Tag

Người trẻ nhìn về lịch sử bằng lăng kính số

Nhịp sống trẻ 30/04/2025 21:07
aa
TTTĐ - Trong thời đại công nghệ phát triển không ngừng, việc tìm hiểu lịch sử không còn gói gọn trong những trang sách giáo khoa hay bài giảng trên lớp. Giới trẻ hôm nay, đặc biệt là Gen Z đang chọn một cách tiếp cận hoàn toàn khác: Học sử qua TikTok, podcast, YouTube và phim ảnh. Có lẽ, chính “lăng kính số” này đang mở ra một hành trình mới, nơi lịch sử không còn khô khan mà sống động, gần gũi và đầy cảm xúc.
Thắp sáng lý tưởng và lòng yêu nước cho thế hệ trẻ Hồi ức "thời hoa lửa" và lời hứa thế hệ trẻ

Khi lịch sử bước ra khỏi trang sách

Trong xã hội vận động không ngừng, khi các nền tảng số trở thành “người bạn đồng hành” không thể thiếu với giới trẻ, việc tiếp cận kiến thức lịch sử cũng không còn nằm gọn trong khuôn khổ lớp học hay sách vở.

Một bộ phận lớn Gen Z – thế hệ sinh ra và lớn lên trong kỷ nguyên số đang chọn cách học sử qua TikTok, Podcast, YouTube và các bộ phim ảnh. Đây không chỉ là xu hướng tiếp nhận tri thức mới mà còn mở ra một cánh cửa sáng tạo cho việc lan tỏa giá trị lịch sử theo cách gần gũi, sinh động hơn.

Khi quá khứ bước vào hiện tại bằng công nghệ, lịch sử bỗng trở nên gần gũi, hấp dẫn hơn
Khi quá khứ bước vào hiện tại bằng công nghệ, lịch sử bỗng trở nên gần gũi, hấp dẫn hơn

Chỉ cần vài cú chạm màn hình, hàng trăm tài khoản TikTok về lịch sử hiện ra: Từ tóm tắt tiểu sử danh nhân, giải thích các trận chiến nổi tiếng, đến kể chuyện hậu trường của những bức ảnh kháng chiến.

Kênh “Sử Việt AI”, với cách dựng nhanh, minh họa lịch sử bằng cách sử dụng AI từ nguồn tư liệu và lối kể chuyện gần gũi, đã thu hút gần 50.000 lượt theo dõi. Mỗi video chỉ dài từ 1 - 2 phút nhưng đủ để kích thích sự tò mò và khơi dậy cảm xúc đối với những câu chuyện lịch sử, anh hùng dân tộc.

Không chỉ dừng ở video ngắn, podcast cũng đang trở thành lựa chọn được nhiều bạn trẻ yêu thích khi muốn “nghe sử” vào những khoảng thời gian rảnh như khi đi xe bus, trước khi ngủ hoặc lúc thư giãn. Các kênh như “Chuyện người Việt kể”, “Bí ẩn sử Việt”, “Việt sử Podcast”... không chỉ truyền tải kiến thức mà còn kết hợp âm thanh sống động, nhạc nền, tiếng súng, tiếng loa truyền thanh, tạo cảm giác như được sống lại thời khói lửa.

“Podcast giúp em cảm nhận lịch sử bằng âm thanh. Những câu chuyện được kể như phim radio khiến em "ngấm" lịch sử theo một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả", bạn Hoàng Minh Quân (lớp 12, trường THPT Việt Đức - Hà Nội) cho biết.

Nhìn về quá khứ bằng lăng kính số, thế hệ trẻ không chỉ tiếp nối ký ức dân tộc mà còn thổi vào đó sức sống mới mẻ, đầy sáng tạo
Nhìn về quá khứ bằng lăng kính số, thế hệ trẻ không chỉ tiếp nối ký ức dân tộc mà còn thổi vào đó sức sống mới mẻ, đầy sáng tạo

“Em từng không thích môn Lịch sử vì học thuộc quá nhiều. Tuy nhiên sau khi xem một số clip tóm tắt trên TikTok, em thấy lịch sử Việt Nam thực sự thú vị, đầy nhân văn và có nhiều điều khiến mình suy ngẫm", bạn Nguyễn Thùy Dương (sinh viên năm nhất, trường Đại học Ngoại ngữ) chia sẻ.

