“Sóng ngầm” trên sông Lô - Bài 1: Vượt “trạm” về xuôi
![]() |
Mỗi ngày có hàng trăm chuyến tàu chở hàng từ Phú Thọ và Vĩnh Phúc xuôi dòng về Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng...
Bài liên quan
Hà Nội kiên quyết, xóa bỏ các bến bãi tập kết cát, sỏi trái phép trước ngày 31/7
"Cát tặc" hoạt động rầm rộ, công khai khu vực giáp ranh
“Cát tặc” vẫn ngang nhiên “đục khoét” sông Hồng
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà: "Cát tặc đang lộng hành"
Bất kể ngày nắng hay mưa, những chiếc tàu chở cát, sỏi vẫn cần mẫn làm nhiệm vụ.
Người ta kháo nhau rằng, một chuyến tàu chở hàng như vậy phải “chung chi” mới đi qua được các trạm tuần tra, kiểm soát trên sông Lô, sông Hồng. "Chủ trạm" là những cán bộ, chiến sĩ cảnh sát giao thông (CSGT) đường thủy. Thế nhưng, mãi đến tận khi chúng tôi "vào vai", nhiều đêm đi theo những chuyến tàu cát, sỏi thì sự thật mới được phơi bày.
![]() |
Mỗi ngày có hàng trăm chuyến tàu chở hàng từ Phú Thọ và Vĩnh Phúc xuôi dòng về Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng... |
Trước đó, Báo Tuổi trẻ Thủ đô nhận được nguồn tin phản ánh về việc có một số chiếc ca-nô chở theo lực lượng CSGT đường thủy “mãi lộ” ngang nhiên trên sông. Từ thông tin trên, nhóm phóng viên đã đi dọc hai con sông kể trên, qua 4 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương tìm gặp nhiều người dân, các chủ tàu để khảo sát địa hình, luồng tuyến nhằm “vẽ” chi tiết lộ trình về xuôi của các tàu chở hàng trên sông Lô, sông Hồng.
![]() |
Sau hơn 1 tháng thu thập thông tin, nhóm phóng viên quyết định lựa chọn bến phà Then (xã Tử Đà, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) và đền Sơn Đông (xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) là điểm “đột phá khẩu”. |
Tại bến phà Then, nhóm phóng viên cử hai người làm quen với một số chủ tàu và sau khi quan sát đã xin đi nhờ một chiếc tàu chỉ “chực” chìm xuống sông (quá tải - pv). Số còn lại chia nhau đi dọc hai bên bờ sông để quan sát, ghi nhận lộ trình di chuyển của con tàu này cũng như những chiếc ca-nô thoắt ẩn, thoắt hiện chạy với tốc độ cao trên sông.
Sau khi tàu rời bến được khoảng 30 phút, một chiếc ca-nô mang số hiệu CA88 - 0008 do một người mặc cảnh phục của CSGT (có mặc áo phao bên ngoài - pv) điều khiển từ xa ập vào mạn tàu, trao đổi chớp nhoáng với thuyền viên rồi nhanh chóng lướt đi. Chiếc ca-nô này cũng lượn vào, lượn ra với nhiều tàu khác xuất bến cùng tàu của chúng tôi đi nhờ.
![]() |
Những lần kiểm tra chớp nhoáng |
Theo lời chủ tàu (quê tại Xuân Trường - Nam Định, chạy tuyến Đoan Hùng - Hải Phòng) chia sẻ: “Nhà tôi hiện chỉ có một tàu cát, muốn di chuyển được trên sông thì phải “làm luật”. Thông thường khi đi qua các trạm kiểm tra của lực lượng CSGT đường thủy sẽ phải chi từ 200 - 300 nghìn đồng. Chuyến này, tàu của tôi chở gần 300m3, đi từ Đoan Hùng về đây (Phù Ninh - pv) đã phải chi gần 2 triệu rồi”.
Qua trạm đầu tiên, tàu di chuyển tiếp, khi qua cầu Việt Trì (Phú Thọ), nhóm phóng viên ghi lại được cảnh một chiếc ca-nô (không rõ số hiệu) chở theo hai người mặc cảnh phục CSGT (người lái không mặc áo phao - pv) tiếp cận các mạn tàu chở hàng đúng như cách tiếp cận với trạm trước, nhưng nhanh chóng rời đi sau khi “trao tay” cuốn sổ với người đứng trên mạn tàu.
![]() |
Mọi hoạt động kiểm soát chỉ diễn ra tròng vòng chưa tới 30 giây. |
Tới địa phận huyện Vĩnh Tường, cách cầu Vĩnh Thịnh khoảng 1 km, chiếc ca-nô mang số hiệu CA88 – 0003, như một "thói quen", chủ động áp sát các tàu chở hàng và cũng giống như hai trạm kia, ca-nô nhanh chóng rời đi khi người trên tàu trao nhanh cuốn sổ.
![]() |
Những cuốn sổ lạ được trao tay rất nhanh. |
Trạm thứ tư mà các tàu chở hàng phải “vượt qua” cách không xa trạm thứ ba. Tại đây, một chiếc ca-nô (không số hiệu) chở theo hai người mặc cảnh phục CSGT áp sát mạn tàu, nhận sổ, bắt tay và lượn vòng ra để tiếp cận các tàu chở hàng khác.
Theo ghi nhận của nhóm phóng viên, toàn bộ quy trình "kiểm tra" chỉ diễn ra trong khoảng 10 - 20 giây. Bằng cách "trao tay" chóng vánh với những người trên các tàu hàng từ Phú Thọ, Vĩnh Phúc về xuôi, những người mặc sắc phục CSGT trên bốn chiếc ca-nô tại bốn trạm kiểm soát đã hoàn thành nhiệm vụ; rất hiếm trường hợp lên khoang lái của thuyền trưởng để hỏi về giấy tờ, bằng lái, đăng kiểm…
Có thể thấy, với những “người vận chuyển” trên các cung đường sông mà chúng tôi ghi nhận, chuyện gặp ca-nô của CSGT tuần tra, kiểm soát không quá xa lạ bởi đó là việc lực lượng này phải làm. Nhưng dù có bao nhiêu chiếc ca-nô như vậy trên sông thì các chủ tàu vẫn có "bí kíp" để vượt qua. Bí kíp đó dường như nằm gọn trong những cuốn sổ “trao tay” mỏng manh, nhiều màu sắc.
(Còn nữa…)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

Buông lỏng quản lý đất đai, truy trách nhiệm lãnh đạo

Quyết liệt nghiêm trị vi phạm về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

Chấn chỉnh kỷ cương, xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập

Hà Nội quyết liệt xử lý vi phạm đất đai, xây dựng

Kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm phát sinh về quản lý đất đai, trật tự xây dựng

Tạo hành lang pháp lý nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả

Huế rà soát việc kinh doanh sữa trong bệnh viện và trên thị trường
