Cơ hội và tương lai phát triển bền vững cho người trẻ
Lắng nghe và hành động cùng người trẻ trong kỷ nguyên số Người trẻ nhìn về lịch sử bằng lăng kính số |
Không thể thiếu trong thời đại mới
Trong bối cảnh bùng nổ đô thị hóa và gia tăng dân số tại các thành phố lớn, vấn đề giao thông đang trở thành thách thức cấp bách cần được giải quyết. Đường sắt cao tốc (ĐSTĐC) và đường sắt đô thị (ĐSĐT) nổi lên như một giải pháp bền vững và chiến lược nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
ĐSTĐC giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa các vùng miền, kết nối nhanh chóng giữa các trung tâm kinh tế lớn, từ đó góp phần tái phân bố dân cư, giảm tải cho các đô thị lớn và thúc đẩy phát triển đồng đều. Trong khi đó, ĐSĐT đóng vai trò huyết mạch trong hệ thống giao thông công cộng tại các đô thị hiện đại, giúp người dân tiếp cận các trung tâm làm việc, học tập, thương mại một cách nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm.
![]() |
Sinh viên chuyên ngành Đường sắt và Metro tham quan học tập tại Đề pô tuyến đường sát đô thị Cát Linh – Hà Đông |
Không chỉ là giải pháp giao thông, các hệ thống đường sắt này còn là biểu tượng của sự phát triển hạ tầng hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến, yêu cầu đội ngũ nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trong khu vực và thế giới.
Tương lai của đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị tại Việt Nam
Xây dựng hiện đại hệ thống đường sắt Việt Nam đã được Đảng, Chính Phủ, Quốc Hội định hướng bằng nhiều các chủ trương, chính sách cụ thể. Theo đó đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, nước ta sẽ có một số dự án đường sắt lớn như: Tuyến ĐSTĐC Bắc – Nam là dự án trọng điểm quốc gia dự kiến khởi công xây dựng vào cuối năm 2026, với tổng chiều dài khoảng 1.541 km, tốc độ thiết kế 350 km/h. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh xuống còn 5-6 giờ, thay đổi căn bản cách thức vận chuyển và kết nối kinh tế - xã hội toàn quốc.
![]() |
Thông tin chung dự án ĐSTĐC Bắc-Nam |
Hệ thống ĐSĐT tại Hà Nội, kế hoạch phát triển 14 tuyến ĐSĐT (với 10 tuyến đã quy hoạch được rà soát, điều chỉnh hướng tuyến hoặc kéo dài và bổ sung mới 04 tuyến), trong đó các tuyến số Metro số 2A (Cát Linh – Hà Đông) đã khai thác thương mại, tuyến số 3 (Nhổn – Ga Hà Nội) đang triển khai và nhiều tuyến khác đang được chuẩn bị đầu tư, với kỳ vọng hoàn thành đồng bộ toàn hệ thống vào năm 2035.
![]() |
Quy hoạch 14 tuyến ĐSĐT tại Hà Nội |
Hệ thống ĐSĐT tại TP. Hồ Chí Minh, quy hoạch mạng lưới tuyến ĐSĐT với tổng chiều dài trên 220 km. Tuyến số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) là dự án tiên phong, đã đưa vào vận hành. Hệ thống ĐSĐT tại TP Hồ Chí Minh được kỳ vọng sẽ thay đổi căn bản thói quen đi lại của người dân, giúp giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.
![]() |
Quy hoạch mạng lưới ĐSĐT tại thành phố Hồ Chí Minh |
Đường sắt điện khí hóa, đồng thời với ĐSTĐC và ĐSĐT, các tuyến đường sắt điện khí hóa kết nối các trung tâm kinh tế, cảng biển và cửa ngõ quốc tế lớn cũng được quy hoạch, trong đó tuyến đường sắt điện khí hóa Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dài khoảng 390km, dự kiến được khởi công xây dựng vào cuối năm 2025.
![]() |
Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh |
Những dự án này không chỉ yêu cầu về nguồn vốn đầu tư lớn mà còn cần lượng rất lớn nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao – một cơ hội lớn cho các sinh viên theo học ngành này.
Cơ hội việc làm mở rộng
Theo TS. Nguyễn Văn Đăng, Giám đốc Trung tâm Đường sắt tốc độ cao, trường đại học Công nghệ GTVT: “Đảng và Nhà nước đã thông qua các chủ trương phát triển đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong đó, đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là siêu dự án, nếu kết hợp cả đường sắt đô thị sẽ có tổng mức đầu tư khoảng 200 tỷ USD. Hiện nay, nhu cầu nhân lực cho dự án đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị là rất lớn, cần khoảng 300.000 nhân lực cho các lĩnh vực như: Quản lý dự án, khảo sát, thiết kế, tư vấn giám sát, thi công xây dựng công trình, phương tiện, công nghệ thông tin tín hiệu, vận hành khai thác…”.
Thông tin về công tác đào tạo nguồn nhân lực đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị tại trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải, TS Đăng cho biết: “Với triết lý đào tạo của nhà trường là đào tạo người học sau khi tốt nghiệp có thể tự tin làm việc ngay trong các doanh nghiệp, do đó sinh viên của UTT được trang bị kiến thức thực tế, tham gia nghiên cứu, thực tập tại các công trình và doanh nghiệp lớn ngay từ khi còn học tập – đó là lợi thế vượt trội so với nhiều cơ sở đào tạo khác”.
