Tag

Quyết tâm phát triển sản phẩm OCOP từ cây nấm tươi

Nông thôn mới 28/09/2023 08:00
aa
TTTĐ - Với quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, sản phẩm nấm tươi của anh Vũ Hữu Dũng (Xóm Đồi Giữa, thôn Văn Phú, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đã trở thành sản phẩm OCOP mang thương hiệu, dấu ấn riêng của làng quê Chương Mỹ.
Huyện Thạch Thất: Điểm sáng trong thực hiện Chương trình OCOP của Hà Nội Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển điểm du lịch OCOP Hà Nội: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc Về Thanh Trì thưởng thức bánh Trung thu truyền thống đạt chứng nhận OCOP 3 sao

Sau một thời gian học hỏi kỹ thuật trồng nấm, tháng 8/2020, anh Vũ Hữu Dũng bắt đầu khởi nghiệp bằng nghề trồng nấm trên mảnh đất xóm Đồi Giữa, thôn Văn Phú (xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội).

Quyết tâm phát triển sản phẩm OCOP từ cây nấm tươi
Quy trình sản xuất nấm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm

Thế nhưng điều kiện thời tiết miền Bắc khắc nghiệt, nguyên vật liệu để sản xuất nấm khi đó khan hiếm, giá thành sản xuất cao trong khi đó, trên thị trường lại tràn ngập các sản phẩm nấm tươi từ Trung Quốc kém chất lượng. Không nản lòng, anh Dũng vẫn quyết tâm với đam mê trồng nấm.

Vạn sự khởi đầu nan, trong hành trình khởi nghiệp, trước khi bắt tay vào việc trồng nấm, anh Dũng cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Trước khi bắt tay vào công việc, anh phải làm quan trắc môi trường xung quanh và nguồn nước. Bởi không đảm bảo những yếu tố này thì cây nấm hương không thể sống được.

Nguồn nguyên liệu mùn cưa (mùn cưa cao su, mùn cưa bồ đề) dùng trong sản xuất nấm phải đạt chất lượng tốt lại không có sẵn tại địa phương nên quá trình tìm nguyên liệu đạt yêu cầu cũng tốn kém hơn. Thời tiết Hà Nội mùa hè khá nóng nên chí phí sản xuất trong nhà lạnh cũng cao hơn.

Là một sản phẩm nông nghiệp không sử dụng chất bảo quản nên thời gian lưa kho của cây nấm không được lâu. Trong quá trình sản xuất có lúc nấm thu hoạch nhiều thì không kịp tiêu thụ, có lúc có sản lượng ít nên không đủ hàng để bán.

Anh Vũ Hữu Dũng chia sẻ: "Nấm là siêu thực phẩm giàu dinh dưỡng, có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ. Nấm là một trong những thực phẩm được sử dụng thường xuyên. Tôi cũng nhận thấy việc trồng nấm có thể biến các phế phẩm (mùn cưa, rơm...) thành các sản phẩm sạch. Phế phẩm sau trồng nấm có thể trở thành phân hữu cơ tốt cho môi trường như để trồng rau. Mô hình trồng nấm cũng đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều lao động địa phương".

Quyết tâm phát triển sản phẩm OCOP từ cây nấm tươi
Cây nấm tươi thu hái được phân loại ngay sau khi hái để đóng gói và chuyển đến khách hàng

Ngoài thị trường là hệ thống thương lái tự do, các nhà hàng, khách sạn tại địa phương thì sản phẩm nấm của gia đình anh Dũng còn vươn tới thị trường Hà Nội và các tỉnh thành lân cận... Nhờ vậy, doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm.

“Tuân thủ quy trình trồng nấm hữu cơ, tôi có thể tự tin khẳng định chất lượng nấm của gia đình là tốt và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Quy trình sản xuất nấm qua nhiều khâu nghiêm ngặt từ việc mùn cưa trộn cám để đóng bịch, hấp và cấy giống sau đó nuôi sợi nấm và cho ra quả thể trong phòng lạnh. Trong phòng lạnh để cây nấm hương phát triển tốt cần phải kiểm soát về nhiệt độ, không khí, độ ẩm. Tôi cũng đầu tư nhiều loại máy móc như máy lọc không khí.... Cây nấm tươi thu hái được phân loại ngay sau khi hái để đóng gói và chuyển đến khách hàng", anh Dũng cho biết.

Cơ sở có trồng đa dạng nhiều loại như nấm hương, sò nâu, sò vàng và mộc nhĩ nhưng nấm hương vẫn là sản phẩm chủ đạo. Hiện hàng tháng, cơ sở này sản xuất được khoảng 2,5- 3 tấn nấm mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Sản lượng lớn nhưng chất lượng tốt, quy trình sản xuất an toàn nên nấm hương sản xuất đến đâu được thị trường lớn tiêu thụ đến đó, rất thuận lợi.

Mỗi một túi nấm hương tươi được bán với giá 140.000 đồng/kg, sò nâu và sò vàng 80.000 đồng/kg, mộc nhĩ 250.000 đồng/kg.

Sản phẩm khi đến tay khách hàng nhận được nhiều đánh giá tích cực nhờ nấm tươi, ngon, sạch và có giá cả hợp lý. Khách này "mách" khách kia khiến sản phẩm của cơ sở anh Dũng được nhiều người tiêu dùng biết đến hơn, tỉ lệ khách hàng quay lại đạt trên 95%

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương, trại nấm của anh Dũng đã có sản phẩm nấm tươi được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Theo chia sẻ của chủ cơ sở, chương trình OCOP đã giúp nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm. Ngoài ra, chương trình đã tạo điều kiện để cơ sở quảng bá sản phẩm đến với người tiêu dùng trong nước, từ đó tăng đầu ra.

Đọc thêm

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 8/6, xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) công bố quyết định và đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững Nông thôn mới

Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững

TTTĐ - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã giúp sản xuất nông nghiệp ở Phú Xuyên (Hà Nội) ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân địa phương.
Xem thêm