Không ít giáo viên hiện nay cũng khuyến khích học sinh chủ động tra cứu thông tin qua các nền tảng số, đồng thời hướng dẫn cách kiểm chứng, đối chiếu với tư liệu chính thống để tránh sai lệch.

Gen Z và tinh thần yêu sử kiểu mới

Điều đáng mừng là giới trẻ ngày nay không chỉ tiếp cận lịch sử theo hướng thụ động mà còn chủ động sáng tạo nội dung lịch sử theo cách riêng. Nhiều bạn học sinh, sinh viên quay video hóa thân thành nhân vật lịch sử, làm vlog đi tham quan bảo tàng, dựng phim ngắn tái hiện những thời khắc trọng đại hoặc đơn giản là chia sẻ cảm nhận sau khi đọc một cuốn sách sử.

Rất nhiều video, clip ngắn về lịch sử dân tộc được đăng tải trên mạng xã hội Tiktok
Rất nhiều video, clip ngắn về lịch sử dân tộc được đăng tải trên mạng xã hội Tiktok

Trên TikTok, không khó để bắt gặp những video hóa thân thành cô du kích, người lính, hay cô gái Hà Nội năm 1975 trong bộ áo dài trắng, khăn rằn. Bối cảnh là một góc phố cổ, vài tấm ảnh cũ, hoặc quán cà phê hoài niệm, đủ để lan tỏa tinh thần lịch sử theo cách nhẹ nhàng nhưng đầy cảm hứng.

Bên cạnh đó, nhiều bạn trẻ còn tham gia các dự án truyền thông lịch sử cộng đồng, xây dựng website chia sẻ tư liệu, thiết kế infographic hoặc vẽ minh họa sách lịch sử. Có thể thấy, lịch sử không chỉ nằm trong sách, mà đang “sống lại” nhờ bàn tay sáng tạo của chính những người trẻ.

Lấy cảm hứng từ di tích Hoàng thành Thăng Long, nhóm bạn trẻ thuộc dự án “Kinh đô kỳ họa” đã gây ấn tượng mạnh mẽ khi sáng tạo ra những hộp blind box mô hình lịch sử. Nguyễn Lan Anh, Trưởng dự án chia sẻ: “Mình và các bạn trong nhóm luôn mong muốn mỗi hộp blind box Long Thành Phục Kiến không chỉ đơn thuần là một sản phẩm lắp ráp giải trí, mà còn trở thành cầu nối giữa mọi người với những giá trị lịch sử - văn hóa dân tộc”.

Mỗi người trẻ ngày nay đều có một cách riêng để thể hiện và truyền tải tình yêu với văn hóa lịch sử dân tộc
Mỗi người trẻ ngày nay đều có một cách riêng để thể hiện và truyền tải tình yêu với văn hóa lịch sử dân tộc

“Bằng cách kết hợp công nghệ thiết kế 3D hiện đại với chất liệu di sản cổ truyền, chúng mình hy vọng những trải nghiệm nhỏ này sẽ dần thay đổi cách mọi người nhìn nhận về di sản - từ những giá trị tưởng chừng xa xôi trở thành điều gần gũi, sống động và đầy cảm hứng trong đời sống hiện đại”, Lan Anh tâm sự.

Giá trị lớn nhất khi lịch sử bước ra khỏi lớp học chính là việc nó chạm đến cảm xúc, khơi dậy tinh thần yêu nước, biết ơn và trách nhiệm với quá khứ trong mỗi người trẻ.

Chính Gen Z, bằng sự sáng tạo và chủ động của mình đang tiếp thêm sức sống cho những bài học xưa, để lịch sử không còn là môn học… mà là một phần ký ức, một mạch chảy tự nhiên trong cuộc sống hiện đại.

Đọc thêm

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát Nhịp sống trẻ

“Khoác áo mới” cho nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Với tinh thần “có của góp của, có công góp công”, tuổi trẻ Thủ đô tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025. Hoạt động này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn.
Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ yêu nước từ những điều dù rất nhỏ

TTTĐ - Tình yêu Tổ quốc - một khái niệm thiêng liêng, không chỉ gắn liền với những hành động hay những đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước mà với thế hệ trẻ hôm nay, lòng yêu nước được ươm mầm và thể hiện một cách dung dị, chân thành từ những hành động nhỏ bé trong cuộc sống, đặc biệt trong những ngày tháng Tư lịch sử vừa diễn ra.
Chàng trai “tô màu kí ức” Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai “tô màu kí ức”

TTTĐ - “Khi thấy người thân liệt sĩ ngắm thật lâu những bức ảnh được phục chế, ôm vào ngực rồi khóc, tôi thấy việc mình làm thật sự ý nghĩa”, anh Lê Văn Phúc, Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2024 chia sẻ. Đó cũng là động lực để chàng trai người Phú Xuyên (Hà Nội) bền bỉ phục dựng ảnh liệt sĩ miễn phí và trao tặng đến nhiều gia đình suốt hơn 5 năm qua. Nhiều người gọi anh Phúc với cái tên chàng trai “tô màu ký ức”.
Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng Nhịp sống trẻ

Cơ hội, thách thức và những trăn trở thầm lặng

TTTĐ - Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 làm thay đổi cục diện của thị trường lao động toàn cầu. Với sự bùng nổ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, tự động hóa…, thế hệ trẻ đang là lực lượng xung kích trong tiến trình chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo. Song song với những cơ hội vàng là muôn vàn áp lực vô hình, khiến nhiều người trẻ không khỏi trăn trở, lo âu giữa vòng xoáy cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline" Nhịp sống trẻ

Gen Z làm freelance không nghỉ lễ, miệt mài "chạy deadline"

TTTĐ - Khi nhiều người chọn kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 để thư giãn, du lịch hoặc đơn giản là tạm dừng công việc để nghỉ ngơi thì một bộ phận không nhỏ Gen Z lại chọn cách ở lại "cày" deadline – với tư cách là những freelancer (người làm nghề tự do) đang tận dụng dịp lễ để tăng thu nhập, mở rộng kết nối và phát triển bản thân.
Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Thủ đô thắp nến tri ân Anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tại Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Quận Cầu Giấy tổ chức “Lễ thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”.
“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá Tuổi trẻ học và làm theo Bác

“Giải phóng tư duy” để vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng, kinh tế số bùng nổ và chuyển đổi số trở thành dòng chảy chính của thời đại, khởi nghiệp, lập nghiệp không còn là hành trình đơn thuần của cá nhân. Với thế hệ trẻ, đó là câu chuyện của bản lĩnh, sáng tạo, đặc biệt là sự “giải phóng tư duy” - điều kiện tiên quyết để dấn thân và bứt phá.
Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tái hiện Đại thắng mùa Xuân năm 1975 bằng công nghệ thực tế ảo

TTTĐ - Với công nghệ thực tế ảo (VR) và 3D, một người chưa từng đến Dinh Độc Lập (Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc ngồi bên kia bán cầu cũng có thể trải nghiệm không gian, cấu trúc của tòa nhà một cách trực quan. Đây là điểm nổi bật của dự án sử dụng công nghệ 3D và VR360 tái hiện các chiến dịch giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được một nhóm bạn trẻ Thủ đô thực hiện.
Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Thanh niên Thủ đô tiên phong chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, Thành đoàn Hà Nội đã chủ động triển khai nhiều mô hình hiệu quả nhằm hỗ trợ thanh niên Thủ đô làm chủ công nghệ, phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Những hoạt động thiết thực của thanh niên góp phần xây dựng thành phố thông minh, đưa Thủ đô cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bên mâm cơm đoàn viên, yêu thương thêm đong đầy Nhịp sống trẻ

Bên mâm cơm đoàn viên, yêu thương thêm đong đầy

TTTĐ - Giữa nhịp sống hối hả và guồng quay công việc, học tập liên tục, những ngày nghỉ lễ như 30/4 – 1/5 trở thành khoảng thời gian quý giá để người trẻ “tạm dừng” và trở về mái ấm gia đình. Với nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên, người lao động xa nhà, những ngày lễ không chỉ là kỳ nghỉ mà còn là dịp để được ăn một bữa cơm gia đình, thứ tưởng chừng giản dị nhưng lại ấm áp và thiêng liêng vô cùng.
Xem thêm