Tag

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

Phóng sự 02/02/2024 08:00
aa
TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
“Bàn tay vàng” làng nghề truyền thống trổ tài gói bánh chưng Công nhận danh hiệu 14 làng nghề Làng hương trăm tuổi xứ Huế

Thờ tổ tiên, ông bà vốn được biết đến là phong tục truyền thống của người Việt bao đời nay. Đứng trước bàn thờ tổ tiên, thẳm sâu trong tâm thức con người ai ai cũng hướng về cội nguồn với lòng biết ơn, thành kính...

Tại không gian thờ cúng, lư hương đồng luôn được đặt vị trí nghiêm trang nhất. Và từ khoảng 200 năm trước, đã có những nơi trên mảnh đất Sài Gòn - Gia Định với những tiếng gõ leng keng, tiếng máy khò lửa và ánh sáng từ lò nung đỏ rực đêm ngày để cho ra đời những chiếc lư đồng tinh xảo, trứ danh.

Vàng son đã qua, tiếp nối và giữ nghiệp đúc đồng đến ngày nay chỉ còn làng lư đồng An Hội (quận Gò Vấp), với vỏn vẹn 4 hộ gia đình.

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

Thà chịu khổ chứ không buông bỏ

Chú Trần Minh Toàn, chủ cơ sở đúc đồng Năm Toàn chia sẻ, từ năm 12 tuổi, chú đã bắt đầu học nghề này từ cha mình, đến nay cũng đã ngót nghét qua hơn 5 thập kỷ vui buồn với nghề.

Chú Toàn bắt đầu câu chuyện về làng nghề của mình từ một thời vàng son, cái thời trước giải phóng (năm 1975) khi hàng chục hộ và hàng trăm nghệ nhân cùng nhau làm. Người này truyền cho người kia, ai ai cũng theo nghề với niềm vui phơi phới. Ấy vậy mà theo nỗi buồn của thời gian, sự thăng trầm của biết bao đổi thay, từ con số mấy chục, giờ chỉ vỏn vẹn còn 4 cơ sở tồn tại với nghề này.

Chú Toàn ngậm ngùi cho biết, thực tế để làm xưởng sản xuất lư đồng thì cần một diện tích rất lớn. Giá đất ở đây lại tăng cao, cộng thêm việc nhiều lớp trẻ không theo nghề truyền thống của gia đình, lớp nghệ nhân cũ thì tuổi đã cao nên cứ thế bỏ và ra đi…

Chú Năm Toàn cẩn thận kiểm tra từng bộ phận của lư đồng
Chú Năm Toàn cẩn thận kiểm tra từng bộ phận của lư đồng

Chú Toàn cũng hoàn toàn có thể lựa chọn như vậy. Bán mảnh đất đang làm xưởng để thu về một khoản vốn lớn, đủ làm nhiều công việc khác, đỡ cực nhọc sáng tối, chẳng cần phải cặm cụi kì công tạo ra từng chiếc lư đồng bằng chính đôi bàn tay của mình đã chai sần, đen đúa.

Nhưng làm sao người nghệ nhân có thể quay lưng với cái nghề đã được học, được sống với nó từ khi còn tấm bé, đến khi đã qua hơn nửa đời người vẫn còn nặng tình đến thế?

Đối với chú Toàn, nghề đúc lư đồng dường như đã ngấm vào máu thịt, là tâm huyết được trao truyền qua bao thế hệ, không thể nói bỏ là bỏ được. Chẳng thế mà, hiện tại người con trai cả của chú cũng đang nối nghiệp gia đình, vẫn miệt mài trong xưởng ngày đêm.

Tiếp nối dòng cảm xúc tự hào, cô Năm (vợ chú Toàn), cũng là “con nhà nòi” khi bên nhà ngoại cô cũng theo nghề đúc đồng này từ xưa. Từ ngày nên vợ nên chồng, cô cùng chú trực tiếp xuống xưởng tham gia vào mọi công đoạn, lúc hưng thịnh hay buổi khó khăn đều giữ những bàn tay vun đắp.

