Triển vọng ngành hàng không năm 2021: Vẫn là một năm khó khăn
Chính thức ra mắt Hãng Hàng không Lữ hành đầu tiên của Việt Nam – Vietravel Airlines |
Nhóm chuyên gia của Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN) vừa có báo cáo triển vọng ngành hàng không năm 2021, trong đó đánh giá thị trường ''bầu trời" của Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn.
Theo thống kê, tính đến tháng 11/2020, tổng số chuyến bay giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái, hồi phục mạnh từ mức giảm 92% của tháng 4/2020. Gần như toàn bộ sự hồi phục đến từ các tuyến bay nội địa do các tuyến quốc tế vẫn chưa được mở lại.
![]() |
Máy bay Bamboo Airways |
Vận tải hàng hóa chịu ảnh hưởng ít nghiêm trọng hơn từ Covid-19 và đã khôi phục từ rất sớm. Mặc dù vậy, việc tăng trưởng nhiều khả năng vẫn sẽ gặp khó khăn khi các chuyến bay chở khách kết hợp chở hàng hóa, vốn chiếm một nửa công suất chở hàng, vẫn bị ảnh hưởng do đường bay quốc tế chưa hoạt động trở lại.
Nhận định về triển vọng trong năm 2021, Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho rằng, ngành hàng không vẫn còn đó một năm khó khăn.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu cho rằng, ngành hàng không không còn dư địa hồi phục cho đến khi các tuyến quốc tế mở lại
Theo nhóm nghiên cứu, giá vé thấp giúp đẩy nhu cầu di chuyển bằng máy bay các tuyến nội địa lên mức cao hơn mức trước dịch. Tuy nhiên, khi giá vé máy bay đã ở mức thấp, khả năng tăng chuyến các tuyến nội địa cũng có giới hạn do không còn nhiều dư địa để giảm giá vé. Nếu các hãng hàng không tiếp tục giảm giá vé thì hoạt động khai thác cũng không đem lại dòng tiền dương.
''Trước một thị trường nội địa cạnh tranh gay gắt, cho đến khi các tuyến quốc tế được mở lại, chúng tôi cho rằng tình hình kinh doanh của các hãng hàng không Việt Nam sẽ khó có thêm sự cải thiện'', nhóm nghiên cứu đánh giá.
Khó khăn thứ hai mà ngành hàng không phải đối mặt trong năm 2021 là thị trường bị thu hẹp khiến cạnh tranh gay gắt hơn.
Chuyên gia của Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho biết, hiện tất cả máy bay đều dồn về khai thác tuyến nội địa để cải thiện dòng tiền.
Trong đó, Vietjet Air tiếp tục nhận về 11 máy bay mới, nâng tổng số máy bay đang vận hành lên 88 chiếc. Nhận thêm máy bay mới đi kèm hoạt động bán và thuê lại (Sale&Lease back) máy bay, đây là cứu cánh cho lợi nhuận trên báo cáo, nhưng khiến dòng tiền và hoạt động cốt lõi tệ đi khi thị trường chưa hồi phục.
Còn Bamboo Airways cũng giảm 2 chiếc A320 nhưng nhận thêm 4 máy bay cỡ nhỏ E195 (124 ghế), nâng số máy bay lên 26 chiếc. Số chuyến bay thực hiện trong tháng 11/2020 đạt 3.286 chuyến, tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, Vietnam Airlines và Pacific Airlines là hai hãng bay có số lượng máy bay khai thác giảm so với thời điểm tháng 5/2020, từ 105 xuống 99 và 18 xuống 15 chiếc.
Theo phân tích, số lượng vé giá rẻ trong một chuyến bay cũng tăng lên, thể hiện qua việc dễ dàng mua được cho dù đặt mua gần ngày khởi hành.
Bên cạnh đó, các hình thức di chuyển thay thế như xe khách, tàu hỏa cũng có những đợt giảm giá mạnh (15-30% với xe khách; 50% đối với tàu hỏa với số lượng giới hạn 6.000–14.000 vé cho mỗi đợt), khiến cho cạnh tranh càng trở nên khốc liệt.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phát triển 1 trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam nhưng hoạt động ở 2 thành phố

Ngân hàng Nhà nước được quyết cho vay đặc biệt, không tài sản đảm bảo

Đề nghị lập tòa án chuyên biệt tại trung tâm tài chính quốc tế

Thúc đẩy hành động hướng tới tăng trưởng bền vững và mục tiêu Net-Zero

Xây dựng BIDV trở thành một Ngân hàng thương mại nhà nước trụ cột

Gỡ nút thắt để cà phê, trà Việt Nam vươn tầm quốc tế

Long An - Liêu Ninh (Trung Quốc): Kỳ vọng hợp tác hướng tới mối quan hệ lâu dài và bền vững

Chính phủ trình Quốc hội dự án 1 luật sửa 7 luật

Sắm kim cương tại DOJI và Thế giới kim cương - rinh xe sang tới 1 tỷ đồng
