Tag

Một tay lái, một tay điện thoại: Cái giá có thể là sinh mạng

Nhịp sống trẻ 06/05/2025 17:01
aa
TTTĐ - Dù đã được cảnh báo và xử phạt rõ trong Nghị định 168/2021/NĐ-CP, hành vi sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe máy, ô tô vẫn diễn ra phổ biến trên nhiều tuyến phố Hà Nội. Thói quen một tay lái, một tay điện thoại của nhiều người không chỉ vi phạm pháp luật mà còn là nguyên nhân gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm.
Công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận phản ánh giao thông Công an TP Huế công bố số điện thoại tiếp nhận phản ánh tiêu cực, tham nhũng

Điện thoại vẫn “bám” tay lái

Tại nhiều nút giao lớn như Ngã Tư Sở, Kim Mã, Giải Phóng, Trần Duy Hưng..., không khó để bắt gặp hình ảnh người điều khiển xe máy vừa lái xe vừa nhắn tin, xem video, gọi điện.

Một tài xế công nghệ tranh thủ sử dụng điện thoại khi lái xe trên đoạn đường Bưởi
Một tài xế công nghệ tranh thủ sử dụng điện thoại khi lái xe trên đoạn đường Bưởi

Không chỉ ở những tuyến phố đông đúc, ngay cả các đoạn đường ít phương tiện, người đi xe máy vẫn “thản nhiên” cầm điện thoại lướt mạng xã hội, bật nhạc, thậm chí gọi video call. Dường như hành vi nguy hiểm này đã trở thành một “thói quen vô thức” đối với không ít người trẻ.

Anh Hoàng Minh Thắng (sinh viên trường Đại học Ngoại thương) cho biết: “Mình hay dùng Google Maps và xem Tiktok khi đi xe. Lắp điện thoại ngay trên tay lái cho tiện. Cái này ai chẳng làm".

Người điều khiển xe máy vừa lái xe vừa gọi điện thoại trên phố Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội) giờ cao điểm
Người điều khiển xe máy vừa lái xe vừa gọi điện thoại trên phố Nguyễn Thái Học (Ba Đình, Hà Nội) giờ cao điểm

Chị Phạm Thùy Dung (32 tuổi, nhân viên văn phòng) chia sẻ: “Khi dừng đèn đỏ thì tranh thủ check mail hay rep tin nhắn. Nghĩ rằng nhắn một chút thôi không sao".

Không chỉ xe máy, nhiều người đi ô tô cũng vẫn vô tư nghe và sử dụng điện thoại. Không ít trường hợp khi tham gia giao thông ở những đoạn đường đông đúc, xe ô tô đi rất chậm ở làn đường dành cho tốc độ cao, bởi vì họ đang sử dụng điện thoại. Điều này khiến cho nhiều tài xế khác bức xúc.

Thực tế, chỉ cần một khoảnh khắc mất tập trung, một cuộc gọi đến bất ngờ, một dòng tin nhắn chưa kịp trả lời, người lái có thể đánh đổi cả mạng sống của mình và người khác. Đã có không ít vụ tai nạn xảy ra khi người điều khiển xe vừa sử dụng điện thoại, vừa lái xe.

Tác hại rõ, chế tài mạnh – vẫn vi phạm?

Trên thực tế, việc sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện khiến người lái mất tập trung dẫn đến phản xạ bị chậm khi xảy ra tình huống bất ngờ. Điều đó khiến họ có nguy cơ va chạm giao thông và hậu quả thường rất nghiêm trọng.

Sử dụng điện thoại khi lái xe không chỉ là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn
Sử dụng điện thoại khi lái xe không chỉ là hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn

Hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe diễn ra chớp nhoáng, lại thường không bị phát hiện nếu không có va chạm xảy ra. Nhiều người viện lý do “tôi chỉ xem bản đồ” hay “tôi bật nhạc xem lúc tắc đường thôi” hoặc đi xe ô tô an toàn hơn xe máy nên nghe điện thoại không sao… đó chỉ là sự biện minh cho hành vi vi phạm giao thông gây nguy hiểm cho bản thân và người khác.