Cô Năm Toàn đang thực hiện công đoạn làm khuôn
Cô Năm Toàn đang thực hiện công đoạn làm khuôn

Cô Năm kể, xưởng cô chú đón tiếp nhiều các bạn trẻ, rồi các đoàn khách du lịch nước ngoài đến thăm. Họ rất tò mò và thích thú các công đoạn để tạo nên một chiếc lư đồng hoàn chỉnh. Điều đó cho thấy vẫn còn rất nhiều người quan tâm và dành tình yêu đặc biệt cho các làng nghề thủ công truyền thống.

“Trời nắng phơi khuôn còn chóng xong, chứ trời mưa có khi đợi cả 4, 5 ngày mới được, nếu không nó bị trũng là phải làm lại từ đầu đó”, cô Năm chia sẻ về một trong những cái khó để cho ra lò chiếc lư đồng hoàn chỉnh.

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

Vào dịp Tết, các lò đúc đồng An Hội trở nên nhộn nhịp hơn để tất bật chuẩn bị cho những bộ lư mới ra lò, sau đó sẽ được đưa ra các đại lý ở Chợ Lớn để đi khắp các tỉnh Nam Bộ.

Khác biệt bởi cái tâm, cái hồn

Ngày về làm dâu ở làng lư đồng An Hội, cô Phạm Thị Liên (63 tuổi, chủ lò lư Ba Cồ) đã có cơ hội hiểu thêm nghề bên nhà chồng. Năm 29 tuổi, cô và “ông xã” chính thức được truyền nghề từ ba chồng, cùng niềm hy vọng về sự nối nghiệp, phát huy truyền thống làng nghề nói chung và của gia đình nói riêng.

Nhờ thế mà lò nung của cơ sở Ba Cồ vẫn luôn hôi hổi lửa để cho ra những chiếc lư đồng thủ công đặc sắc, tinh xảo. Cho đến khi biến cố xảy ra, chồng cô Liên mất. Cô vẫn không từ bỏ mà tiếp tục cùng 2 con trai duy trì hoạt động của cơ sở. Hay nói đúng hơn, sự nối nghiệp của 2 người con trai là động lực lớn để cô tiếp tục theo nghề này.

Cô Liên chia sẻ, đặc thù của ngành nghề thủ công phải kể đến những nghệ nhân - những người phải gắn bó rất lâu và là những tay thợ lành nghề với hàng chục năm kinh nghiệm.

Để chạm khắc hoa văn trên lư đồng cần những đôi bàn tay khéo léo, tỉ mẩn của người thợ
Để chạm khắc hoa văn trên lư đồng cần những đôi bàn tay khéo léo, tỉ mẩn của người thợ

Với sự phát triển của công nghiệp, máy móc hiện đại, làng nghề truyền thống đúc lư đồng có phần “lép vế” về tốc độ thành phẩm. Các lò lư truyền thống thường mất đến gần 1 tháng mới hoàn thành được đợt lư đồng mới, trong khi các cơ sở công nghiệp chỉ mất thời gian khoảng vài ngày là có một lô sản phẩm.

Sản phẩm lư đồng thành phẩm của cơ sở Ba Cồ
Sản phẩm lư đồng thành phẩm của cơ sở Ba Cồ

Tuy nhiên, làng nghề truyền thống nào cũng thế, cũng đều mang trong mình những giá trị riêng biệt mà không một máy móc nào có thể thay thế được. Đó là với mỗi bộ lư đồng truyền thống đều được bàn tay của những người thợ thổi hồn vào cùng cái tâm mà họ trao tặng, để mỗi một sản phẩm mang trong mình sự độc nhất, sự trân quý biết bao.

Gìn giữ giá trị truyền thống

Một trong những nghệ nhân có tiếng nhất làng lư đồng An Hội là Hai Thắng. Nay ông tuổi cũng đã cao nên cũng đành rời bỏ cái nghề máu thịt này. Chưa kể đến những khó khăn vì cạnh tranh gay gắt của lư đồng công nghiệp, giá đồng nguyên liệu tăng cao, việc sản xuất thu lại không được bao nhiêu. Đỉnh điểm khó khăn phải kể đến thời kì dịch COVID-19 khiến nhiều hộ không trụ được, đành phải bỏ nghề kiếm việc khác mưu sinh…

