Tag

Rà soát, bổ sung cơ chế đặc thù cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Giao thông 07/10/2024 16:26
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Phải quyết tâm làm đường sắt tốc độ cao Bộ Chính trị cho ý kiến về đề án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam Việc phát triển đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Sau khi nghe Bộ Giao thông vận tải báo cáo nội dung Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và tình hình triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc, ý kiến của các đồng chí dự họp, Thường trực Chính phủ kết luận như sau: Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến với vận tốc thiết kế 350km/h, vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Đây là công trình đặc biệt quan trọng đối với phát triển đất nước, góp phần nâng tầm vị thế, cơ đồ của quốc gia trong kỷ nguyên mới nên cần các Bộ, ngành quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để triển khai thực hiện.

Thông báo kết luận của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng là hai văn bản chính trị rất quan trọng, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; quá trình triển khai thực hiện cần tổ chức có hiệu quả tạo sự thống nhất cao về nhận thức trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong xã hội; cần đổi mới cách nghĩ, cách làm với quan điểm: “Hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; phân công rõ người, rõ tiến độ, rõ thời gian, rõ kết quả, sản phẩm; huy động mọi nguồn lực. Trong đó yếu tố nguồn lực con người là quyết định, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, mở rộng dần; không nóng vội, không cầu toàn; với tinh thần chỉ bàn làm, không bàn lùi; công tác chuẩn bị phải chặt chẽ, kỹ lưỡng nhưng khi thực hiện phải nhanh, hiệu quả”.

Thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã cố gắng, nỗ lực, quyết tâm chuẩn bị tốt Đề án để báo cáo Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng thời tập trung chuẩn bị hoàn thiện Hồ sơ Dự án đầu tư theo quy định để trình Hội đồng thẩm định Nhà nước. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hội đồng thẩm định Nhà nước đã rất quyết tâm, quyết liệt tổ chức thẩm định với tinh thần phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và khẩn trương nhất. Thường trực Chính phủ biểu dương Bộ Giao thông vận tải và đánh giá cao sự quyết tâm, quyết liệt của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng thẩm định Nhà nước; yêu cầu các bộ, cơ quan, Hội đồng thẩm định Nhà nước tiếp tục phát huy tinh thần này trong thời gian tới, phấn đấu hoàn thành công tác thẩm định sớm nhất để trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương trước khi khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV theo chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải quyết tâm, nỗ lực, huy động cán bộ có kinh nghiệm, tâm huyết, trách nhiệm, tập trung hơn nữa để tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ, trong đó nghiên cứu, tiếp thu tối đa ý kiến của các bộ, ngành, Thường trực Chính phủ và ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước. Đối với những nội dung không tiếp thu phải giải trình đầy đủ, chặt chẽ để thuyết phục được Hội đồng thẩm định Nhà nước, các cấp có thẩm quyền thông qua. Một số nội dung cần lưu ý như sau: Về chủ trương phương án thiết kế kỹ thuật, yêu cầu phải bám sát chủ trương đầu tư toàn tuyến với tốc độ thiết kế 350km/h đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng thông qua để tính toán, thiết kế phương án kĩ thuật phù hợp, khả thi, hiệu quả:

Về hướng tuyến, cơ quan chức năng phải nghiên cứu thẳng nhất có thể nhằm giảm chi phí, bảo đảm tốc độ khai thác, tạo ra không gian phát triển mới, tiết kiệm chi phí; tránh các khu dân cư, đô thị lớn nhưng phải có phương án kết nối phù hợp; thuận tiện để kết nối ngắn nhất đến sân bay, cảng biển lớn; bảo đảm thuận tiện liên kết hành lang Đông - Tây và kết nối với các tuyến đường sắt Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Đối với các ga phải tính toán, các đơn vị xác định diện tích đủ lớn phù hợp, bảo đảm tầm nhìn chiến lược lâu dài để phát triển đầy đủ dịch vụ, hiện đại, khai thác hiệu quả tối đa nguồn lực đất đai và không gian phát triển mới.

Về công năng, Bộ Chính trị đã thống nhất về công năng vận tải hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh và có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết; kết hợp giữa kinh tế và quốc phòng - an ninh. Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Quốc phòng trong quá trình thiết kế bước tiếp theo bảo đảm yêu cầu quốc phòng - an ninh.

Tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu thực hiện nâng cấp để vận chuyển hàng hóa, du lịch và hành khách cự ly phù hợp.