Vừa bức xúc vừa bất lực khi chứng kiến nhiều người sử dụng điện thoại khi đang lái xe, anh Trần Văn Hùng (Cầu Giấy) bày tỏ: “Rất nhiều người vẫn coi việc nghe điện thoại hay nhắn tin khi lái xe là chuyện nhỏ. Họ không ý thức được rằng, chỉ một giây lơ là cũng có thể đánh đổi bằng cả mạng người".

Người dân cần nhận thức đúng và thay đổi thói quen sử dụng điện thoại khi lái xe để giữ gìn sự an toàn cho mọi người và chính bản thân
Người dân cần nhận thức đúng và thay đổi thói quen sử dụng điện thoại khi lái xe để giữ gìn sự an toàn cho mọi người và chính bản thân

Chế tài và tuyên truyền đã có. Vấn đề còn lại chính là ý thức của người tham gia giao thông. Thực tế đã chứng minh, không ít người chỉ thực sự sợ hãi sau khi chứng kiến hoặc trải qua tai nạn do mất tập trung khi cầm lái.

Bởi thế, khi điện thoại thông minh trở thành “vật bất ly thân” với nhiều người thì ý thức sử dụng đúng lúc, đúng chỗ cũng cần được coi là một hành vi văn minh đô thị.

Đừng để một cuộc gọi vu vơ làm gián đoạn hành trình an toàn của bạn. Đừng để một cú trượt tay trên màn hình kéo theo cả mạng sống. Khi luật pháp đã rõ ràng, khi nguy cơ đã hiện hữu – hãy chọn an toàn thay vì tiện lợi. Điện thoại không có lỗi, lỗi là ở người sử dụng sai thời điểm.

Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định các mức phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển ô tô, xe máy, xe đạp tham gia giao thông cụ thể:

Tại điểm H, Khoản 5, Điều 6 quy định xử phạt trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe ô tô, xe chở bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, phạt tiền từ 4 triệu - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi dùng tay cầm và sử dụng điện thoại qua các thiết bị điện tử khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đang di chuyển trên đường bộ.

Tại điểm Đ, Khoản 4, Điều 7 quy định về xử phạt trừ điểm giấy phép lái xe của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ quy định phạt tiền từ 800.000 - 1 triệu đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm: người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù); thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính); dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác.

Tại điểm H, Khoản 1, Điều 9 quy định về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ nêu rõ phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi: người điều khiển xe đạp, xe máy dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác.

Đình Trung

Đọc thêm

Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Camera 360 trẻ

Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

TTTĐ - Sáng 30/6, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Hội thảo khoa học “Sứ mệnh của thanh niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng” kỷ niệm 100 năm thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (6/1925 - 6/2025).
Cán bộ trẻ và trách nhiệm trước mô hình chính quyền mới Hoạt động Mặt trận

Cán bộ trẻ và trách nhiệm trước mô hình chính quyền mới

TTTĐ - Ngày 30/6 - một dấu mốc lịch sử khi Hà Nội cùng các địa phương trong cả nước công bố chính thức mô hình chính quyền địa phương hai cấp để vận hành vào ngày 1/7/2025, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính. Trong những thời khắc quan trọng này, cán bộ công chức trẻ chính là lực lượng tiên phong, đặt nền móng cho khởi đầu mới bằng chính niềm tin, sự cống hiến và tinh thần trách nhiệm của mình.
Nhân dân Thủ đô tin tưởng vào mô hình chính quyền 2 cấp Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nhân dân Thủ đô tin tưởng vào mô hình chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Sáng nay (30/6) tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Thành ủy Hà Nội tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các quyết định của thành phố liên quan đến việc triển khai tổ chức đơn vị hành chính cấp xã theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Phấn khởi trước sự kiện này, nhiều người dân đã bày tỏ sự tin tưởng và quyết tâm đồng hành cùng chính quyền Thủ đô trên chặng đường tới.
Tạo động lực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thanh niên Thủ đô Camera 360 trẻ