Các thợ của cơ sở lư đồng Sáu Bảnh đang gấp rút chuẩn bị cho kịp đơn hàng giao trước Tết. Trong nhóm hộ làm lư, gia đình ông Hai Thắng, Sáu Bảnh và Út Kiển là anh em ruột, những người còn lại đều là bà con họ hàng
Các thợ của cơ sở lư đồng Sáu Bảnh đang gấp rút chuẩn bị cho kịp đơn hàng giao trước Tết. Trong nhóm hộ làm lư, gia đình ông Hai Thắng, Sáu Bảnh và Út Kiển là anh em ruột, những người còn lại đều là bà con họ hàng

Tuy làng lư đồng An Hội đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn, sự mai một cứ thấm dần nhưng vẫn còn đó những cơ sở, con người quyết tâm giữ lửa, truyền nghề cho con cháu. Sức mạnh ấy cũng bền bỉ như người nghệ nhân đang rèn giũa, tinh chỉnh từng chi tiết trên những lư đồng mỗi ngày.

Bên cạnh đó, sự đồng hành và hỗ trợ từ chính quyền địa phương cũng là động lực lớn để làng nghề An Hội tiếp tục được duy trì và phát huy.

Giữa năm 2022, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Thị Thắng (nay là Thứ trưởng Bộ Công Thương) cùng lãnh đạo Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, UBND quận Gò Vấp đã khảo sát tour "Gò Vấp trăm năm tìm lại dấu xưa" do Công ty TST Tourist tổ chức, trong đó, làng nghề truyền thống đúc lư đồng An Hội là một trong những địa chỉ được chọn làm điểm tham quan, du lịch.

Bà Phan Thị Thắng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo Sở Du lịch TP, UBND quận Gò Vấp tham quan cơ sở lư đồng Năm Toàn
Bà Phan Thị Thắng, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh cùng lãnh đạo Sở Du lịch TP, UBND quận Gò Vấp tham quan cơ sở lư đồng Năm Toàn (Ảnh: TL)

Theo bà Đào Thị My Thư, Phó Chủ tịch UBND quận Gò Vấp: “Làng nghề đúc lư đồng An Hội ở đây có truyền thống và danh tiếng trên 100 năm. Cũng như các làng nghề khác, làng nghề An Hội cần được giữ gìn để góp phần lưu giữ nét văn hóa đặc trưng của người Sài Gòn xưa”.

Dù thời hoàng kim đã qua nhưng làng đúc lư đồng An Hội vẫn còn đó những con người yêu nghề, luôn hướng về tổ tiên với tấm lòng thành kính. Để mỗi dịp Tết đến Xuân về, làng lư đồng An Hội lại rực rỡ với lửa hồng và những giọt mồ hôi, những nụ cười hạnh phúc.

Đọc thêm

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió Phóng sự

Bài 2: Lớp học đặc biệt giữa trùng khơi sóng gió

TTTĐ - Đặt chân lên xã Song Tử Tây, Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những điều đặc biệt nơi đây. Giữa biển khơi mênh mông là quần đảo có những lớp học và người thầy đang ngày đêm ươm mầm xanh tương lai cho đất nước.
Những “cột mốc sống” ở Trường Sa Phóng sự

Những “cột mốc sống” ở Trường Sa

TTTĐ - Đến với huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà, chúng tôi cảm nhận thấy không chỉ có con người ở đây mà mỗi tấc đất, sải biển, công trình trên đảo cũng chính là những “cột mốc sống” khẳng định chủ quyền của Tổ quốc nơi tiền tiêu. Tất cả sự hiện diện nơi đầu sóng ngọn gió này đều giữ trọng trách lớn lao, giữ cho đảo vững, bờ yên.
Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương Phóng sự

Những người lính quân hàm xanh vững vàng nơi biên cương

TTTĐ - Nơi “cổng trời” biên giới, tiếng chim kêu ríu rít, những chồi non bắt đầu nảy lộc, báo hiệu một mùa Xuân nữa lại về, nhưng với cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đăk Blô, xã Đăk Blô, huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đây là thời điểm phải căng mình, vững vàng tay súng để bảo vệ từng tấc đất biên cương.
Hương Tết "làng" chổi đót Phóng sự

