Quảng Nam: Đặt tên xã, phường mới gắn với lịch sử, văn hóa
Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam Quảng Nam: Người phụ nữ tử vong thương tâm tại tỉnh lộ 609 Thị trường bất động sản vùng ven TP Đà Nẵng "lên ngôi" |
![]() |
Tỉnh Quảng Nam lấy địa danh lịch sử, văn hóa để đặt tên các xã, phường mới |
Theo đó, hầu hết 88 đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập sẽ được đặt tên dựa trên các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa địa phương, đáp ứng nguyện vọng của đa số cử tri.
Trước đó, tỉnh Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết 45 ngày 18/4/2025 về việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp xã, cấp tỉnh, dự kiến giảm từ 233 đơn vị (190 xã, 14 thị trấn, 29 phường) xuống còn 88 đơn vị (12 phường, 76 xã), giảm 62,23%.
Ban đầu, phương án đặt tên cho các đơn vị hành chính mới là ghép tên huyện, thị xã cùng với số thứ tự.
Tuy nhiên, theo ông Lương Nguyễn Minh Triết, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, sau khi tổ chức lấy ý kiến nhân dân trong hai ngày 19 và 20/4, đã có 99,02% cử tri đại diện hộ gia đình tham gia ý kiến.
Kết quả cho thấy tỷ lệ cử tri tán thành với việc sắp xếp cấp xã là 97,66% và hợp nhất tỉnh Quảng Nam với thành phố Đà Nẵng là 98,52%.
Dù vậy, nhiều cử tri đã bày tỏ mong muốn tên gọi các đơn vị hành chính mới nên gắn liền với các giá trị lịch sử, văn hóa của địa phương.
Sau khi lắng nghe ý kiến và mong muốn của cử tri, ngày 20/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo các địa phương rà soát, đề xuất lại tên gọi cho các xã, phường sau sắp xếp dựa trên các địa danh lịch sử, văn hóa truyền thống.
Tại Hội nghị Tỉnh ủy Quảng Nam sáng 21/4, các đại biểu đã thảo luận và thống nhất không áp dụng cách đặt tên theo số thứ tự hoặc hướng địa lý.
Thay vào đó, ưu tiên sử dụng tên gọi gắn liền với các di tích lịch sử, trầm tích văn hóa có tính đại diện của mỗi vùng đất, tên làng, dòng sông, con suối hay di sản văn hóa được đặt tên cho các xã, phường mới như: Gò Nổi (thị xã Điện Bàn), Chu Lai (huyện Núi Thành), Hương Trà, Bàn Thạch (thành phố Tam Kỳ), Thanh Châu, Thanh Hà (thành phố Hội An), Thượng Đức (huyện Đại Lộc), Việt An (huyện Hiệp Đức), A Vương, Bến Hiên (huyện Đông Giang)…
Cùng với đó là những tên gọi thân thuộc như Mỹ Sơn, Vu Gia, Thu Bồn, Bến Giằng, Chợ Được, Bình Dương...
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng đã giao Ban Thường vụ Tỉnh ủy lãnh đạo Đảng ủy UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục tổ chức lấy ý kiến nhân dân về phương án tên gọi mới này, đảm bảo trình Hội đồng Nhân dân tỉnh vào ngày 26/4/2025 và hoàn thiện hồ sơ trình Chính phủ trước ngày 1/5/2025.
Danh sách dự kiến điều chỉnh tên gọi đơn vị hành chính cấp xã dự kiến thành lập được hội nghị thống nhất như sau:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Tin liên quan
Đọc thêm

Tăng cường quản lý Nhà nước về quảng cáo sữa, thực phẩm trên báo chí

Phụ nữ Thủ đô đồng thuận chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hơn 99% người dân đồng thuận phương án sắp xếp đơn vị hành chính

75 năm lan tỏa sứ mệnh người làm báo cách mạng

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước

TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu

Xử phạt cá nhân đăng tải thông tin xúc phạm Công an Quảng Ninh

Một triệu cuốn sách lan tỏa tri thức, giúp nông dân Việt làm giàu
