Tag

Quận Cầu Giấy: Hàng loạt bãi xe không phép tại phường Yên Hòa, chính quyền có buông lỏng quản lý?

Bạn đọc 13/09/2018 13:18
aa
TTTĐ - Hàng loạt bãi trông giữ xe ô tô có dấu hiệu không phép tại phường Yên Hòa tồn tại nhiều năm làm mất trật tự an ninh, gây bức xúc trong nhân dân, nhưng cho đến nay vẫn ngang nhiên hoạt động, "thách thức" sự quản lý của chính quyền.

Quận Cầu Giấy: Hàng loạt bãi xe không phép tại phường Yên Hòa, chính quyền có buông lỏng quản lý?

Bài liên quan

Quận Cầu Giấy: Cần làm rõ trách nhiệm của UBND phường để cho bãi xe không phép hoạt động

Quận Cầu Giấy: Phát lộ thêm loạt bãi xe ''nghi'' không phép tại phường Yên Hòa

Quận Cầu Giấy: Nhiều công trình xây dựng sai phép phá vỡ quy hoạch đô thị tại phường Quan Hoa

Cần xử lý nghiêm trách nhiệm của UBND phường để các công trình sai phép tại quận Cầu Giấy?

Lộ diện thêm nhiều bãi xe ''nghi'' không phép

Công tác quản lý địa phương của chính quyền và các cơ quan chức năng phường Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội) dường như đang "buông lỏng" khi các bãi xe có dấu hiệu không phép xuất hiện ngày càng nhiều nhưng lại không có biện pháp kiểm tra, xử lý dứt điểm khiến người dân bức xúc. Vừa qua, PV Báo Tuổi trẻ Thủ Đô đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Ngọc Anh - Chủ tịch UBND phường Yên Hòa.

Theo đó, ông Đỗ Ngọc Anh thừa nhận một số bãi xe không phép như PV đã trao đổi là đúng. Vì những bãi xe này nằm trên đất dự án nên phường đã giao cho chủ đầu tư quản lý, trách nhiệm của chính quyền địa phương là quản lý hành chính. ''Đối với việc chủ đầu tư tự ý xây dựng phần mái tôn không phép để thực hiện việc trông giữ xe thì vừa qua chúng tôi đã lập biên bản xử lý cưỡng chế về việc này'', ông Đỗ Ngọc Anh nói.

Một bãi trông giữ xe ô tô có dấu hiệu không phép trên các lô đất thuộc dự án tại tuyến đường CD3 - Yên Hòa, quận Cầu Giấy.
Một bãi trông giữ xe ô tô có dấu hiệu không phép trên các lô đất thuộc dự án tại tuyến đường CD3 - Yên Hòa, quận Cầu Giấy.

Trong khi đó, thắc mắc về việc vì sao phường đã lập biên bản xử lý cưỡng chế, đồng thời yêu cầu phía công ty dừng ngay hoạt động trông giữ xe thế nhưng đến nay các bãi xe này vẫn ngang nhiên tồn tại, các phần mái tôn dường như nguyên vẹn thì ông Đỗ Ngọc Anh kêu khó: "Việc chúng tôi lập biên bản xử lý cưỡng chế các bãi xe này đã đúng quy định thế nhưng sau khi thực hiện cưỡng chế xong thì thời gian sau chủ đầu tư lại tiếp tục tái diễn hoạt động này, điều này rất khó cho phường", vị Chủ tịch phường chia sẻ.

Cũng theo ông Đỗ Ngọc Anh, các bãi xe này cũng đã từng bị thanh tra giao thông quận Cầu Giấy xử phạt nhiều lần nhưng họ vẫn không chấp hành. Theo ghi nhận của PV, các bãi xe không phép không hiểu vì sao vẫn ngang nhiên tồn tại thách thức dư luận, thách thức cả sự quản lý của cấp chính quyền cơ sở và Hà Nội.

Cũng liên quan tình trạng các bãi xe hoạt động không phép trên địa bàn phường Yên Hòa, ngày 12/9/2018, PV Báo Tuổi trẻ Thủ đô tiếp tục ghi nhận thêm còn rất nhiều bãi trông giữ xe ô tô khác trên địa bàn phường này có dấu hiệu hoạt động không có giấy phép, không nằm trong quy hoạch của TP. Hà Nội.

Một bãi trông giữ xe ô tô khác trên tuyến đường CD3 - Yên Hòa, quận Cầu Giấy.
Một bãi trông giữ xe ô tô khác trên tuyến đường CD3 - Yên Hòa, quận Cầu Giấy.