Hương Tết "làng" chổi đót

TTTĐ - Nằm sâu trong con hẻm nhỏ quanh chợ Bình Tiên (Quận 6, TP Hồ Chí Minh), có những người dù đã vào độ tuổi xế chiều nhưng vẫn luôn miệt mài dệt lên từng bó chổi, mặc cho bụi bặm và sự mai một của thời gian. Mỗi dịp Tết đến, "làng" chổi đót nơi đây ngoài sự tất bật để kịp những đơn hàng, công việc này còn là cả những ký ức, nó mang theo giá trị truyền thống vượt thời gian.
Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại Phóng sự

Bài 4: Gửi niềm tin, yêu thương ở lại

TTTĐ - Trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã không ngừng quan tâm, hỗ trợ, dành trọn niềm tin, tình yêu đối với Trường Sa. Một trong các hoạt động ý nghĩa đó là việc xây dựng và trao tặng các công trình nhà khách, nhà văn hóa, những món quà thiết thực, góp phần làm phong phú đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên các đảo.
Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa Phóng sự

Bài 3: Vững vàng cánh sóng Ra đa

TTTĐ - Nhiệm vụ “vạch nhiễu tìm thù” luôn gắn liền với thử thách, hiểm nguy, bởi yêu cầu nhiệm vụ đặt ra ngày càng cao, trong khi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt thế nhưng những “mắt thần” ngày đêm vẫn tỏ, vươn xa cánh sóng, khép kín trường Ra đa bảo vệ vững chắc biển trời nơi tiền tiêu Trường Sa.
Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô Phóng sự

Tô thắm lý tưởng cao đẹp của người chiến sĩ Thủ đô

TTTĐ - Trò chuyện với anh Nghĩa, anh Vang - những người con của mảnh đất Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, tôi cảm nhận được lý tưởng cao đẹp, sẵn sàng phụng sự Tổ quốc trong tâm hồn những người lính này. Từ Trường Sa, các anh nhắn nhủ tới mọi người rằng, tuổi trẻ hãy sẵn sàng nhận những nhiệm vụ gian nan, vất vả nhất. Đó là hành trang, giá trị giúp chúng ta trưởng thành hơn và vững vàng trong cuộc sống.
Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa Phóng sự

Hà Nội nghĩa tình ở Trường Sa

TTTĐ - Hà Nội và Trường Sa - hai địa danh tưởng chừng như cách xa nhau hàng ngàn cây số nhưng lại gắn kết bởi tình yêu, trách nhiệm thiêng liêng và trọn vẹn nghĩa tình. Ở Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) có rất nhiều người con của Hà Nội đang làm nhiệm vụ; cùng với đó là những công trình ý nghĩa, món quà thiết thực mà chính quyền, Nhân dân Thủ đô gửi tặng nơi này. Câu chuyện cảm động của những người Hà thành trên quần đảo là minh chứng cho một Hà Nội nghĩa tình đối với Trường Sa yêu thương. Họ đã và đang góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, xây dựng vùng biển đảo Việt Nam.
Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi Phóng sự

Tết sớm ở Trường Sa: Ấm áp tình quân dân giữa biển khơi

TTTĐ - Khi những chuyến tàu của Vùng 4 Hải quân chở các mặt hàng Tết cập bến, mùa xuân cũng như đến với quân và dân trên đảo Trường Sa. Giữa biển khơi nghìn trùng sóng vỗ, những chiến sĩ Trường Sa đón Tết cổ truyền của dân tộc trong không khí vui vẻ, ấm áp tình đồng đội, tình quân dân.
Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau... Xã hội

Bài 4: Bến bờ và nỗi nhớ ở trong nhau...

TTTĐ - Ở bến tàu nơi Trường Sa, tôi hỏi về cảm xúc gặp gỡ chuyến tàu vừa tới, nước mắt chị Trần Thị Châu Úc, người dân trên đảo Song Tử Tây lăn dài không ngớt. Đôi mắt đẫm lệ, chị nói: “Mỗi lần có chuyến tàu từ đất liền ra đảo, tôi mong ngóng và nước mắt cứ trào ra”.
Xem thêm