Tag

Phát huy tiềm năng của khu vực tư nhân trong thúc đẩy tăng trưởng

Doanh nghiệp 22/05/2025 15:13
aa
TTTĐ - Việt Nam cần thực hiện những cải cách quyết liệt hơn nữa, tạo ra “một cú hích thể chế mang tính đột phá”, nhằm phát huy tối đa tiềm năng của khu vực tư nhân trong thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra việc làm chất lượng cho người dân.
Hàng loạt cơ chế đặc biệt cho kinh tế tư nhân Khơi dậy khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới để phát triển kinh tế tư nhân Doanh nghiệp Việt làm sao tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu?

Đó là nhận định của bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Ngân hàng Thế giới khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia.

Liên tục cải thiện chất lượng thể chế

Tại buổi công bố báo cáo “Việt Nam 2045 - Đột phá thể chế cho một tương lai thu nhập cao” ngày 22/5, đại diện Ngân hàng Thế giới cho rằng, để duy trì tốc độ tăng trưởng cao, Việt Nam cần củng cố hệ thống pháp luật và môi trường pháp lý, đồng thời nâng cao hiệu quả đầu tư công cả về quy mô lẫn chất lượng. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy những quốc gia vượt qua bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước thu nhập cao đều có điểm chung là “liên tục cải thiện chất lượng thể chế”.

Phát huy tiềm năng của khu vực tư nhân trong thúc đẩy tăng trưởng
Bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Ngân hàng Thế giới khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia chia sẻ tại sự kiện

Đặc biệt, một số cải cách sẽ mang tính quyết định đối với chặng đường phát triển tiếp theo của Việt Nam. Trong đó, quản lý đầu tư công cần được cải thiện rõ nét từ khâu lựa chọn dự án, triển khai đến giám sát thực hiện.

Đồng thời, việc hoàn thiện khung pháp lý và quy định sẽ góp phần xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định và dễ dự đoán hơn. Quản trị địa phương cũng cần được nâng cao thông qua việc tăng cường quyền tự chủ, nâng trách nhiệm giải trình và đẩy mạnh phối hợp giữa các địa phương.

Để trở thành quốc gia thu nhập cao, Việt Nam cũng cần xây dựng một bộ máy công vụ hiệu quả, có trách nhiệm giải trình rõ ràng, với quy mô hợp lý, chế độ đãi ngộ phù hợp và được hỗ trợ bởi các thể chế bảo đảm “quy trình tố tụng hợp pháp, tính minh bạch và cơ chế giám sát độc lập.

Bà Mariam J. Sherman, Giám đốc Ngân hàng Thế giới khu vực Việt Nam, Lào, Campuchia cho rằng, quá trình hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045 đã cho thấy rõ vai trò quan trọng của thể chế trong việc đảm báo tăng trưởng bền vững của Việt Nam.

“Những nỗ lực cải cách gần đây thể hiện quyết tâm của Việt Nam, song để đạt được mục tiêu này, Việt Nam cần thực hiện những cải cách quyết liệt hơn nữa, đó chính là “một cú hích thể chế mang tính đột phá”, nhằm phát huy tối đa tiềm năng của khu vực tư nhân trong thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra việc làm chất lượng cho người dân”, bà Sherman nhấn mạnh.

Biến đổi khí hậu có thể làm mất đi 12,5% GDP

Song song với cải cách thể chế, các chuyên gia nhận định, đầu tư vào thích ứng khí hậu là chìa khóa để giảm thiểu rủi ro từ các cú sốc thời tiết đối với nông nghiệp, doanh nghiệp và hạ tầng sản xuất tại Việt Nam.

Phát huy tiềm năng của khu vực tư nhân trong thúc đẩy tăng trưởng
Cần phát huy tối đa tiềm năng của khu vực tư nhân trong thúc đẩy tăng trưởng (Ảnh minh họa)

Các kịch bản dự báo cho thấy, nếu mực nước biển dâng từ 75 đến 100 cm, gần một nửa Đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập vào giữa thế kỷ này. Khảo sát năm 2024 của WB cũng cho thấy khoảng 75% doanh nghiệp trong hai ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là may mặc và điện tử cũng đang hoạt động tại các khu vực chịu tác động thường xuyên của nhiệt độ cao, khiến 1,3 triệu lao động rơi vào nhóm dễ bị tổn thương.