Tạo động lực khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Với nhiều hoạt động như triển lãm, giới thiệu các mô hình, ý tưởng khởi nghiệp, sản phẩm sáng tạo và giải pháp chuyển đổi số… Sự kiện quảng bá nền tảng - Hội thảo ứng dụng khoa học với khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số năm 2025 đã góp phần tạo động lực và lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đồng hành cùng đoàn viên, thanh niên Thủ đô.
Chiến sĩ trẻ ra quân gỡ “nút thắt” trong thủ tục hành chính Nhịp sống trẻ

Chiến sĩ trẻ ra quân gỡ “nút thắt” trong thủ tục hành chính

TTTĐ - Sáng 29/6, tại trụ sở Công an TP Hà Nội, Lễ ra quân hướng dẫn giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã được tổ chức với sự phối hợp giữa Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội – Bộ Công an, Công an TP Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Tập đoàn VNPT.
Làm đẹp phố phường, sẵn sàng chào đón ngày hội lớn Nhịp sống trẻ

Làm đẹp phố phường, sẵn sàng chào đón ngày hội lớn

TTTĐ - Tại các phường, từ các con phố đến khu tập thể, đâu đâu cũng thấy các bạn trẻ thanh niên tình nguyện, hội viên phụ nữ cùng nhau ra quân tổng vệ sinh môi trường, làm đẹp cảnh quan để chào đón một sự kiện trọng đại: Hà Nội chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1/7/2025.
TP Hồ Chí Minh "xuất quân" chiến dịch Mùa Hè xanh Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh "xuất quân" chiến dịch Mùa Hè xanh

TTTĐ - Ngày 29/6, Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố, Hội Sinh viên Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức Lễ ra quân cao điểm chiến dịch “Mùa Hè xanh” lần thứ 32 và chương trình “Gia sư áo xanh” lần thứ 14 năm 2025.
Kỳ vọng trước thềm chuyển đổi mô hình chính quyền 2 cấp Camera 360 trẻ

Kỳ vọng trước thềm chuyển đổi mô hình chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Cùng với cả nước, thành phố Hà Nội sẽ chính thức chuyển sang mô hình chính quyền 2 cấp từ ngày 1/7/2025. Thời khắc chuyển mình mang ý nghĩa lịch sử này nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân, trong đó các bạn trẻ cùng bày tỏ niềm vui, gửi gắm niềm tin vào mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
102 "chiến sĩ nhí" Phú Yên hoàn thành "Học kỳ trong quân đội" 2025 Nhịp sống trẻ

102 "chiến sĩ nhí" Phú Yên hoàn thành "Học kỳ trong quân đội" 2025

TTTĐ - 102 "chiến sĩ nhí" của chương trình "Học kỳ trong quân đội" năm 2025 tại Phú Yên đã hoàn thành xuất sắc khóa huấn luyện kéo dài một tuần đầy thử thách. Buổi lễ tổng kết và bế mạc được tổ chức bởi Tỉnh đoàn Phú Yên, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh.
Người trẻ thay avatar - lan tỏa tinh thần chính quyền hai cấp Nhịp sống trẻ

Người trẻ thay avatar - lan tỏa tinh thần chính quyền hai cấp

TTTĐ - Sáng tạo, chủ động và lan tỏa tinh thần trách nhiệm công dân, đó là những gì thế hệ trẻ đang thể hiện rõ nét trước ngày công bố mô hình chính quyền hai cấp tại Thủ đô Hà Nội. Không phải là những dòng trạng thái khô khan hay bài viết mang tính lý luận, giới trẻ hôm nay đang lan tỏa tinh thần chính trị theo cách riêng, bắt đầu từ hành động nhỏ như thay ảnh đại diện (avatar) trên mạng xã hội.
Xem thêm