Việt Nam đã bắt đầu đàm phán với Mỹ về chính sách thuế quan
Việt Nam – Nhật Bản đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực chiến lược, công nghệ cao Khí phách Việt Nam viết tiếp bản anh hùng ca trong kỷ nguyên mới |
Thông tin này được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra khi trình báo cáo của Chính phủ về tình hình về kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2025, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV, sáng 5/5.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, từ đầu năm đến nay, tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp, khó khăn, đặc biệt Mỹ công bố chính sách thuế đối ứng ở mức cao trên diện rộng, trong đó có Việt Nam, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng chuỗi cung ứng và dòng chảy thương mại đầu tư quốc tế. Các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống ngày càng gay gắt và khó kiểm soát.
Trong bối cảnh đó, thực hiện các kết luận, nghị quyết của Trung ương và Quốc hội, với tinh thần kỷ cương, chủ động, trách nhiệm, kịp thời, tăng tốc, bứt phá, Chính phủ và Thủ tướng đã chỉ đạo các bộ ngành, địa phương thực hiện triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực trọng tâm.
Trong đó, thực hiện việc tinh gọn, sắp xếp tổ chức bộ máy, đảm bảo hoạt động thông suốt; tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp, xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp và hàng loạt các văn bản pháp luật kèm theo.
![]() |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2025 |
Đồng thời đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; kiểm tra, đôn đốc các công trình, dự án hạ tầng quan trọng, trọng điểm quốc gia…
Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) Quý I/2025 ước đạt 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với Quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025.
Nhiều địa phương có mức tăng trưởng 2 con số trong 4 tháng đầu năm nay. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Tăng trưởng tín dụng tích cực. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2025 tăng 3,22%, tạo dư địa cho điều hành linh hoạt, hiệu qủa chính sách vi mô.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế như hoạt động sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhất là phát triển doanh nghiệp; giải ngân vốn đầu tư công còn thấp; sức mua trong nước phục hồi nhưng còn chậm; xuất khẩu còn phụ thuộc nhiều vào FDI do chính sách thuế quan mới của Mỹ; thị trường bất động sản vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro...
![]() |
Quang cảnh phiên họp. |
Trong phần báo cáo, Thủ tướng nêu rõ, việc Mỹ bất ngờ công bố chính sách thuế đối ứng ở mức cao trên diện rộng, tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đe dọa nghiêm trọng chuỗi cung ứng và dòng chảy thương mại, đầu tư quốc tế.
"Đặc biệt, trước việc Mỹ công bố chính sách thuế quan mới, chúng ta đã bình tĩnh, bản lĩnh, chủ động tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp ứng phó kịp thời, linh hoạt, phù hợp và đạt kết quả bước đầu tích cực; Việt Nam là một trong những nước đầu tiên Mỹ đồng ý đàm phán", Thủ tướng cho biết.
Thủ tưởng khẳng định, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư Tô Lâm, Chính phủ, Thủ tướng đã và đang chỉ đạo sát sao Đoàn đàm phán và các bộ, cơ quan theo dõi tình hình, khẩn trương hoàn thiện phương án và sẵn sàng đàm phán với Mỹ với tinh thần “lợi ích hài hòa - rủi ro chia sẻ”.
Theo báo cáo, ngay từ đầu năm, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, cơ quan liên quan đã tích cực trao đổi trên các kênh chính trị, ngoại giao, kinh tế, quốc phòng, an ninh…; thúc đẩy ký kết các thỏa thuận hợp tác, hợp đồng mua sắm, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư của doanh nghiệp Mỹ; ban hành Nghị định số 73/2025/NĐ-CP giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều nhóm hàng trước khi Mỹ công bố chính sách thuế mới.
Ngay sau khi Mỹ công bố mức thuế đối ứng mới (2/4/2025), Tổng Bí thư đã điện đàm và có thư gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump; cử Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm đặc phái viên của Tổng Bí thư sang làm việc với Mỹ. Đảng ủy Chính phủ đã báo cáo ngay Bộ Chính trị, Ban Bí thư tình hình và đề xuất giải pháp.
Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức 10 phiên họp về phương án đàm phán, ban hành nhiều văn bản, quyết liệt chỉ đạo các giải pháp ứng phó và hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động bị ảnh hưởng.
Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ do Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng; làm việc với các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, các hiệp hội, doanh nghiệp lớn xuất khẩu sang Mỹ.
Sau khi Mỹ công bố lùi thời gian áp thuế đối ứng và thống nhất khởi động đàm phán với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ thành lập Đoàn đàm phán Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Trưởng đoàn và chỉ đạo xây dựng phương án đàm phán.
Theo báo cáo, Việt Nam đã bắt đầu đàm phán và thuộc nhóm 6 nước được Mỹ ưu tiên đàm phán (gồm Vương quốc Anh, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Indonesia) trong hơn 100 nền kinh tế.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội tìm giải pháp đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng nội địa

Siêu thị “tung” ưu đãi khủng mừng đại lễ 30/4

Hỗ trợ doanh nghiệp địa phương phát triển bền vững trên nền tảng số

Điều chỉnh thời gian điều hành giá xăng dầu sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Bà Rịa - Vũng Tàu: Hành trình 50 năm vươn tầm phát triển

Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng

PVCFC đầu tư nâng cấp Data Center, tăng tốc chuyển đổi số toàn diện

Hải Dương: Gần 500 doanh nghiệp tham gia ngày hội kết nối giao thương

Đà Nẵng: Dưa hấu được mùa mất giá, nông dân “nẫu cả ruột”
