Tag

Không chủ quan trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Nông thôn mới 10/09/2019 08:41
aa
TTTĐ - Theo báo cáo từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong 3 ngày (6-8/9), bệnh dịch tả lợn châu Phi đã phát sinh tại 171 hộ, cơ sở chăn nuôi thuộc 14 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội, làm mắc bệnh, tiêu hủy 1.525 con lợn với trọng lượng 93.923 kg. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả, rất có khả năng dịch bệnh sẽ lây lan trên diện rộng.

Không chủ quan trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Các địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Bài liên quan

Giá lợn hơi tăng mạnh sau "cơn bão" dịch tả lợn châu Phi

Khuyến cáo phòng chống các bệnh dịch, khử trùng nước sinh hoạt sau mưa lũ

Hà Nội dự trữ 6 nhóm hàng bình ổn giá

Thủ tướng Chính phủ: Kinh tế Việt Nam đón nhiều tin vui

117 cơ sở chăn nuôi phát sinh dịch

Tính đến ngày, 9/9, bệnh dịch tả lợn châu Phi, đã xảy ra tại 29.851 hộ chăn nuôi (chiếm 37 % tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi)/2.329 thôn, tổ dân phố/448 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh và tiêu hủy 513.391 con, với trọng lượng 35.225 tấn. So với tuần trước, trong tuần này dịch bệnh phát sinh nhiều hơn 117 hộ; số lợn mắc bệnh, tiêu hủy nhiều hơn 1.185 con.

Tổng số lợn nái, đực giống phải tiêu hủy là 67.312 con, chiếm 13 % tổng số lợn phải tiêu hủy trên địa bàn thành phố. Tổng số cơ sở, hộ chăn nuôi có từ 200 con trở lên phải tiêu hủy là 177 với tổng số lợn phải tiêu hủy là 73.358 con. Trong đó có 7 hộ, cơ sở có chăn nuôi từ 1.000 con trở lên phải tiêu hủy với số lợn 15.023 con.

Đến nay, có 244 xã, phường (chiếm 54% tổng số xã, phường có dịch) và 3 quận (Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Long Biên) dịch bệnh đã qua 30 ngày không phát sinh. Một số xã, phường dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng lại phát sinh trở lại.

Trước đó, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong 3 ngày từ 3 - 5/9, bệnh dịch tả đã phát sinh tại 152 hộ, cơ sở chăn nuôi thuộc 12 quận, huyện, thị xã làm mắc bệnh, tiêu hủy 1.293 con lợn với trọng lượng 71.910kg.

Nói về tình hình dịch bệnh tả lợn châu Phi trên địa bàn thành phố, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết: “Trước thời điểm xảy ra dịch tả lợn châu Phi (tháng 2/2019), tổng đàn lợn của Hà Nội khoảng 1,87 triệu con, đến thời điểm này còn khoảng gần 1.4 triệu con. Tuy nhiên, mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng trong dân còn chiếm tỷ lệ cao (khoảng trên 60%). Địa giới hành chính của Hà Nội lại giáp với nhiều tỉnh, có nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm cả về đường không, bộ, thủy nên nguy cơ dịch bệnh xâm nhiễm quá lớn. Cùng với đó việc giết mổ nhỏ lẻ trong khu dân cư còn nhiều (với 220 cơ sở) nên công tác quản lý hoạt động kinh doanh, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật gặp rất nhiều khó khăn.

Mặt khác, dân số của Hà Nội hiện khoảng trên 10 triệu dân, nhu cầu sử dụng thực phẩm có nguồn gốc động vật cao (khoảng 800 – 900 tấn/ngày) trong khi thành phố mới tự cung cấp được 60%, số còn lại phải nhập từ ngoại tỉnh hoặc nhập khẩu. Vì vậy, việc kiểm soát nguồn gốc các loại thực phẩm gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch

Thực hiện phương án “5 không”

Trong quá trình tổ chức triển khai phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi Hà Nội có nhiều mặt tích cực được ghi nhận đánh giá cao đó là sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị. Có thể nói chưa bao giờ công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc lại được sự quan tâm đặc biệt như thời gian qua. Ngay từ cơ sở, xã, phường, thị trấn các ban chỉ đạo, tổ công tác được thành lập, từng thành viên được phân cụ thể, rõ ràng và gắn trách nhiệm của người đứng đầu thực hiện nhiệm vụ.

Công tác tuyên truyền và giải pháp ứng phó với dịch được thực hiện theo phương án “5 không” (không giấu dịch, không mua bán giết mổ lợn bệnh, không vứt xác ra môi trường, không xử lý thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt) và “4 tại chỗ” (chỉ đạo tại chỗ, nhân lực tại chỗ, vật tư tại chỗ, phương tiện tại chỗ).

Về vật tư, trang thiết bị Thành phố đã chỉ đạo quyết liệt để các quận, huyện chủ động sẵn sàng ứng phó kịp thời ngay. Tiền hỗ trợ cho các hộ có lợn bị tiêu hủy, Tp giao các quận huyện trích từ nguồn kinh phí dự phòng. Đến nay các địa phường đã hỗ trợ đến 80 % hộ dân, số còn lại đang tập trung giải quyết trên quan điểm, nhanh, đúng, công khai minh bạch, có sự giám sát của các cấp, các ngành và người dân.

