Tấm gương đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ sáng mãi trong lòng người Hà Nội
Anh Vương Vĩnh Huy, nhà ở phường Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội may mắn được thưởng thức vở nhạc kịch "Lửa từ Đất" trong buổi công chiếu đầu tiên tối 14/3 tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô. Không rời mắt khỏi sân khấu, anh cho biết mình được trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc.
![]() |
Tấm gương chiến đấu và hi sinh của đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ sáng mãi trong lòng Nhân dân Thủ đô và cả nước |
"Đó là sự bừng bừng căm phẫn khi thực dân Pháp và tay sai đàn áp bà con dân mình. Đó là khí thế sục sôi khi đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ tổ chức các phong trào đấu tranh, tuyên truyền cho Nhân dân mình giác ngộ cách mạng và đấu tranh. Đó là sự xót thương vô bờ khi đồng chí bị địch tra tấn tàn ác. Đó là sự căm ghét đến cực điểm đám Thực dân tay sai mất nhân tính.
Khi mẹ Đàm Thị tìm mọi cách để được chăm sóc người con trai yêu quý của mình, khi các nhân vật phe địch, phe phản diện được bà và đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ cảm hóa, trở thành người của ta, khi đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ ra đi ở tuổi 24, tôi và những người xung quanh không thể cầm được nước mắt.
![]() |
Chúng tôi hiểu tại sao khi đó các đồng chí không còn con đường nào khác là đấu tranh để giải phóng dân tộc mình. Thực sự khâm phục, biết ơn và vô cùng xúc động", anh Vĩnh Huy cho biết.
Cũng như anh Vĩnh Hy, sau khi vở nhạc kịch kết thúc, chị Thanh Huyền (ở phường Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) vừa lau nước mắt vừa tâm sự: "Tôi vừa biết ơn vừa tự hào. Biết ơn vì được sống trong những ngày tháng hòa bình, tươi đẹp, với một Thủ đô Hà Nội giàu, đẹp như hiện nay.
Để có được bầu trời tự do cho chúng ta bây giờ, thế hệ cha ông chúng ta đã không tiếc xương máu, tuổi thanh xuân, gia đình, sự yên ấm, hạnh phúc của cá nhân. Tôi không thể tưởng tượng được tại sao những thanh niên còn rất trẻ, mới tầm trên dưới 20 tuổi đã giác ngộ cách mạng, đã xây dựng được trong mình và kiên định với lý tưởng cao đẹp như thế?
![]() |
Thông qua sự thể hiện xuất sắc của các diễn viên, tôi đã thấy rằng chính lòng yêu nước, thương nòi, xót xa cảnh lầm than nô lệ của dân mình mà các bác, các anh dấn thân vào con đường đấu tranh đầy hiểm nguy và gian khổ.
Dù bị bắt, bị tù đày giam hãm, dù bị tra tấn và dù phải hi sinh họ cũng vẫn kiên định mục tiêu của mình. Lớp lớp những người như thế ngã xuống cho chúng ta có cuộc sống yên bình ngày hôm nay.
Chính bởi thế, tôi cảm thấy vô cùng tự hào về truyền thống anh dũng, tốt đẹp đó của người Hà Nội. Càng tự hào, tôi càng thêm yêu mảnh đất này, yêu Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp của chúng ta".
![]() |
Bác Bùi Phương (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bày tỏ: "Tôi thực sự khâm phục đội ngũ nghệ sĩ làm nên chương trình này. Nghệ thuật có sức lay động con tim rất lớn. Với chủ đề đầy tính hình tượng, nội dung vở nhạc kịch đề cập đến truyền thống gia đình, lý tưởng nhân văn cao đẹp của những người Hà Nội cách đây gần 100 năm.
Chính vì lấy nguyên mẫu từ những người thật, việc thật với câu chuyện vô cùng xúc động nên thông điệp vở kịch được truyền đi hết sức xúc động, hiệu quả.
Hình thức nhạc kịch không hề kén người nghe mà thông qua diễn xuất và âm nhạc, sự khát khao sáng tạo của các nghệ sĩ đã truyền tải hết cảm xúc, ý tưởng của tác giả, của nghệ sĩ, thấm trọn vẹn vào người xem".
Tối 15/3, vở diễn tiếp tục được công diễn tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô. Mong rằng, sau đó, vở nhạc kịch tiếp tục được đưa tới các địa phương tại Hà Nội như những đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng.
Điều này sẽ tiếp thêm "lửa" của lòng yêu nước, biết ơn cha ông, khơi dậy khát vọng cống hiến và dựng xây Hà Nội, xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn, xứng đáng với công lao mà cha ông đi trước đã dày công tạo dựng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

Tuổi trẻ Thủ đô tích cực tham gia phát triển văn hóa Hà Nội

Dấu ấn Đảng bộ Hà Nội trong phát triển văn hóa và con người

Hà Nội - hình mẫu tiêu biểu kiến tạo môi trường giáo dục thanh lịch, văn minh, hạnh phúc

Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô
