Tiêu thưởng “sướng tay”, ăn vay sau Tết
![]() |
Nhiều bạn trẻ cho biết, dịp Tết Nguyên đán là lúc mọi người chi tiêu rộng rãi nhất trong năm
Bài liên quan
Hà Nội: Đảm bảo công tác y tế phục vụ Tết Dương lịch năm 2020
Tặng 26 cặp vé Tết đến các sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Cạn tiền vì mua sắm
Nhiều bạn trẻ cho biết, dịp tết Nguyên đán là lúc mọi người rộng rãi, hào phóng hơn với bản thân cho những chi tiêu sau một năm tiết kiệm, nhất là khi nghe thấy “ting ting”, tiền thưởng tết đã về. Nhìn cái gì cũng muốn mua, thấy gì khuyến mại cũng hấp dẫn, không ít người mua sắm quá tay, dẫn tới lúc ra tết cạn tiền, phải ăn mỳ tôm hay đi vay mượn chi tiêu, đợi đến kỳ lĩnh lương.
Bạn trẻ Nguyễn Thị Hoa ở quận Long Biên cho biết, năm nào công ty của cũng thưởng Tết vài chục triệu đồng, dù lĩnh một cục nhiều như thế nhưng chưa năm nào mà cô gái trẻ lại không phải đi vay mượn lung tung sau Tết để duy trì cuộc sống đợi đến kỳ lĩnh lương. “Tết đến trăm thứ phải mua sắm, từ quần áo, giày dép đến quà cáp, tiền mừng tuổi và tiền Tết biếu bố mẹ... Tuy nhiên chưa năm nào tôi biếu nổi bố mẹ quá 3 triệu và cứ hết 5 ngày Tết là trong ví không còn đồng nào. Khi xuống Hà Nội hoặc ăn bánh chưng mang từ nhà đi, hoặc ăn mỳ tôm và vay mượn bạn bè để sống qua ngày đợi đến kỳ lĩnh lương” – Hoa nói.
![]() |
"Vung tay" tiêu tiền thường, ra Tết, nhiều bạn trẻ hết tiền,phải đi vay mượn để duy trì cuộc sống cho đến kỳ lĩnh lương |
Ra trường được 3 năm, Phạm Văn Thành quê ở Hải Dương đi làm cho một công ty du lịch ở Hà Nội. Tết năm nào lương thưởng của chàng trai trẻ cũng được gần 30 triệu nhưng hết Tết cũng là lúc cậu nhẵn túi.
Thành cho biết: “Tôi về nhà thấy thiếu gì lại đi mua, Tết năm ngoài đi siêu thị thấy khuyến mại cái TV màn hình phẳng, dù nhà có rồi nhưng là loại bé nên tôi lại mua sắm. Thế rồi sắm sửa lung tung, đi chơi với bạn bè, mừng tuổi các em nhỏ… nhẵn túi lúc nào chẳng hay. Ra Tết đi làm và lại vay tạm bạn bè để duy trì cuộc sống đợi đến kỳ lĩnh lương”.
Giải pháp tiết kiệm
Thưởng Tết cầm về một cục nhưng chi tiêu sao cho hợp lý để khoản tiền đó hết sạch hết sau những ngày đầu năm mà vẫn “sinh sôi” thì không phải ai cũng biết.
Nhiều ý kiến cho rằng, các bạn trẻ chi tiêu tiền thưởng trong dịp Tết nhưng nhất thiết phải để dành môt khoản phòng lúc khẩn cấp. Các chuyên gia về tài chính cá nhân cũng đưa ra lời khuyên, mỗi người nên để dành từ 3 đến 6 tháng lương để phòng trường hợp bất ngờ như bệnh tật hay nghỉ việc.
Nguyễn Chiến Thắng, nhân viên ngành ngân hàng cho rằng, cuối năm, công ty nào cũng sẽ trả một khoản tiền thưởng tương đối lớn. Nhiều bạn trẻ hiện nay thường ghi nợ thẻ tín dụng, các bạn nên dùng một khoản trong số tiền thưởng để trả nợ. Sau đó bạn có thể tự đề ra một mục tiêu tiết kiệm mới như tiết kiệm để mua xe, mua nhà... Hãy dành một phần tiền thưởng Tết để làm tiền đề cho kế hoạch tiết kiệm này. Nếu bạn có thể tiếp tục kiên trì, bạn sẽ được thành quả mong muốn sau vài tháng hoặc vài năm.
Còn bạn trẻ Trần Lan Hương, nhân viên tài chính trên địa bàn quận Hoàn Kiếm lại đưa ra ý kiến: “Khi có tiền thưởng Tết, phải tự biết lên kế hoạch chi tiêu thật chi tiết, phần nào là mua sắm cho bản thân, phần nào mua sắm cho gia đình, biếu bố mẹ… Tôi đặc biệt sẽ dành ra một khoản để đi làm từ thiện, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn. Đây là cách rất tốt để vừa giúp mang lại cái Tết ấm áp hơn cho người khác, vừa giúp Tết của chính tôi thêm đáng nhớ và ý nghĩa” – Lan Hương nói.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Giỏi ngoại ngữ, Gen Z tự tin bước ra thế giới từ tuổi teen

Học tủ, học vẹt, luyện đề: Những "lối mòn" ôn thi cần thay đổi

Thi tài tiếng Anh, cán bộ trẻ “rinh” nhiều phần thưởng hấp dẫn

Phú Yên thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên

Góp sức trẻ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng

Cơ hội và tương lai phát triển bền vững cho người trẻ

Một tay lái, một tay điện thoại: Cái giá có thể là sinh mạng

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

500 thiếu nhi xuất sắc tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ
