Tag

Thẻ ATM không chỉ dùng để rút tiền

Thị trường - Tài chính 20/06/2024 22:03
aa
TTTĐ - Dù hiện nay thẻ ATM không chỉ dùng để rút tiền như trước mà có thể dùng thanh toán nhiều dịch vụ như giao thông, y tế, giáo dục… nhưng người dùng vẫn quen gọi với tên là "thẻ ATM". Từ chiếc thẻ với tính năng ban đầu là để rút tiền lương, thẻ ATM đã có bước tiến dài, trở thành chiếc thẻ thanh toán an toàn, tiện lợi của mọi nhà.
Dùng thẻ nội địa có an toàn, bảo mật? Những tính năng an toàn và hiệu quả của thẻ nội địa

Giao dịch rút tiền ngày càng giảm

Theo thống kê của Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2023 tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống NAPAS với mức tăng hơn 52% về số lượng giao dịch và tăng hơn 12% về tổng giá trị giao dịch so với năm 2022.

Đáng chú ý, ở chiều ngược lại giao dịch rút tiền mặt qua ATM liên tục giảm. Năm 2023, giao dịch rút tiền trên ATM giảm 16,9% về số lượng và 19,5% về giá trị. Đến nay tỉ trọng giao dịch ATM chỉ chiếm 3,6% tổng giao dịch qua hệ thống NAPAS.

Thống kê ở thời điểm tháng 1/2024 - cũng là giai đoạn cận tết Nguyên đán, giao dịch chuyển tiền tăng 58% so với cùng kỳ trong khi giao dịch rút tiền mặt qua ATM lại giảm đến 28%.

“Điều này khẳng định rõ nét nhu cầu rút tiền mặt của người dân ngày càng giảm và được thay thế bởi các dịch vụ thanh toán tiện lợi hơn như chuyển tiền nhanh NAPAS 247, thanh toán quét mã QR. Điều này không chỉ vào thời điểm trong năm, mà còn trong cả những giai đoạn cao điểm”, lãnh đạo NAPAS khẳng định.

Thẻ ATM không chỉ dùng để rút tiền

Ghi nhận cho thấy, dù nhu cầu rút tiền vẫn còn nhưng người dân đã có thói quen ít giữ tiền mặt hơn trong ví.

Chị Thanh Vân (ở quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) cho biết khi đi mua sắm hay đi siêu thị, đi chơi, chị không cần phải rút tiền mặt để sẵn trong ví như trước vì các phương thức thanh toán không tiền mặt hiện nay đã quá đa dạng.

“Từ khi đi đến khi về tôi không dùng đến tiền mặt vì gọi xe công nghệ thì chọn thanh toán qua liên kết thẻ, mua sắm hay ăn uống thì cà thẻ. Vừa nhanh vừa thuận tiện lại dễ dàng”, chị Vân nói.

Chị Ngọc Anh (ở Quận 3, TP Hồ Chí Minh) thì cho hay, ngay cả đến những dịch vụ bình dân như cắt tóc, gội đầu cũng ít dùng tiền mặt vì ngại thối tiền.

“Ngạc nhiên nhất là khi tôi đi chợ ở gần nhà, bà bán thịt cũng dán sẵn mã QR tại quầy để khách hàng linh hoạt thanh toán. Tôi nghĩ rằng một ngày không xa mình có thể đi chợ mà không cần mang theo tiền”, chị Ngọc Anh dí dỏm.

Thẻ nội địa (hay còn gọi tắt là thẻ NAPAS) là thẻ thanh toán do 53 Ngân hàng và Công ty Tài chính Việt Nam phát hành, số thẻ được bắt đầu bằng 9704 do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp. Thẻ nội địa ứng dụng công nghệ chip được triển khai theo Bộ tiêu chuẩn VCCS do NAPAS ban hành, trên cơ sở phù hợp và tuân thủ các quy định tại Bộ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa của Ngân hàng Nhà nước và Tiêu chuẩn quốc tế EMV.

Tính năng thanh toán thẻ lên ngôi

Trước đây khi nói đến tính năng thanh toán nhiều người hay nghĩ đến dòng thẻ quốc tế, tuy nhiên thẻ nội địa (hay còn gọi tắt là thẻ NAPAS) không kém cạnh khi có thể thanh toán cả nội địa lẫn quốc tế rất tiện lợi.

Theo tìm hiểu, hiện NAPAS đã phối hợp với các tổ chức phát hành ra mắt đầy đủ các dòng sản phẩm thẻ chip nội địa gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước, thẻ kép.

Hiện nay thẻ nội địa được chấp nhận thanh toán tại hơn 761 nghìn đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ có lắp đặt thiết bị chấp nhận thanh toán (POS/mPOS) của các ngân hàng trên toàn quốc.

Ngoài ra, thẻ NAPAS được sử dụng để thanh toán trực tuyến các hóa đơn, các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ như phí logistics cảng biển, vé máy bay, tàu hỏa, vé xem phim, viễn thông, thời trang; thanh toán trực tuyến trên cổng dịch vụ công quốc gia.

Bên cạnh đó, thẻ NAPAS còn liên kết với hơn 40 trung gian thanh toán như Momo, Zalo, Onepay, Shopeepay... để thanh toán các dịch vụ thời trang, mua sắm, khách sạn, giải trí... và trong nhiều lĩnh vực khác nhau; kết nối thanh toán hóa đơn cho hơn 100 nhà cung cấp dịch vụ trên toàn quốc trong các lĩnh vực viễn thông, 72 công ty nước, thanh toán phí cảng biển, học phí, tài chính, bảo hiểm, truyền hình, Internet; kết nối với 28 ngân hàng và 10 trung gian thanh toán để thanh toán hóa đơn trên các kênh Internet Banking, Mobile Banking và trên ví điện tử.

Thẻ ATM không chỉ dùng để rút tiền

Chủ thẻ cũng có thể thực hiện giao dịch chuyển tiền nhanh 24/7 qua số thẻ NAPAS. Thẻ tín dụng NAPAS có thể chi tiêu trước trả tiền sau với thời gian miễn lãi tối đa lên đến 55 ngày và cũng có tính năng thanh toán trả góp, tùy theo chính sách của các tổ chức phát hành.

Hiện nay tính năng thanh toán của thẻ NAPAS đã vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ Việt Nam. Chủ thẻ có thể thực hiện giao dịch thanh toán qua POS tại mạng lưới gần 900.000 đơn vị chấp nhận thẻ tại Hàn Quốc hoặc sử dụng để rút tiền mặt tại các ATM ở Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia với chi phí hợp lý.

Bảo mật kép khi thanh toán

Trong bối cảnh tội phạm công nghệ gia tăng với chiêu thức, thủ đoạn tinh vi, người dùng lo lắng nhất là vấn đề bảo mật, an toàn khi sử dụng thẻ.

Về vấn đề này, NAPAS cho biết việc phát triển thẻ chip nội địa và tăng cường bảo mật với mã PIN khi thanh toán chính là 2 giải pháp hữu hiệu, giúp người dùng yên tâm khi giao dịch mà không lo bị đánh cắp thông tin, giả mạo thẻ hay mất tiền trong quá trình sử dụng thẻ.

Thẻ chip nội địa NAPAS ứng dụng công nghệ chip EMV giúp nâng cao tính bảo mật so với thẻ từ truyền thống. Chip EMV mã hóa thông tin để bảo vệ thông tin giao dịch, giảm thiểu nguy cơ sao chép dữ liệu thẻ. Thông tin giao dịch được mã hóa cho mỗi giao dịch, không thể tái sử dụng, ngăn chặn gian lận thông tin.

Thêm vào đó việc bảo mật kép với mã PIN giúp xác minh danh tính chủ thẻ và ngăn chặn giao dịch gian lận. Mã PIN là mật khẩu cá nhân được cấp cho mỗi chủ thẻ, chỉ có chủ thẻ mới biết. Khi nhập PIN chính xác, chủ thẻ đã xác nhận mình là chủ sở hữu hợp pháp của thẻ, cho phép thực hiện giao dịch.

Việc yêu cầu nhập PIN giúp hạn chế việc sử dụng thẻ bởi những người không được phép, bảo vệ tài khoản của chủ thẻ khỏi các giao dịch trái phép. Mã PIN được yêu cầu khi thanh toán POS hoặc rút tiền mặt đối với tất cả các sản phẩm thẻ nội địa bao gồm thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng và thẻ kép.

Với thẻ chip công nghệ không tiếp xúc (thẻ contactless), khách hàng phải nhập mã PIN với các giao dịch có giá trị trên 1 triệu đồng. Với các giao dịch có giá trị dưới 1 triệu thì chủ thẻ phải lấy hóa đơn và ký nhận. Đặc biệt, tất cả các thiết bị chấp nhận thẻ chip nội địa của ngân hàng đều đã được kiểm tra và chứng thực bởi NAPAS.

Các dòng sản phẩm Thẻ chip nội địa NAPAS đem lại sự thuận tiện, nhanh chóng và an toàn trong thanh toán cho khách hàng. Thời gian tới, để mở rộng phạm vi thanh toán bằng thẻ nội địa, NAPAS cũng đang có kế hoạch phối hợp với Tổ chức thẻ quốc tế triển khai thẻ đồng thương hiệu, phục vụ tập khách hàng có nhu cầu chi tiêu bằng thẻ NAPAS cả trong nước và quốc tế.

Phạm Thành

Đọc thêm

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến cuối năm 2024 Thị trường - Tài chính

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT đến cuối năm 2024

TTTĐ - Quốc hội quyết nghị kéo dài thời gian áp dụng thuế VAT 8% (tức giảm 2% so với hiện hành) thêm 6 tháng, tới hết năm 2024.
Standard Chartered sẽ mang tới những kinh nghiệm tốt nhất để phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam Thị trường - Tài chính

Standard Chartered sẽ mang tới những kinh nghiệm tốt nhất để phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam

TTTĐ - Ngày 27/6, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã tiếp ngài Jose Vinals, Chủ tịch Tập đoàn Standard Chartered đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Mở rộng lộ trình xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp Việt Thị trường - Tài chính

Mở rộng lộ trình xuất khẩu trực tuyến cho doanh nghiệp Việt

TTTĐ - Amazon Global Selling phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) khai mạc “Diễn đàn Thương mại điện tử xuyên biên giới 2024”, tập trung vào việc cập nhật định hướng chính sách, phác thảo các đề xuất và giải pháp để mở rộng lộ trình xuất khẩu trực tuyến, thúc đẩy kinh doanh toàn cầu cho doanh nghiệp Việt trong giai đoạn tới.
Quảng Ninh chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Việt - Trung Thị trường - Tài chính

Quảng Ninh chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Việt - Trung

TTTĐ - Lễ công bố mở chính thức cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô (Việt Nam) - Động Trung (Trung Quốc) là sự kiện có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, văn hóa với các địa phương biên giới có chung cặp cửa khẩu.
Hà Nội: Xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030 Thị trường - Tài chính

Hà Nội: Xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND về việc xây dựng Kế hoạch tài chính 5 năm giai đoạn 2026-2030 thành phố Hà Nội.
Hisense duy trì sự thống trị thị trường TV toàn cầu Thị trường - Tài chính

Hisense duy trì sự thống trị thị trường TV toàn cầu

TTTĐ - Hisense - Thương hiệu điện tử công nghệ có mặt tại 160 quốc gia, đã kỷ niệm 8 năm liên tiếp trong danh sách 10 thương hiệu Trung Quốc hàng đầu trên toàn cầu theo danh sách của Kantar BrandZ™. Sự công nhận này nhấn mạnh cam kết toàn cầu của Hisense về sự đổi mới và sự xuất sắc trong công nghệ.
Ninh Thuận kết nối với Frankfurt - CHLB Đức thúc đẩy đầu tư Kinh tế

Ninh Thuận kết nối với Frankfurt - CHLB Đức thúc đẩy đầu tư

TTTĐ - Tỉnh Ninh Thuận đã và đang đẩy mạnh xúc tiến đầu tư với Phòng Thương mại và Công nghiệp Frankfurt (IHK) – CHLB Đức, qua đó mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư mới cho địa phương.
“Chìa khoá” tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt Thị trường - Tài chính

“Chìa khoá” tháo gỡ khó khăn cho xuất khẩu thuỷ sản Việt

TTTĐ - Giám đốc Sở Ngoại vụ TP HCM Trần Phước Anh nhìn nhận, ngành Thuỷ sản Việt đang gặp nhiều khó khăn từ những biến động thị trường và tình hình thế giới… vậy nên cần gấp rút tìm kiếm những giải pháp để hồi phục và phát triển ngành.
Gen X đang chi tiêu nhiều hơn các thế hệ khác: Cơ hội cho các thương hiệu Thị trường - Tài chính

Gen X đang chi tiêu nhiều hơn các thế hệ khác: Cơ hội cho các thương hiệu

TTTĐ - Theo dữ liệu mới nhất từ Visa (công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới) và Kantar (một trong những công ty tư vấn và cung cấp dữ liệu hàng đầu thế giới), "middlescents" hay còn gọi là độ tuổi trung niên Gen X (những người được sinh ra từ năm 1965 đến 1980) hiện chiếm hơn 31% tổng dân số thế giới, đang có mức chi tiêu cao hơn hẳn những thế hệ khác, chủ yếu dành cho du lịch và sở thích cá nhân.
Eximbank tung loạt chương trình siêu ưu đãi lớn nhất năm Thị trường - Tài chính

Eximbank tung loạt chương trình siêu ưu đãi lớn nhất năm

TTTĐ - Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) tung hàng loạt ưu đãi lớn nhất năm dành cho khách hàng cá nhân và hộ kinh doanh. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 35 năm ngày thành lập của ngân hàng.
Xem thêm