Tăng trưởng xuất khẩu có thể tăng thêm 16 tỉ USD nếu EVFTA có hiệu lực
![]() |
Ảnh minh họa
Bài liên quan
"Thời cơ vàng" ký kết Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam
Thủ tướng: Việt Nam - châu Âu đang đứng trước vận hội to lớn để cùng phát triển
Chưa thể hài lòng với 5 tỷ USD kim ngạch thương mại Việt Nam- Italy
Hiệp định EVFTA là hiệp định thương mại, đầu tư toàn diện và tham vọng nhất mà EU từng ký kết với một số nước đang phát triển tại châu Á. Đây là hiệp định thứ 2 trong khu vực Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) sau Singapore và sẽ tăng cường các mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và EU.
Trong báo cáo của EuroCham năm 2018 về EVFTA, các chuyên gia đánh giá khi được phê duyệt và có hiệu lực, EVFTA sẽ tạo ra lực đẩy khổng lồ cho cả Việt Nam và EU, bắt đầu từ việc giảm thuế dần đối với rất nhiều loại hàng hóa. Việt Nam có thể sẽ tiếp cận một thị trường tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và GDP lên đến 15.000 tỉ USD. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu và đầu tư từ EU có thêm cơ hội tiếp cận một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất với hơn 90 triệu dân.
Theo ông Nicolas Audier, Việt Nam có điều kiện tiếp cận một thị trường tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và tổng tài sản quốc nội đạt 15.000 tỷ USD chiếm gần 22% GDP toàn cầu. Đồng thời các nhà xuất khẩu và đầu tư từ EU cũng có thêm cơ hội tiếp cận đến một trong những quốc gia có tốc độ phát triển nhanh nhất và lớn nhất trong khu vực.
Phân tích về một trong những yếu tố, ảnh hưởng đến quyết định của doanh nghiệp EU, ông Nicolas Audier Đồng Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho biết: "Yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư EU từ Việt Nam đó là tầng lớp trung lưu tại Việt Nam có mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực".
Hiện nay, Việt Nam và EU được xem là hai thị trường bổ sung hỗ trợ nhau, trong đó, Việt Nam xuất khẩu hàng hoá mà EU không thể hoặc không tự sản xuất được, ví dụ như thuỷ sản, trái cây nhiệt đới... ở chiều ngược lại hàng hoá nhập khẩu từ EU cũng là những mặt hàng Việt Nam không thể sản xuất trong nước.
Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu và cơ cấu kinh tế của Việt Nam với EU có tính bổ trợ chứ không cạnh tranh trực tiếp nên cơ hội rất đáng kể nếu tổ chức sản xuất, tiếp cận thị trường tốt.
Với mức cắt giảm thuế theo nguyên tắc 7/10, EU sẽ dần xóa bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam, tối đa trong vòng 7 năm. Nhiều sản phẩm là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam được loại bỏ thuế hoàn toàn ngay khi hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, có đến 99% các ngành hàng sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan, giảm thuế ngay về 0%, trong khi với chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) hiện nay, Việt Nam mới được hưởng 0% cho khoảng 42% nhóm hàng, sản phẩm.
Tuy nhiên, để tận dụng được ưu đãi, các doanh nghiệp xuất khẩu cần tuân thủ tiêu chuẩn cao về an toàn vệ sinh thực phẩm của EU.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chính phủ trình sửa Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Sứ mệnh phát triển kinh tế tư nhân

Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường

Tôn vinh giá trị khoa học, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo

Giá xăng RON95-III giảm về gần ngưỡng 19.500 đồng mỗi lít

Xóa bỏ triệt để định kiến về kinh tế tư nhân

Nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh?

Kinh tế tư nhân chưa tạo được đột phá về quy mô và năng lực cạnh tranh

Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan
