Tag

Những bức điện tối khẩn trong thời khắc lịch sử

Xã hội 30/04/2025 07:00
aa
TTTĐ - Đóng góp cho thành công của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, không thể không kể đến lực lượng Cơ yếu. Những "trợ thủ thông tin đặc biệt” đã mã hóa những bức điện khẩn, tối mật, tuyệt mật, bảo đảm mạch máu liên lạc thông suốt, góp phần làm nên tốc độ “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Tốc lực cho kỳ họp lịch sử Nhân chứng lịch sử truyền tinh thần yêu nước cho tuổi trẻ Tây Hồ Những người trẻ làm sống dậy hình ảnh lịch sử ngày Giải phóng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết: "Những bức điện tối khẩn trong thời khắc lịch sử" của Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ.

Hàng nghìn công điện mật, tuyệt mật

Ngày 30/4/1975 - Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Đó không chỉ là mốc kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài và khốc liệt nhất trong lịch sử hiện đại Việt Nam, mà còn là dấu ấn vĩ đại trên hành trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, mở ra kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Không chỉ mang ý nghĩa quân sự, chính trị, chiến thắng 30/4/1975 còn là biểu tượng của lương tri và công lý. Sự kiện trọng đại này đã khẳng định với thế giới rằng: Một dân tộc dù nhỏ bé nhưng nếu có chính nghĩa, đoàn kết và quyết tâm sẽ có thể đánh bại mọi thế lực xâm lược, dù hùng mạnh đến đâu. Chiến thắng đã làm nức lòng bạn bè quốc tế, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, đặc biệt tại châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.

Chiến thắng ấy là thành quả kết tinh từ ý chí sắt đá và khát vọng mãnh liệt về một đất nước không còn chia cắt, về quyền tự quyết thiêng liêng của một dân tộc từng bị áp bức, đô hộ. Đó là chiến thắng của chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”; là thành quả của tinh thần đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Từ Bắc chí Nam, từ đô thị đến nông thôn, từ hậu phương lớn miền Bắc đến tiền tuyến lớn miền Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã dồn sức cho một mục tiêu tối thượng: Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trong bản trường ca huy hoàng đó, có một lực lượng âm thầm, bền bỉ, tận tụy cống hiến - đó là lực lượng cơ yếu - những người lính thầm lặng trên mặt trận đặc biệt đã góp phần quan trọng vào thắng lợi cuối cùng bằng sự chính xác, kỷ luật, tinh thần trách nhiệm và lòng trung thành tuyệt đối với Tổ quốc và Nhân dân.

Không phải ngẫu nhiên mà trong những giờ phút quyết định vận mệnh dân tộc, từng bức điện, từng dòng chữ mã hóa lại trở nên thiêng liêng đến vậy. Bởi phía sau những công điện ấy là một hệ thống cơ yếu hoạt động liên tục, bí mật, chính xác, kịp thời, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh đối với toàn bộ chiến trường miền Nam.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ
Thiếu tướng Nguyễn Hữu Hùng, Phó Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ

Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cán bộ, nhân viên cơ yếu đã ngày đêm trực chiến, bảo đảm thông tin thông suốt, an toàn giữa các cấp chỉ huy và chiến trường. Trong suốt gần 30 năm chiến đấu vì độc lập dân tộc, từ Điện Biên Phủ đến đường Trường Sơn, từ Tây Nguyên đến Cửu Long, lực lượng Cơ yếu luôn có mặt tại những nơi nóng bỏng nhất, gian khổ nhất, sát cánh cùng bộ đội, góp phần tạo nên những chiến thắng mang tính bước ngoặt.

Đặc biệt, trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, vai trò của ngành Cơ yếu được thể hiện rõ nét. Cuối năm 1974, thực hiện quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị là mở Chiến dịch Tây Nguyên vào mùa xuân năm 1975, ngày 10/01/1975, Cục Cơ yếu Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo Phòng Mã dịch cử một tổ công tác gồm 7 đồng chí phục vụ Đoàn A75 do Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng chỉ huy. Từ đây, hàng nghìn công điện chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh và điện báo cáo tình hình chiến trường của A75 đã được Phòng Mã dịch mã hóa, giải mã, chuyển nhận bí mật, chính xác, kịp thời, góp phần quan trọng bảo đảm hoàn toàn bí mật ý định, kế hoạch tác chiến, mã dịch kịp thời điện đi và đến phục vụ lãnh đạo, chỉ huy, tạo thế bất ngờ - điều kiện tiên quyết tạo nên chiến thắng Buôn Ma Thuột mở màn Chiến dịch Tây Nguyên lịch sử.