Nếu không có các biện pháp thích ứng kịp thời, tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến nền kinh tế Việt Nam mất đi tới 12,5% GDP vào năm 2050 so với kịch bản cơ sở, đe dọa nghiêm trọng đến khả năng hiện thực hóa mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045.

Liên quan đến vấn đề này, bà Sherman khuyến nghị ngay từ bây giờ, Việt Nam có thể thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ đất đai, cộng đồng và cơ sở hạ tầng trước những cú sốc do biến đổi khí hậu gây ra. Theo bà, điều quan trọng là xây dựng các cơ chế và chính sách phù hợp để khuyến khích doanh nghiệp, người dân chủ động thích ứng, đồng thời lồng ghép quản lý rủi ro khí hậu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế.

Theo tính toán mà báo cáo đưa ra, đầu tư thích ứng có thể giảm thiểu đáng kể thiệt hại kinh tế, giúp thu hẹp tổn thất GDP do biến đổi khí hậu từ mức 12,5% xuống còn 6,7% vào năm 2050.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng nêu bật những cơ hội hiện hữu để Việt Nam giảm phát thải carbon, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 như Chính phủ đã cam kết.

Trong đó, khu vực tư nhân được xác định là nhân tố trung tâm. Các chuyên gia của WB đề xuất các bước cụ thể nhằm thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, tận dụng các công nghệ năng lượng tái tạo với chi phí ngày càng cạnh tranh để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong ngành công nghiệp. Nếu được thực hiện hiệu quả, quá trình này sẽ mở ra động lực mới cho đổi mới sáng tạo, tăng trưởng và tạo thêm việc làm.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, Việt Nam cần phải phát huy tiềm năng kinh tế biển để thúc đẩy một tương lai xanh và thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu. Với khoảng 30% dân số đang sinh sống dọc bờ biển dài hơn 3.260 km và gần một nửa trong số 100 triệu người dân Việt Nam phụ thuộc vào hệ sinh thái biển để mưu sinh, phát triển bền vững kinh tế biển là yêu cầu cấp thiết.

Khu vực kinh tế biển cũng mang tiềm năng to lớn trong việc góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Việc mở rộng năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió ngoài khơi, với tiềm năng lên tới 475 GW cùng với năng lượng sóng, sẽ là cơ hội quan trọng để Việt Nam giảm dần sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Ngoài ra, việc phục hồi rừng ngập mặn, bảo vệ thảm cỏ biển và các rạn san hô cũng đóng vai trò thiết yếu. Không chỉ tăng khả năng chống chịu của các vùng ven biển trước tác động của biến đổi khí hậu, các hệ sinh thái này còn góp phần quan trọng vào mục tiêu giảm phát thải, nhờ khả năng hấp thụ và lưu trữ carbon tự nhiên.

Trí Nhân

Đọc thêm

EVNNPC hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025 Doanh nghiệp

EVNNPC hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025

Thông tin về kết quả sản xuất, kinh doanh 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, Tổng công ty đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch do EVN giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân tại 27 tỉnh, thành phố miền Bắc.
PGBank ra mắt sản phẩm tín dụng xanh PG Green Doanh nghiệp

PGBank ra mắt sản phẩm tín dụng xanh PG Green

TTTĐ - Trong bối cảnh các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội và quản trị) đang ngày càng trở thành yếu tố bắt buộc trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp trên toàn cầu, Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) vừa chính thức triển khai sản phẩm tín dụng xanh PG Green dành cho khách hàng doanh nghiệp từ tháng 6/2025.
VietinBank ra mắt gói giải pháp tài chính tăng tốc cùng Hộ kinh doanh theo Nghị định 70 Doanh nghiệp

VietinBank ra mắt gói giải pháp tài chính tăng tốc cùng Hộ kinh doanh theo Nghị định 70

