Tag

Từ đàn bò tót đói trơ xương nghĩ về đạo đức nghiên cứu khoa học

Xã hội 11/12/2020 08:20
aa
TTTĐ - Các nhà khoa học đúc kết đạo đức nghiên cứu bao gồm: sự trung thực trong nghiên cứu; đảm bảo tôn trọng quyền tác giả và đồng tác giả; tránh các tác động tiêu cực của nghiêm cứu đối với con người hoặc động vật; sử dụng nguồn kinh phí hợp lý, minh bạch; kết quả nghiên cứu hướng tới lợi ích của cộng đồng...
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực phòng chống thiên tai Bác sĩ trẻ với công trình nghiên cứu khoa học "Đừng sợ Covid" “Em yêu khoa học - Tài năng công nghệ nhí”, sân chơi bổ ích cho học sinh
Đàn bò tót lai của dự án đói ăn, gầy trơ xương
Đàn bò tót lai của dự án đói ăn, gầy trơ xương

Năm trước, tôi gặp giáo sư Michele Ford (Đại học Sydney, Australia) tại 1 hội nghị ở TP. HCM. Khi bàn về chủ đề “Đạo đức trong nghiên cứu khoa học”, giáo sư Michele Ford khá ngạc nhiên và tức giận khi thấy nhiều nhà khoa học Việt Nam tỏ ra thờ ơ. Có người còn công khai bày tỏ quan điểm cho rằng ở Việt Nam, “đạo đức nghiên cứu khoa học” là một khái niệm còn xa lạ. Giáo sư Ford nói, một quốc gia không quan tâm coi trọng vấn đề này thì nền khoa học rất khó phát triển.

Đạo đức nghiên cứu khoa học được hiểu là các nguyên tắc, các chuẩn mực mà nhà nghiên cứu phải tuân thủ. Ở từng quốc gia, từng giai đoạn lịch sử cũng có những quan điểm tương đối khác nhau về khái niệm này. Các nhà khoa học đúc kết đạo đức nghiên cứu bao gồm: Sự trung thực trong nghiên cứu; đảm bảo tôn trọng quyền tác giả và đồng tác giả; tránh tác động tiêu cực của nghiên cứu đối với con người hoặc động vật; sử dụng nguồn kinh phí hợp lý, minh bạch; kết quả nghiên cứu hướng tới lợi ích của cộng đồng...

Nhìn ở các phương diện vừa nêu, chúng ta dễ dàng nhận thấy, ở Việt Nam hiện nay vấn đề đảm bảo đạo đức nghiên cứu đang hết sức đáng báo động. Thời gian qua, không ít các vụ án đạo văn được phanh phui khiến dư luận nghi vấn về tính trung thực của các nhà nghiên cứu. Điều đáng nói là, đa số các trường hợp này sau vài cuộc tranh luận thì lại “chìm xuồng” khiến xã hội cũng khó biết tường tận thực hư đen trắng ra sao.

Mặt khác, đa số các nghiên cứu ở nước ta hiện nay được thực hiện bằng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước. Tuy vậy, các công trình nghiên cứu đạt kết quả tốt, có khả năng ứng dụng cao để phục vụ cộng đồng chưa thực sự tương xứng với nguồn kinh phí được đầu tư. Nhiều công trình sau khi nghiệm thu xong thì xếp xó vì không thể nào chuyển giao kết quả vào thực tế được.

Gần đây nhất, đề tài nghiên cứu khoa học “Khai thác và phát triển nguồn gen bò quý hiếm tại vùng rừng giáp ranh 3 tỉnh Ninh Thuận - Lâm Đồng - Khánh Hòa” do Trung tâm Ứng dụng Khoa học - Công nghệ tỉnh Lâm Đồng chủ trì, ông Lê Xuân Thám (nguyên Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Lâm Đồng) làm chủ nhiệm đề tài lại khiến dư luận sục sôi.