Về sơ bộ tổng mức đầu tư, các đơn vị rà soát kỹ lưỡng suất đầu tư phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước và các yếu tố đặc thù của công trình để tính toán sơ bộ tổng vốn đầu tư chính xác nhất có thể, đủ tin cậy và thuyết phục; hạn chế việc vượt tổng mức đầu tư do yếu tố chủ quan khi phê duyệt dự án đầu tư và tránh tình trạng đội vốn khi triển khai đầu tư, thi công công trình…

Về các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, Chính phủ yêu cầu cần phải rà soát bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết nhằm huy động tối đa nguồn lực và cắt giảm, rút gọn các thủ tục đầu tư Dự án; bổ sung kiến nghị Quốc hội cho phép “đối với những cơ chế chính sách phát sinh sau khi Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án, trường hợp chính sách phát sinh trong quá trình thực hiện thuộc thẩm quyền của Quốc hội giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định và trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ quyết định; các cơ quan báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp gần nhất”.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Về phân cấp, phân quyền, Bộ Giao thông vận tải bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị về việc phân cấp, phân quyền cho các bộ, ngành, địa phương nhằm huy động nguồn lực của cả hệ thống chính trị, đóng góp của các bộ, ngành, địa phương, nhất là trong công tác giải phóng mặt bằng, huy động nguồn lực thực hiện dự án và xây dựng các ga dừng, đỗ, giao Chính phủ xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn lực đầu tư.

Các đơn vị huy động đa dạng nguồn lực, trong đó đầu tư công là chính (gồm ngân sách trung ương, địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu công trình, các nguồn vốn hợp pháp khác của Nhà nước…), nguồn vốn đầu tư BOT, BT (đổi đất lấy hạ tầng, nhất là các nhà ga, sân đỗ) và huy động từ các nguồn vốn hợp pháp khác ngoài nhà nước bằng các cơ chế đặc thù, đặc biệt…

Về nguồn nhân lực, Chính phủ yêu cầu bảo đảm nguyên tắc huy động cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp tham gia triển khai thực hiện Dự án.

Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu thành lập Tổ giúp việc chuyên trách do một Thứ trưởng chỉ đạo xây dựng Dự án, trong đó huy động các chuyên gia, cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, kinh nghiệm và xem xét có chính sách đãi ngộ phù hợp với tính chất đặc thù của Dự án.

Bộ Giao thông vận tải rà soát, trường hợp cần thiết phải bổ sung một Thứ trưởng chuyên trách triển khai Dự án, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Các bộ, ngành, Tổng công ty đường sắt Việt Nam và các cơ quan liên quan rà soát nguồn nhân lực để có kế hoạch đào tạo, bổ sung phục vụ quá trình triển khai dự án và vận hành khai thác.

Về trình tự, thủ tục, cơ quan chức năng cần nghiên cứu có cơ chế rút ngắn thời gian; làm thủ tục triển khai thực hiện nhanh, dành thời gian tập trung thi công.

Về đánh giá tác động và đánh giá hiệu quả đầu tư, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài chính để rà soát, đánh giá các chỉ số kinh tế vĩ mô (nợ công, nợ nước ngoài…); việc đánh giá hiệu quả kinh tế dự án cần đánh giá tổng thể, toàn diện; xác định việc triển khai dự án sẽ giúp nâng cao tiềm lực, vị thế của đất nước; giúp giảm chi phí đi lại của nhân dân, giảm chi phí logistics, tăng tính cạnh tranh, thuận lợi đi lại của Nhân dân, làm tăng giá trị gia tăng của đất…

Về vật liệu xây dựng, cơ quan chức năng cần phải có cơ chế đặc thù về khai thác đất, vật liệu xây dựng thông thường và phân cấp, phần quyền tối đa cho địa phương xử lý việc cấp phép, đánh giá tác động môi trường.

Về giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và chuyển mục đích sử dụng đất lúa, các địa phương, đơn vị cần rà soát để phân cấp cho địa phương có cơ chế chủ động triển khai thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa trong trường hợp có điều chỉnh phạm vi, diện tích do thay đổi, điều chỉnh hướng tuyến, vị trí các công trình của dự án. Dự án đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, các địa phương triển khai thực hiện, việc kiểm tra theo phương thức hậu kiểm.

Rà soát, bổ sung cơ chế đặc thù cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Về tiến độ trình, Bộ Giao thông vận tải khẩn trương thu ý kiến, hoàn thiện Hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Hội đồng thẩm định Nhà nước trước ngày 10 tháng 10 năm 2024. Bộ Giao thông vận tải phối hợp chặt chẽ với Hội đồng thẩm định Nhà nước, kịp thời tiếp thu, giải trình ý kiến.

Hội đồng thẩm định Nhà nước hoàn thành thẩm định trước ngày 18 tháng 10 năm 2024; yêu cầu chậm nhất ngày 20 tháng 10 năm 2024 phải có Tờ trình của Chính phủ gửi Quốc hội, trước ngày khai mạc kỳ họp Thứ 8 Quốc hội khóa XV.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải trực tiếp chỉ đạo các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện chuẩn bị hồ sơ, thủ tục trình Quốc hội đúng tiến độ, chất lượng.

Về đầu tư xây dựng tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc (Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng), Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc để có thể triển khai đầu tư sớm hơn theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2771/VPCP-CN ngày 16 tháng 7 năm 2024, Chính phủ tại Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 15 tháng 8 năm 2024 và Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2024; ưu tiên triển khai trước tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, phấn đấu khởi công trong năm 2025.