Theo đó, trên những lô đất thuộc dự án tại tuyến đường CD3 - Yên Hòa xuất hiện nhiều bãi xe có dấu hiệu không phép ngang nhiên hoạt động. Việc trông giữ xe diễn ra cả ngày lẫn đêm khiến cho khu vực này luôn nằm trong tình trạng mất an ninh trật tự.

Ghi nhận cho thấy, chỉ một đoạn ngắn ngay trên tuyến đường CD3 - Yên Hòa đã xuất hiện 2 bãi trông giữ xe ô tô với số lượng xe gửi tại đây không nhỏ. Đáng chú ý, tại các điểm này còn ngang nhiên treo biển trông giữ xe ô tô công khai, đặc biệt tại đây không có hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Chính quyền có buông lỏng quản lý?

Trước đó, như Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thông tin, một số người dân sống tại khu vực phường Yên Hòa cho biết, xung quanh địa bàn xuất hiện nhiều bãi xe trái phép. Trong đó, đơn cử như bãi trông giữ xe ô tô ngay trên đất Dự án Công viên hồ điều hòa Cầu Giấy - Hà Nội, phía sau tòa nhà hành chính Thanh tra Chính phủ và Bệnh viện Huyết học Trung ương.

Bãi trông giữ xe ô tô không phép ngay trên đất Dự án Công viên hồ điều hòa Cầu Giấy - Hà Nội.
Bãi trông giữ xe ô tô không phép ngay trên đất Dự án Công viên hồ điều hòa Cầu Giấy - Hà Nội.

"Tôi được biết bãi trông giữ xe này thuộc đất Dự án Công viên hồ điều hòa Cầu Giấy đã được quy hoạch nhưng chậm triển khai. Tuy nhiên, sau khi được san lấp thì tại đây hình thành một bãi xe. Tôi không biết bãi xe này có phép hay không nhưng có diện tích rất rộng khoảng gần 1.000 m2, các ô tô thường xuyên ra vào gửi xe gây mất trật tự an toàn giao thông", một người dân địa phương cho biết.

Cũng theo người dân, nhằm phục vụ cho nhu cầu trông xe, chủ bãi xe này đã dựng lên nhiều nhà tôn, lán. Thậm chí, một số người còn ngang nhiên lợp mái che đua ra 1,5m và chạy dài 50m ngoài hành lang để làm nơi kinh doanh, không có hệ thống phòng cháy chữa cháy, hoạt động gây mất an ninh trật tự nhưng không thấy cơ quan chức năng vào cuộc xử lý dứt điểm.

Bãi trông giữ xe ô tô tại số 8 đường Trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa. Giá gửi xe tại đây khoảng 1.400.000 đồng/tháng.
Bãi trông giữ xe ô tô tại số 8 đường Trần Kim Xuyến, phường Yên Hòa. Giá gửi xe tại đây khoảng 1.400.000 đồng/tháng.

Theo quan sát của PV, tại bãi xe này có rất nhiều ô tô được gửi. Trong khi đó, mỗi xe ô tô gửi tại đây với giá khoảng 900.000 đồng/xe/tháng. Như vậy với số lượng xe gửi lên tới hàng chục, thậm chỉ là cả trăm chiếc thì nguồn thu từ bãi xe rất sẽ ''rất khủng", nhưng không biết vào túi ai (?!).

Liên quan đến sự việc trên, PV Báo Tuổi trẻ Thủ Đô đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Ngọc Anh - Chủ tịch UBND phường Yên Hòa. Theo đó, ông Đỗ Ngọc Anh xác nhận bãi trông giữ xe ô tô trên đất Dự án Công viên hồ điều hòa Cầu Giấy - Hà Nội đến nay vẫn hoạt động không phép.

"Đó bãi xe không phép hoạt động đã lâu trên lô đất của Dự án Công viên hồ điều hòa Cầu Giấy. Dự án đó đang triển khai tuy nhiên có một phần đất chưa được giải phóng mặt bằng nên Ban Quản lý dự án đã cho một số đơn vị khai thác tạm để chống lấn chiếm, khi nào dự án triển khai đến phần đất đó thì họ sẽ tự khắc phải tháo dỡ và dừng hoạt động", ông Ngọc Anh cho biết.

