Ứng dụng công nghệ trong xử lý vi phạm giao thông
Thuận tiện, nhanh chóng
Sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện nay đang tác động tích cực đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giao thông. Tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có thành phố Hà Nội, đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi, giám sát và điều hành giao thông qua các tuyến đường trọng điểm, nút giao có tình hình giao thông phức tạp, các trạm soát vé không dừng…
Điển hình như, trong lĩnh vực tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm giao thông, từ ngày 1/7/2024, Thông tư 28/2024/TT-BCA đã cho phép người dân tích hợp các giấy tờ liên quan đến người lái và phương tiện trên Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) và xuất trình khi lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.
Các giấy tờ trên tài khoản VNeID có giá trị tương đương với giấy tờ bản gốc. Khi người vi phạm xuất trình giấy tờ qua VneID, lực lượng chức năng sẽ tạm giữ giấy tờ trên môi trường điện tử. Việc này giúp người dân không phải mang theo nhiều giấy tờ, đồng thời, việc xử lý vi phạm được nhanh chóng khi lực lượng chức năng dễ dàng tra cứu lịch sử và xác minh tình trạng của giấy tờ.
![]() |
Việc tích hợp các giấy tờ cá nhân trên Ứng dụng định danh quốc gia (VNeID) tạo thuận lợi cho người dân khi lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý. |
Trong lĩnh vực quản lý phương tiện, từ ngày 1/8/2024, bằng dịch vụ công trực tuyến trên cổng dịch vụ công Bộ Công an hoặc VneID, người dân có thể đăng ký xe trực tuyến lần đầu toàn trình đối với xe sản xuất lắp ráp trong nước.
Đến ngày 1/1/2025, Bộ Công an tiếp tục mở rộng thêm phạm vi đăng ký trực tuyến lần đầu toàn trình đối với xe nhập khẩu cho chủ xe là công dân Việt Nam có tài khoản VNeID mức độ 2. Người dân có thể thực hiện thủ tục đăng ký, bấm biển số trực tuyến vào bất cứ thời điểm nào mà không phải đưa xe đến cơ quan đăng ký xe để kiểm tra thực tế.
Trong thanh toán phí dịch vụ giao thông, người dân cũng có thể thực hiện các thủ tục như thanh toán phí phạt vi phạm giao thông, kiểm tra giấy tờ xe, trả phí tự động không dừng trên cao tốc và phí tại các điểm trông giữ xe… Điều này đã giúp việc thu các khoản phí được minh mạch, tiết kiệm thời gian và tránh tình trạng ùn tắc tại các điểm thanh toán.
Với hệ thống đăng ký và cấp giấy tờ điện tử, người dân cũng có thể nộp hồ sơ, thanh toán lệ phí, tra cứu thông tin phương tiện, cập nhật các quy định mới và nhận kết quả mà không cần phải đến trực tiếp các cơ quan hành chính.
Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
Có thể thấy rằng, trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, việc sử dụng các giải pháp số hóa không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân mà còn nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
Thông qua việc kiểm tra thông tin trên môi trường điện tử, các cơ quan chức năng có thể nhanh chóng xác minh và xử lý các tồn tại, qua đó, giảm bớt tình trạng mất mát hồ sơ và đảm bảo tính chính xác của giấy tờ.
![]() |
Lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra thông tin của người tham gia giao thông |
Ứng dụng công nghệ đã tạo nên những bước tiến quan trọng trong quản lý và thực hiện các thủ tục hành chính của ngành giao thông vận tải. Tuy nhiên, để chuyển đổi số phát huy vai trò tốt hơn nữa, cần tận dụng các công nghệ phân tích dữ liệu lớn để thu thập và phân tích hành vi giao thông.
Cùng với đó, cần phát triển và khuyến khích người dân sử dụng các ứng dụng di động về tra cứu tình hình giao thông, lựa chọn tuyến đường, thanh toán phí cầu đường, nộp phạt vi phạm hoặc đặt lịch trước với các thủ tục hành chính như: đăng ký xe, cấp giấy phép lái xe trực tuyến…Điều này giúp giảm tải cho các cơ quan hành chính và tiết kiệm thời gian cho người dân.
Các chuyên gia trong lĩnh vực giao thông cũng cho rằng, để xây dựng môi trường chuyển đổi số an toàn, cần áp dụng công nghệ để tạo ra các hồ sơ điện tử về phương tiện và người lái xe, giúp xác thực thông tin một cách nhanh chóng và chính xác các giấy tờ như: đăng ký xe, giấy phép lái xe, bảo hiểm, xử lý vi phạm giao thông, và quản lý giao thông thông minh.…Từ đó, đảm bảo tính minh bạch, giảm thiểu gian lận và bảo vệ quyền lợi của người dân.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần xây dựng các quy định pháp lý về bảo mật dữ liệu, quyền riêng tư và trách nhiệm khi sử dụng các hệ thống giao thông thông minh. Những việc này sẽ giúp tạo ra một hệ thống giao thông hiện đại, an toàn, thông minh và bền vững, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Xử lý nhiều trường hợp vi phạm về tốc độ

Cận cảnh nhiều dự án làm thay đổi "bộ mặt" TP Vũng Tàu

Đồng Nai: "Ấn định" thời gian xây cầu Mã Đà

Xử lý người phụ nữ “buông cả hai tay” khi điều khiển xe máy

Phân luồng giao thông phục vụ đoàn khách quốc tế đến thăm Việt Nam

Đảm bảo an toàn giao thông đường thủy trước mùa mưa bão

Chuẩn bị khởi công Đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao văn hóa giao thông cho học sinh và phụ huynh

TP Hồ Chí Minh chi gần 21.000 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 13