Từ đầu tháng 7/2019 đến nay số lượng lợn mắc bệnh và tiêu hủy trên địa bàn Thành phố đã giảm (khoảng 300 – 800 con/ngày). Người chăn nuôi đã có có nhiều giải pháp, biện pháp phòng bệnh hiệu quả hơn, đàn lợn đã có miễn dịch tự nhiên. Để phòng chống dịch bệnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã, địa phương cần tập trung tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ bệnh dịch đến từng hộ chăn nuôi; phát hiện và xử lý sớm, triệt để ngay từ giờ đầu; hướng dẫn triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống, xử lý bệnh theo quy định…

Hiện thành phố đã có chỉ đạo việc tái đàn phải đảm bảo mục tiêu phát triển nhưng an toàn dịch bệnh. Không tái đàn ở các cơ sở xảy ra dịch chưa đủ điều kiện, trước khi tái đàn phải đảm bảo khử trùng tiêu độc và thực hiện nghiêm túc việc khai báo với chính quyền địa phương, trường hợp không khai báo khi xảy ra dịch bệnh sẽ bị xử lý và không hỗ trợ theo quy định.

Đối với các quận, thị xã khuyến cáo không chăn nuôi lợn mà chuyển đổi ngành nghề (trồng hoa, cây cảnh, làm dịch vụ …); khi chăn nuôi ứng dụng theo phương pháp an toàn sinh học, hữu cơ, xây dựng liên kết chuỗi từ chăn nuôi, giết mổ đến chế biến tiêu thụ sản phẩm để chăn nuôi phát triển hiệu quả, bền vững.

Đọc thêm

Xã Nhơn Hải đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của Bình Định Nông thôn mới

Xã Nhơn Hải đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên của Bình Định

TTTĐ - Xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn là địa phương đầu tiên của tỉnh Bình Định đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về văn hóa - du lịch năm 2024.
Quảng Nam: Đa dạng sản phẩm OCOP tại triển lãm năm 2025 Nông thôn mới

Quảng Nam: Đa dạng sản phẩm OCOP tại triển lãm năm 2025

TTTĐ - Tối 15/5, tỉnh Quảng Nam chính thức khai mạc Triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP và nông nghiệp đặc trưng năm 2025, thu hút sự tham gia của đông đảo doanh nghiệp và người dân tại Quảng trường 24/3, thành phố Tam Kỳ.
Tối ưu hiệu quả chăn nuôi bằng khoa học công nghệ Nông thôn mới

Tối ưu hiệu quả chăn nuôi bằng khoa học công nghệ

TTTĐ - Sáng 16/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị “Khoa học và Công nghệ Chăn nuôi năm 2025”. Sự kiện không chỉ là diễn đàn học thuật chuyên sâu mà còn là cầu nối hiệu quả giữa nhà khoa học, giảng viên, sinh viên và doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi.
Xã Trần Phú hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Nông thôn mới

Xã Trần Phú hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 15/5, xã Trần Phú (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đón Bằng công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2023, kiểu mẫu năm 2024 và Lá cờ đầu Cụm thi đua số 2 năm 2024.
Khám phá đặc sản Quảng Nam tại Triển lãm OCOP và Nông nghiệp 2025 Nông thôn mới

Khám phá đặc sản Quảng Nam tại Triển lãm OCOP và Nông nghiệp 2025

TTTĐ - Hơn 350 sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam sẽ được giới thiệu tại Triển lãm trưng bày sản phẩm OCOP và nông nghiệp tỉnh Quảng Nam năm 2025.
Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, từng bước tiệm cận tiêu chí đô thị Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu, từng bước tiệm cận tiêu chí đô thị

TTTĐ - Sáng 10/5, Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận xã Thanh Mỹ đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu.
Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội Nông thôn mới

Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội

TTTĐ - Sáng 10/6, tại Vườn hoa Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức Tuần hàng tư vấn, giới thiệu và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), làng nghề, nông sản thực phẩm an toàn năm 2025.
Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật giúp nông dân sản xuất nông nghiệp hiệu quả

TTTĐ - Với cách làm sáng tạo, bài bản, Đông Anh đã thành công trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất bãi ven sông, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, tạo diện mạo mới cho nông nghiệp, nông thôn Thủ đô, đón đầu xu hướng đô thị khi Đông Anh trở thành quận.
Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Môi trường Nông thôn mới

Tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ trong ngành Nông nghiệp và Môi trường

TTTĐ - Trong bối cảnh của cuộc cách mạng Chuyển đổi số, lần đầu tiên tại Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị, khoa học công nghệ cùng với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được đặt lên vị trí “đột phá quan trọng hàng đầu” với những mục tiêu quan trọng, cụ thể cùng các giải pháp quyết liệt chưa từng có.
Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường Nông thôn mới

Khoa học công nghệ là “ngọn hải đăng” soi sáng tương lai ngành nông nghiệp và môi trường

TTTĐ - Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến tại buổi Họp báo về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong ngành Nông nghiệp và Môi trường.
Xem thêm