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23-26°C, có nơi dưới 23°C; cao nhất 35-38°C, có nơi trên 39°C.
Đến năm 2030, đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu Môi trường

Đến năm 2030, đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Chính phủ vừa có Nghị quyết số 122/NQ-CP ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Kế hoạch).
Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 39 độ C Môi trường

Nắng nóng trên diện rộng, có nơi trên 39 độ C

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, ngày 8/5, ở phía Tây Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%.
Huế lập đường dây nóng xử lý tình trạng đốt rơm rạ Xã hội

Huế lập đường dây nóng xử lý tình trạng đốt rơm rạ

TTTĐ – TP Huế yêu cầu thiết lập đường dây nóng và đẩy mạnh ứng dụng Hue-S để tiếp nhận phản ánh của các cá nhân, tổ chức về tình trạng đốt rơm rạ trên đồng ruộng nhằm kịp thời có biện pháp xử lý.
Nước thải màu vàng xuất hiện cạnh nhà máy mạ kẽm Xã hội

Nước thải màu vàng xuất hiện cạnh nhà máy mạ kẽm

TTTĐ - Hàng trăm mét mương đất nằm cạnh nhà máy mạ kẽm nhúng nóng của Công ty TĐT bị nước thải có màu vàng "tấn công" bức tử khiến người dân lo lắng.
Nhiều khu vực ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào Môi trường

Nhiều khu vực ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào

TTTĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo, sáng ngày 7/5, khu vực các tỉnh Hà Giang và Bắc Kạn tiếp tục có mưa, lượng mưa phổ biến từ 10-35mm, có nơi trên 50mm; đồng thời cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện Quản Bạ, Bắc Quang, Yên Minh của tỉnh Hà Giang và Ba Bể, Chợ Đồn, Na Rì, Pác Nặm của Bắc Kạn.
Đảm bảo cung ứng đủ nước sạch phục vụ Nhân dân trong dịp hè Xã hội

Đảm bảo cung ứng đủ nước sạch phục vụ Nhân dân trong dịp hè

TTTĐ -Theo dự báo, trong những tháng cao điểm của mùa hè, nhu cầu tiêu thụ nước sạch của người dân Thủ đô tăng cao. Để đảm bảo cung cấp nước sạch ổn định, an toàn và ứng phó với các tình huống thiếu nước cục bộ có thể xảy ra, UBND thành phố Hà Nội có các giải pháp đảm bảo nước sạch phục vụ Nhân dân.
Bắc Bộ có nơi nắng nóng gay gắt Môi trường

Bắc Bộ có nơi nắng nóng gay gắt

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 6 và 7/5, khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ, Sơn La và Hòa Bình được dự báo có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-36 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 55-60%.
Xem thêm