Để thực hiện đề tài này, ông Lê Xuân Thám đã sử dụng đàn bò tót lai làm đối tượng nghiên cứu. Kết quả không biết ra sao, nhưng chủ nhiệm đề tài và cộng sự để cho đàn bò tót này đói đến trơ xương, kiệt quệ như thế là không thể chấp nhận được. Đó là minh chứng cho thấy, tác động của nghiên cứu đã ảnh hưởng tiêu cực đến đàn bò.

Trên thực tế, có những nghiên cứu tác động tiêu cực đến động vật, nhưng đó là những tác động ngoài ý muốn. Ví dụ, chúng ta tiêm loại vắc xin thử nghiệm cho chuột bạch, nếu vắc xin ấy khiến cho chuột bạch chết, thì đó là điều nằm ngoài ý muốn. Cái chết của chuột bạch có đóng góp quan trọng để chúng ta điều chỉnh công thức pha chế, để từ đó đưa ra loại vắc xin tối ưu. Nhưng với đề tài nghiên cứu lai tạo giống bò tót để có nguồn gen mới do ông Thám thực hiện thì không cần gì phải “ngược đãi” đàn bò như thế.

Việc bỏ đói đàn bò không có giá trị gì với nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này. Nói cách khách, tác động xấu của nghiên cứu đến đàn bò tót lai này là do sự thiếu trách nhiệm của người thực hiện. Điều này vi phạm đạo đức nghiên cứu nói riêng và đạo đức xã hội nói chung.

Bên cạnh đó, nguồn kinh phí gần 5 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước đầu tư cho dự án này là số tiền không hề nhỏ. Dư luận quan tâm không biết ông Thám đã sử dụng nguồn kinh phí này như thế nào mà vẫn không đạt kết quả nghiên cứu như mong muốn, phải điều chỉnh mục tiêu ban đầu là “từ 10 con bò tót F1 lai tạo ra 40 con bò tót F2, trong đó có 5 con đực” thành “từ 10 con bò tót F1 lai tạo ra 3 con bò tót F2 trong đó có 1 con đực”.

Việc điều chỉnh cho thấy kết quả này chưa đạt mục tiêu đề ra. Trong khi đó, những con bò tót lai F1 được dân chúng xung quanh đó thuần dưỡng, chẳng cần nguồn kinh phí đầu tư nào từ Nhà nước, vẫn cho ra nhiều thế hệ con lai F2 và F3 khỏe mạnh, tráng kiện.

Những con bò tót lai F1 được dân chúng xung quanh đó thuần dưỡng khỏe mạnh, tráng kiện
Những con bò tót lai F1 được dân chúng xung quanh đó thuần dưỡng khỏe mạnh, tráng kiện

Nếu việc lai tạo quá khó, đề tài không thể thực hiện được thì chúng ta hoàn toàn có thể cảm thông, vì trong thực tế có những đề tài không như dự kiến của nhà nghiên cứu. Nhưng ở đây, việc lai tạo không khó, bằng chứng là người dân thường không có bằng cấp chuyên môn hay học hàm học vị cao mà vẫn làm được, tại sao ông Thám và những cộng sự trình độ cao về lĩnh vực này với một nguồn kinh phí gần 5 tỷ đồng mà lại phải thay đổi mục tiêu? Việc sử dụng nguồn kinh phí khổng lồ từ nguồn thuế của người dân mà không tạo ra giá trị tương xứng đó là sự lãng phí, là vi phạm đạo đức của nhà nghiên cứu.

Trên thực tế, hiện nay việc cấp phát kinh phí cho nghiên cứu khoa học ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập. Nhiều nhà khoa học cho rằng, sự không đồng đều trong việc phân bổ kinh phí khiến cho những đề tài có tính ứng dụng cao không thể thực hiện được, dẫn tới “phá sản”. Trong khi đó, một số đề tài được “sự ưu ái” quá mức, dẫn đến việc lãng phí nguồn ngân sách mà kết quả không như mong muốn.