Những bức điện tối khẩn trong thời khắc lịch sử
Bức điện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngày 7/4/1975

Những dòng chữ mã hóa thiêng liêng

Tại cơ quan Tổng hành dinh, những ngày tháng Tư lịch sử là cuộc chạy đua nghẹt thở với thời gian. Để kịp thời mã hóa và chuyển điện quan trọng của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh đến các chiến trường, Phòng Mã dịch đã cử một tổ cơ yếu sang nhà Quân ủy Trung ương làm việc. Tại đây, Tổ Cơ yếu thường trực 24/24 giờ để mã hóa, giải mã và chuyển đi chính xác, kịp thời, an toàn những bức điện tối khẩn, tuyệt mật với những chữ ký: Ba (Lê Duẩn), Trường Chinh, Tô (Phạm Văn Đồng), Văn (Võ Nguyên Giáp), Thành (Hoàng Văn Thái) gửi các hướng chiến trường với người nhận là: Sáu (Lê Đức Thọ), Bảy Cường (Phạm Hùng), Tuấn (Văn Tiến Dũng)… Có những bức điện dài tới 20 trang viết tay trong điều kiện vô cùng khẩn trương, yêu cầu cán bộ, nhân viên cơ yếu phải tỉ mỉ, cẩn trọng, mã dịch chính xác và không được sai sót dù chỉ một ký tự.

55 ngày đêm của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy khẩn trương, liên tục. Từng cán bộ, nhân viên cơ yếu ở Sở Chỉ huy của Bộ Tổng Tư lệnh đến các Sở Chỉ huy tiền phương hay các bộ phận được cử đi phục vụ các hướng, các mũi theo các đoàn quân thần tốc trên các chiến trường đều đề cao tinh thần, trách nhiệm, không quản ngại gian khổ, hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tổ chức mã dịch gần 160.000 công điện, trong đó trên 70% là điện tối khẩn. Riêng Cơ yếu Tổng hành dinh đã mã dịch, chuyển nhận kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn gần 41.000, trong đó hơn 600 công điện khẩn, 139 công điện đặc biệt và hơn 2.000 công điện tối khẩn dịch ngay. Tốc độ mã hóa của cán bộ, nhân viên cơ yếu thời kỳ này được nâng lên tối đa: Từ 7 phút xuống còn 4 phút rưỡi mỗi công điện.

Mỗi phút tiết kiệm được là rút ngắn một khoảng cách đến thắng lợi. Có thể nói, trong khoảng thời gian cam go và khẩn trương nhất của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngành Cơ yếu đã thực hiện tốt vai trò “trợ thủ thông tin đặc biệt”, đáp ứng mọi yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tư lệnh đối với các chiến trường, bảo đảm mạch máu liên lạc thông suốt, làm nên tốc độ “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng” của cuộc tiến công, góp phần xứng đáng vào các chiến công chung của dân tộc.

Những bức điện tối khẩn trong thời khắc lịch sử
Cán bộ cơ yếu mã hóa bức điện lệnh tấn công thần tốc giải phóng miền Nam và bức điện của đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất BCH Trung ương Đảng gửi đến mặt trận: “Đồng ý chiến dịch Sài Gòn lấy tên là chiến dịch Hồ Chí Minh” (Ảnh tư liệu)

Đặc biệt, sáng ngày 30/4/1975, đúng 10 giờ 30 phút, Tổ Cơ yếu Tổng hành dinh đã mã dịch và chuyển công điện lịch sử của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương gửi Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh với nội dung: “Bắt Tổng thống ngụy Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện”. Một tiếng sau, cơ yếu tiếp nhận điện của đồng chí Lê Trọng Tấn, Phó Tư lệnh Chiến dịch báo cáo: Một đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh cánh Đông đã cắm Cờ Quân giải phóng lên nóc dinh Độc Lập. Đó là khoảnh khắc vinh quang không chỉ của quân và dân cả nước mà còn là niềm tự hào sâu sắc của ngành Cơ yếu - lực lượng đã góp phần bảo đảm thắng lợi vĩ đại này bằng chính trí tuệ, kỷ luật và tinh thần cống hiến không biết mỏi mệt.