Quốc Tấn

Đọc thêm

Địa chỉ các điểm đăng ký xe tại Hà Nội từ ngày 1/7/2025 Xã hội

Địa chỉ các điểm đăng ký xe tại Hà Nội từ ngày 1/7/2025

TTTĐ - Công an thành phố Hà Nội thông báo phân công nhiệm vụ đăng ký xe cho tổ chức, cá nhân có trụ sở, cư trú trên địa bàn thành phố từ ngày 1/7/2025.
Triển khai vé liên thông đa phương thức vận tải hành khách công cộng Giao thông

Triển khai vé liên thông đa phương thức vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 3316/QĐ-UBND ban hành phương án vé liên thông đa phương thức cho hệ thống vận tải hành khách công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Toàn cảnh dự án cầu Kênh Vàng nối hai tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương Giao thông

Toàn cảnh dự án cầu Kênh Vàng nối hai tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương

TTTĐ - Dự án đầu tư xây dựng cầu Kênh Vàng và đường dẫn hai đầu cầu, kết nối hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương có chiều dài toàn tuyến khoảng 13,4km, có tổng mức đầu tư là hơn 2.182 tỷ đồng.
Vị trí xây dựng cầu Hải Hưng kết nối Hưng Yên với Hải Dương Giao thông

Vị trí xây dựng cầu Hải Hưng kết nối Hưng Yên với Hải Dương

TTTĐ - Dự án xây dựng cầu Hải Hưng khi đi vào hoạt động sẽ phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống hạ tầng giao thông đã đầu tư, phục vụ tốt nhất cho nhân dân hai tỉnh, thu hút và phát triển đầu tư công nghiệp - đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nói chung, tỉnh Hưng Yên, Hải Dương nói riêng.
Trục giao thông chiến lược phía Đông Bình Dương về đích Giao thông

Trục giao thông chiến lược phía Đông Bình Dương về đích

TTTĐ - Ngày 28/6, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ khánh thành dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT.746 đoạn từ ngã ba Tân Thành đến ngã ba Hội Nghĩa, đi qua huyện Bắc Tân Uyên và TP Tân Uyên. Đây là một trong những trục giao thông chiến lược phía Đông của tỉnh, kết nối các khu vực công nghiệp, đô thị và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Hợp long cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn Giao thông

Hợp long cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn

TTTĐ - Cầu Bình Gởi vượt sông Sài Gòn, một hạng mục quan trọng thuộc dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, kết nối tỉnh Bình Dương với TP Hồ Chí Minh đã chính thức được hợp long. Các đơn vị thi công đang khẩn trương hoàn thiện các hạng mục còn lại, phấn đấu đưa công trình vào thông xe kỹ thuật vào cuối năm nay.
Bình Dương rót hơn 6.000 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 13 Giao thông

Bình Dương rót hơn 6.000 tỷ đồng mở rộng Quốc lộ 13

TTTĐ - Hơn 6.000 tỷ đồng là khoản đầu tư bổ sung vừa được tỉnh Bình Dương phê duyệt để tiếp tục mở rộng Quốc lộ 13 - trục giao thông được xem huyết mạch nối TP Hồ Chí Minh với các đô thị công nghiệp phía Bắc. Cùng với dự án mở rộng đoạn qua TP Hồ Chí Minh trị giá hơn 20.900 tỷ đồng, Quốc lộ 13 đang được kỳ vọng trở thành "xương sống hạ tầng" mới, tạo đà phát triển cho vùng đô thị liên kết TP Hồ Chí Minh - Bình Dương - Bình Phước.
Công an tỉnh Cao Bằng tổ chức thi sát hạch lái xe đầu tiên Giao thông

Công an tỉnh Cao Bằng tổ chức thi sát hạch lái xe đầu tiên

TTTĐ - Ngày 27/6, tại Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ tỉnh Cao Bằng, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh khai mạc kỳ sát hạch lái xe ô tô lần I năm 2025 cho các thí sinh đã hoàn thành chương trình đào tạo và đủ điều kiện dự thi theo quy định. Đây là kỳ sát hạch đầu tiên sau khi đơn vị nhận nhiệm vụ này.
Quảng Trị: Thử nghiệm chạy tàu khách Đông Hà - Đồng Hới từ ngày 1/7 Nhịp điệu cuộc sống

Quảng Trị: Thử nghiệm chạy tàu khách Đông Hà - Đồng Hới từ ngày 1/7

TTTĐ - Sau khi chính thức hợp nhất hai tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình, ngành đường sắt sẽ vận hành chuyến tàu hằng ngày để phục vụ nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức và người dân từ ngày 1/7 tới.
CSGT tích cực hỗ trợ thí sinh dự thi THPT quốc gia Giao thông

CSGT tích cực hỗ trợ thí sinh dự thi THPT quốc gia

TTTĐ - Phòng CSGT (PC08), Công an TP Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều tổ công tác túc trực tại các điểm thi trên địa bàn nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tạo điều kiện thuận lợi cho kỳ thi THPT quốc gia 2025.
Xem thêm