Cũng theo ông Ngọc Anh, bãi xe này cũng đã bị chính quyền địa phương và lực lượng chức năng trong đó có lực lượng Thanh tra Giao thông xử lý nhiều lần, đã từng lập biên bản xử phạt nhưng đến nay bãi xe vẫn hoạt động. Khi PV đặt câu hỏi về việc để bãi xe không phép hoạt động trong thời gian dài như vậy thì trách nhiệm của chính quyền địa phương ra sao thì vị này thừa nhận ''khó xử lý".

Trong khi đó, tại khu vực đường Trần Kim Xuyến, chỉ tính riêng trên tuyến đường này đã có 3 đến 4 bãi xe có dấu hiệu hoạt động không phép tại số 8 - 9 đường Trần Kim Xuyến và phía sau lô đất số 39 đường Trần Kim Xuyến.

"Các bãi trông giữ xe hoạt động cả ngày lẫn đêm, gây mất trật tự an ninh khiến nơi đây nhiều lúc trở nên hỗn loạn. Ở đây đường cũng bé mà tập trung nhiều ô tô nên các giờ cao điểm các ô tô ra vào thường gây tắc đường, mất trật tự an toàn giao thông", một người dân bức xúc.

"Có một bãi trông giữ xe ô tô tại ngã tư đường Trung Kính giao với Mạc Thái Tổ, nằm phía sau địa chỉ số 120 Trung Kính cũng có dấu hiệu hoạt động không có giấy phép và đã tồn tại khá lâu nhưng không hiểu sao chính quyền địa phương không hề có động thái xử lý", anh M.V.H, một người dân khác bức xúc.

Trong vai người đi gửi xe tại bãi xe có địa chỉ tại số 8 - 9 đường Trần Kim Xuyến thì tại các bãi xe có rất nhiều ô tô, mỗi bãi có khoảng 30 đến 40 chiếc ô tô và các bãi này cũng kiêm luôn dịch vụ rửa xe. Nhân viên tại bãi xe cho biết, hàng tháng mỗi xe gửi tại đây có giá dao động từ 1.400.000 đồng/tháng. Tương tự, tại bãi xe phía sau địa chỉ số 120 Trung Kính cũng có nhiều ô tô được gửi tại đây, giá khoảng 1.200.000 đồng/tháng.

Trước tình trạng trên, đề nghị UBND quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội và các cơ quan có thẩm quyền sớm chỉ đạo kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm nếu có sai phạm. Đồng thời, cần phải làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức khi để bãi trông giữ xe trái phép hoạt động gây mất trật tự an ninh, vệ sinh môi trường.

Báo Tuổi trẻ Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép Đường dây nóng

Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép

TTTĐ - Trang trại chăn nuôi heo được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn xã Pô Kô, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) nhưng Chủ tịch UBND xã Pô Kô lại cho rằng... "không sai phạm".
Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu dừng ngay hoạt động, giải toả ngay toàn bộ trạm trộn, công trình ở bãi sông không có chủ trương đầu tư dự án hoặc nội dung chủ trương đầu tư được duyệt không có hạng mục trạm trộn.
Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai Đường dây nóng

Nâng mức xử phạt, xử lý nhanh, tránh để hợp thức hoá sai phạm về đất đai

TTTĐ - Luật Đất đai 2024 quy định rõ trách nhiệm quản lý cũng như xử lý vi phạm nếu để sai phạm, gây thiệt hại trong quản lý đất đai. Trong đó, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất tại địa phương theo thẩm quyền.
Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn Đường dây nóng

Tổ công tác liên ngành: “Tai, mắt” sát dân, sát thực tiễn

TTTĐ - Trong bối cảnh quản lý đất đai tại các đô thị lớn như Hà Nội ngày càng phức tạp bởi tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu sử dụng đất gia tăng và tình trạng vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến tinh vi, công tác phòng ngừa vi phạm từ sớm, từ xa đã trở thành nhiệm vụ cấp bách. Trong đó, hai giải pháp mang tính căn cơ là: Phát huy vai trò tổ công tác liên ngành và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, dân vận tại cơ sở.
Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm Đường dây nóng

Không có vùng cấm, không có ngoại lệ trong xử lý vi phạm

TTTĐ - Việc quản lý đất đai trong những năm qua được xác định là bài toán khó đối với nhiều địa phương, trong đó có huyện Phú Xuyên (Hà Nội). Mặc dù huyện đã tập trung chỉ đạo siết chặt quản lý đất đai, trật tự xây dựng, nhưng một số địa phương sắp sáp nhập vẫn còn để xảy ra tình trạng né tránh, nể nang, dẫn đến phát sinh vi phạm mới. Việc tổ chức cưỡng chế, xử lý vi phạm ở một số nơi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc…
Xem thêm