Từ đề tài nghiên cứu gây phản ứng gay gắt trong dư luận như đề tài của ông Lê Xuân Thám nêu trên, có lẽ chúng ta nên nghiêm túc bàn luận về đạo đức trong nghiên cứu khoa học. Phải mạnh dạn xác định, việc vi phạm đạo đức nghiên cứu, nhất là các vấn đề tác động tiêu cực đến con người hay động vật, vấn đề sử sụng nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho nghiên cứu, vấn đề đạo văn... không chỉ thuộc về trách nhiệm của chủ nhiệm đề tài, mà nó còn là trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân bình duyệt đề cương/mô hình/kinh phí và Hội đồng nghiệm thu kết quả nghiên cứu đó.

Đọc thêm

Sẵn sàng trực 24/24h đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Đô thị

Sẵn sàng trực 24/24h đảm bảo điện phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) lập phương án tổ chức trực và xử lý sự cố, sửa chữa điện 24/24h sẵn sàng đảm bảo cung ứng điện tuyệt đối an toàn, liên tục và chất lượng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội trong dịp kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025).
Bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Nhân dân dịp nghỉ lễ Đô thị

Bảo đảm an toàn giao thông phục vụ Nhân dân dịp nghỉ lễ

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 1541/UBND-ĐT về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 và cao điểm du lịch hè 2025.
Địa danh nào được đề xuất đặt tên cho phường, xã mới ở Huế Muôn mặt cuộc sống

Địa danh nào được đề xuất đặt tên cho phường, xã mới ở Huế

TTTĐ – Đề xuất sử dụng các địa danh xưa từng tồn tại trong lịch sử để đặt tên cho các phường, xã mới ở Huế sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp cơ sở.
Gần 100% cử tri Lâm Đồng đồng thuận với đề án sáp nhập tỉnh Xã hội

Gần 100% cử tri Lâm Đồng đồng thuận với đề án sáp nhập tỉnh

TTTĐ – Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng vừa công bố kết quả lấy ý kiến cử tri về Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã. Theo đó, đa số cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn tỉnh đồng thuận với chủ trương này.
Quảng Nam: Đặt tên xã, phường mới gắn với lịch sử, văn hóa Muôn mặt cuộc sống

Quảng Nam: Đặt tên xã, phường mới gắn với lịch sử, văn hóa

TTTĐ - Chiều 21/4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Nam khóa XXII đã ban hành Nghị quyết số 46-NQ/TU về việc điều chỉnh tên gọi các đơn vị hành chính cấp xã (mới) trên địa bàn tỉnh.
Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm BHXH & Đời sống

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm

TTTĐ - Hơn 3,3 triệu người hưởng trong toàn quốc sẽ nhận được lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng từ ngày 25/4 đến 28/4/2025, sớm hơn so với thường lệ.
Nhiều khu vực ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào Môi trường

Nhiều khu vực ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, hình thế thời tiết chủ yếu trên cả nước là ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Tăng cường quản lý Nhà nước về quảng cáo sữa, thực phẩm trên báo chí Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường quản lý Nhà nước về quảng cáo sữa, thực phẩm trên báo chí

TTTĐ - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản số 1703/BVHTTDL-VHCSGĐTV gửi Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử; Cục Báo chí; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục Văn hóa cơ sở, Gia đình và Thư viện; Thanh tra Bộ về việc triển khai Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.
Phụ nữ Thủ đô đồng thuận chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Muôn mặt cuộc sống

Phụ nữ Thủ đô đồng thuận chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Các cấp hội phụ nữ Hà Nội đang tích cực tham gia lấy ý kiến Nhân dân về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn theo Hướng dẫn số 02/HD-UBND ngày 17/4/2025 của UBND TP Hà Nội.
Hơn 99% người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính Muôn mặt cuộc sống

Hơn 99% người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Theo thông tin từ UBND quận Ba Đình, quận đã lấy ý kiến 58.256 cử tri đại diện hộ gia đình, tỷ lệ đạt 99,48% tổng số hộ gia đình trên địa bàn. Trong đó, tỷ lệ người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính tại địa bàn quận đạt 99,07%.
Xem thêm