Từ những ngày gian khổ của cuộc chiến, ngành Cơ yếu đã rút ra những bài học quý báu về sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, thống nhất từ Trung ương đến các cấp; sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng, phương tiện; sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ yếu, thông tin và tác chiến; nhưng trên hết là tinh thần trách nhiệm, tận tụy của mỗi cán bộ, nhân viên cơ yếu - những người lính thầm lặng nhưng góp phần làm nên những chiến công vang dội.

Với tất cả những bài học từ quá khứ, với tất cả sự đoàn kết hôm nay, nhất định ngành Cơ yếu Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung sẽ viết tiếp những chương mới rực rỡ trong hành trình phát triển của mình, vì một nước Việt Nam độc lập, tự do, hạnh phúc, phồn vinh, văn minh, thịnh vượng, có vị thế và tiếng nói quan trọng trong cộng đồng quốc tế như mong ước của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Đọc thêm

Khơi mạch nguồn tự hào, vun đắp tình yêu lịch sử cho kiều bào Nhịp sống phương Nam

Khơi mạch nguồn tự hào, vun đắp tình yêu lịch sử cho kiều bào

TTTĐ - Thông qua phim ảnh, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh mong muốn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nhận thức sâu sắc hơn về lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc, tạo ra niềm tin, sự đoàn kết thống nhất một lòng trong kỷ nguyên mới.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần Muôn mặt cuộc sống

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

TTTĐ - Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần lúc 22h51 ngày 20/5/2025 tại nhà riêng do tuổi cao, sức yếu, hưởng thọ 88 tuổi.
Quận Ba Đình (Hà Nội) phát động “Tháng hành động vì trẻ em” Muôn mặt cuộc sống

Quận Ba Đình (Hà Nội) phát động “Tháng hành động vì trẻ em”

TTTĐ - Ngày 21/5, UBND quận Ba Đình phát động “Tháng hành động vì trẻ em” và trao giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc quận Ba Đình năm 2025.
Trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm Muôn mặt cuộc sống

Trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm

TTTĐ - Ngày 21/5, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp đến thăm và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho 2 đoàn viên thuộc LĐLĐ huyện Gia Lâm.
Thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn bị tai nạn lao động Muôn mặt cuộc sống

Thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn bị tai nạn lao động

TTTĐ - Ngày 21/5, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã đến thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn Trường Tiểu học Nhị Khê, huyện Thường Tín bị tai nạn lao động.
Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân của MTTQ Việt Nam Nhịp sống phương Nam

Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân của MTTQ Việt Nam

TTTĐ - Ngày 21/5, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ đặt tại xã, liên xã, phường Xã hội

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ đặt tại xã, liên xã, phường

Sắp tới, các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp huyện sẽ chuyển thành các Chi nhánh đặt tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc khu vực liên xã, phường.
Điều chỉnh hình thức sử dụng đất đấu giá tại Đông Anh Đô thị

Điều chỉnh hình thức sử dụng đất đấu giá tại Đông Anh

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 6382/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 liên quan đến việc sử dụng và đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh.
Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát Muôn mặt cuộc sống

Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát

TTTĐ - Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội là nhằm tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội; hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội. Đồng tình với việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù song theo nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cần có các cơ chế giám sát để tránh trục lợi chính sách trong phát triển nhà ở xã hội.
Tiết kiệm điện hiệu quả bắt đầu từ nơi công sở Đô thị

Tiết kiệm điện hiệu quả bắt đầu từ nơi công sở

TTTĐ - Các cơ quan, công sở cần chú trọng, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Xem thêm