Đào tạo theo hướng: Ứng dụng - Thực học – Thực nghiệp
Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải là đơn vị tiên phong trong đào tạo các ngành kỹ thuật giao thông tại Việt Nam, trường đã và đang giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giao thông, đặc biệt là trong lĩnh vực đường sắt hiện đại.
Triết lý đào tạo “Ứng dụng - Thực học – Thực nghiệp” chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động đào tạo của Nhà trường. Sinh viên không chỉ được học kiến thức lý thuyết từ các giảng viên là Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành, mà còn được thực hành ngay tại các phòng thí nghiệm chuyên sâu, tham gia các dự án thực tế do Trung tâm Đường sắt tốc độ cao và các đối tác triển khai.
![]() |
Lễ ký kết hợp tác với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) |
Có thể nói, có nhiều yếu tố tạo nên thể mạnh vượt trội của UTT, trong đó có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, nhiều người được đào tạo tại các quốc gia có đường sắt phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc… Cơ sở vật chất khang trang sạch đẹp, hệ thống phòng học được trang bị điều hòa, hệ thống các phòng thí nghiệm chuyên ngành, mô phỏng thực tế ảo…
Bên cạnh đó, nhà trường hợp tác chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và nước nước ngoài về công tác đào tạo, thực tập và tuyển dụng sinh viên. Chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên theo hướng hội nhập quốc tế, ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo vào vận hành và khai thác đường sắt.
Một số hình ảnh hợp tác về lĩnh vực đường sắt tốc độ cao:
![]() |
Lễ ký kết hợp tác giữa UTT với Công ty Cổ phần Vận tải đường sắt Việt Nam (TRV) |
![]() |
Lãnh đạo UTT làm việc với Tổng công ty Đường sắt Hàn Quốc (Korail) |
![]() |
Trường Đại học Công nghệ GTVT Làm việc với Viện Nghiên cứu Giao thông và Du lịch Nhật Bản (JTTRI) |
![]() |
Lãnh đạo Trường Đại học Công nghệ GTVT làm việc với Học viện Kỹ thuật Đường sắt Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc |
![]() |
Thành lập Trung tâm Đường sắt tốc độ cao |
Năm 2025, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải tiếp tục tuyển sinh ngành Xây dựng đường sắt tốc độ cao các hệ đào tạo như: Thạc sĩ, đại học chính quy, hệ từ đào tạo từ xa, văn bằng 2, và vừa học vừa làm. Cụ thể: Ở hệ Cao học: Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng đường sắt (Thuộc ngành CNKT giao thông), mã số: 8580205 và Tổ chức và quản lý vận tải đường sắt (thuộc ngành Tổ chức và quản lý vận tải) mã số: 8840103 Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải áp dụng phương thức xét tuyển. Ở hệ đại học chính quy: CNKT đường sắt tốc độ cao (Thuộc ngành CNKT giao thông), mã số: 7510104; CNKT cơ khí đầu máy – toa xe và tàu điện Metro (Công nghệ kỹ thuật cơ khí) mã số: 7510201và Quản lý và điều hành vận tải đường sắt (thuộc ngành khai thác vận tải) mã số: 7840101, nhà trường sẽ Áp dụng 4 phương thức xét tuyển: PT1, PT2, PT3 và PT4 với các tổ hợp xét tuyển: A00, A01, D01, D07, G01, G02, G03, G04, G05, G06, G07, G08, G09. Ở hệ đại học từ xa, văn bằng 2, liên thông, chuyên ngành: Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng Cầu - Đường sắt (Thuộc ngành CNKT giao thông) mã số: 7510104; CNKT Đường sắt tốc độ cao (Thuộc ngành CNKT giao thông) mã số: 7510104 và chuyên ngành Quản lý và điều hành vận tải đường sắt (thuộc ngành khai thác vận tải) mã số: 7840101, Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải sẽ áp dụng phương thức xét tuyển. Chi tiết về các chuyên ngành đào tạo lĩnh vực Đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị xem tại: https://utt.edu.vn/tuyensinh Website: utt.edu.vn Fanpage: https://www.facebook.com/utt.vn Hotline: 024.3552.6713 Zalo: https://zalo.me/dhcngtvt |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Góp sức trẻ hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng

Một tay lái, một tay điện thoại: Cái giá có thể là sinh mạng

Xu hướng làm việc linh hoạt trong Gen Z

500 thiếu nhi xuất sắc tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

Lan tỏa nghị lực sống, truyền cảm hứng từ những con người phi thường

Bác sĩ trẻ và những sáng kiến vì cộng đồng

“Tiếp sức mùa thi” ứng dụng AI để thí sinh "thi cử nhẹ nhàng"

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút

Đắk Lắk: Hành trình tri ân đối với các thế hệ cha anh