TTTĐ - Trước yêu cầu cấp thiết của cộng đồng hộ kinh doanh/tiểu thương trong việc tuân thủ quy định mới về hóa đơn điện tử, VietinBank đã tiên phong triển khai gói giải pháp tài chính toàn diện, đồng hành hỗ trợ các hộ kinh doanh tăng tốc chuyển đổi thuận lợi theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP.
VPBank nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp nữ chủ 2025” Doanh nghiệp

VPBank nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp nữ chủ 2025”

TTTĐ - Giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất cho doanh nghiệp nữ chủ 2025” là minh chứng cho cam kết của VPBank trong việc tiếp sức nữ doanh nhân Việt Nam thông qua loạt sáng kiến tài chính và phi tài chính thiết thực, sáng tạo.
Khai trương chi nhánh Hazal Beauty Nam Định Kinh tế

Khai trương chi nhánh Hazal Beauty Nam Định

TTTĐ - Công ty TNHH Hazal Beauty vừa tổ chức khai trương Văn phòng chi nhánh Hazal Beauty Nam Định tại số 87 Phù Nghĩa, phường Nam Định, tỉnh Ninh Bình.
VPBank nhận giải “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam” Doanh nghiệp

VPBank nhận giải “Dịch vụ ngân hàng ưu tiên xuất sắc nhất Việt Nam”

TTTĐ - Việc liên tiếp được vinh danh bởi các tổ chức tài chính quốc tế uy tín khẳng định vị thế dẫn đầu của VPBank trong phân khúc ngân hàng ưu tiên với thương hiệu VPBank Diamond – hệ sinh thái tài chính và phong cách sống toàn diện dành riêng cho khách hàng thượng lưu.
Mua 1 tặng 1 tại Highlands khi thanh toán bằng VIETQRPay Kinh tế

Mua 1 tặng 1 tại Highlands khi thanh toán bằng VIETQRPay

TTTĐ - Tiếp nối hợp tác giữa NAPAS và Highlands Coffee trong việc thúc đẩy số hóa thanh toán và nâng tầm trải nghiệm cà phê Việt, phương thức thanh toán qua mã QR – VIETQRPay – đã được triển khai đồng loạt tại hơn 850 cửa hàng Highlands Coffee trên toàn quốc. Đặc biệt, khách hàng thanh toán qua mã VIETQRPay sẽ được hưởng ưu đãi hấp dẫn “Mua 1 tặng 1” khi mua đồ uống tại Highlands.
Cảng quốc tế Long An tiếp tục tạo ấn tượng mạnh mẽ Nhịp sống phương Nam

Cảng quốc tế Long An tiếp tục tạo ấn tượng mạnh mẽ

TTTĐ - Khẳng định năng lực quốc tế, cam kết phát triển xanh và bền vững, đồng hành cùng chiến lược toàn cầu, Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Triển lãm và Hội nghị ASEAN Ports & Logistics 2025.
Nhà máy An Nam Food: Dấu ấn công trình hiện đại tại Cần Thơ Doanh nghiệp

Nhà máy An Nam Food: Dấu ấn công trình hiện đại tại Cần Thơ

TTTĐ - Tại Khu công nghiệp Trà Nóc 2 (TP. Cần Thơ), Công ty Cổ phần An Nam Food tổ chức lễ khánh thành Nhà máy An Nam Food – một trong những công trình trọng điểm được triển khai tại Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian gần đây. Dự án có dây chuyền công nghệ hiện đại và được thực hiện theo mô hình tổng thầu thiết kế – thi công (Design & Build), do Công ty Cổ phần Xây dựng Ánh Dương (Ánh Dương Building) đảm nhiệm toàn bộ.
Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP Hồ Chí Minh Doanh nghiệp

Tập đoàn T&T Group đề xuất loạt dự án chiến lược tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chiều 4/7, Tập đoàn T&T Group và doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã có buổi làm việc với UBND TP Hồ Chí Minh nhằm đề xuất loạt giải pháp hợp tác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Xem thêm