Tag

Chính sách phòng, chống dịch bệnh chăn nuôi phải thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo

Muôn mặt cuộc sống 24/04/2025 15:40
aa
Tại cuộc họp về dự thảo Nghị định quy định chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh động vật, sáng 24/4, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải tích hợp đầy đủ các chính sách liên quan, đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ, chấm dứt tình trạng chồng chéo để cơ chế hỗ trợ thực sự hiệu quả.
Hà Nội tập trung xử lý môi trường, phòng, chống dịch bệnh sau bão Hà Nội: Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm Triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Phát động các chiến dịch tương tác về phòng, chống dịch bệnh
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, các chính sách liên quan đến chống dịch, hỗ trợ khắc phục thiệt hại phải được hoàn thiện, tích hợp đầy đủ vào Nghị định, đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ và tránh chồng chéo - Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, các chính sách liên quan đến chống dịch, hỗ trợ khắc phục thiệt hại phải được hoàn thiện, tích hợp đầy đủ vào Nghị định, đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ và tránh chồng chéo - Ảnh: VGP

Đổi mới tư duy, làm rõ cơ chế "phòng" và "chống"

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo làm rõ hơn nữa mục đích, yêu cầu thực tiễn và tính cấp thiết của Nghị định, đặc biệt là về phạm vi và đối tượng áp dụng. Phó Thủ tướng chỉ rõ bối cảnh hiện tại, khi diễn biến dịch bệnh, nhất là trên lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, vẫn còn rất phức tạp. Đồng thời, công tác phòng dịch còn bộc lộ những hạn chế như thiếu sự chủ động, chưa rõ ràng trong phân công trách nhiệm, phân cấp quản lý, giao nhiệm vụ.

"Nghị định này cần thể hiện sự đổi mới trong tư duy, phương pháp, cách làm, cơ chế hỗ trợ, đầu tư cho công tác phòng, chống dịch bệnh so với trước đây", Phó Thủ tướng đặt vấn đề và nhấn mạnh: "Phòng không tốt thì chống sẽ vất vả hơn. Cơ chế chính sách cho phòng thế nào, cho chống thế nào phải thật rõ ràng".

Theo Phó Thủ tướng, cần tiếp cận phòng, chống dịch bệnh và hỗ trợ khắc phục thiệt hại trong chăn nuôi tương tự như trong phòng, chống thiên tai. Đây là công việc thường xuyên, đòi hỏi sự chủ động cao độ, phân cấp mạnh mẽ, giao nhiệm vụ cụ thể, đi đôi với việc xây dựng năng lực. Chính sách hỗ trợ cần kịp thời, tập trung đúng đối tượng, đúng địa bàn trọng điểm.

"Phải xác định "phòng là chính", phòng sẽ quyết định hiệu quả của công tác chống dịch", Phó Thủ tướng khẳng định.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, Nghị định tập trung quy định quy trình ứng phó khi xảy ra dịch bệnh (khoanh vùng, tiêu huỷ, tái đàn…) - Ảnh: VGP
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, Nghị định tập trung quy định quy trình ứng phó khi xảy ra dịch bệnh (khoanh vùng, tiêu huỷ, tái đàn…) - Ảnh: VGP

Tăng mức hỗ trợ, tập trung ứng phó khi dịch xảy ra

Dự thảo Nghị định gồm 3 chương, 15 điều có phạm vi điều chỉnh là hỗ trợ cơ sở sản xuất có động vật, sản phẩm động vật buộc phải tiêu huỷ do dịch bệnh; người tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật.

Nội dung trọng tâm của Nghị định là quy định mức hỗ trợ tiêu huỷ động vật, sản phẩm động vật trong vùng có dịch, ổ dịch đã có kết luận xét nghiệm; người chăn nuôi; người trực tiếp tham gia chống dịch (gồm cả người có và không hưởng lương ngân sách).

Nội dung hỗ trợ, điều kiện hỗ trợ kế thừa các quy định trước đây nhưng loại bỏ những nội dung bị đánh giá là khó khả thi trong thực tế.

Mức hỗ trợ thiệt hai về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản dự kiến tăng từ 1,5-2 lần so với trước, trên cơ sở khảo sát về chi phí chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thực tế hiện nay, có tính đến trượt giá, khả năng chi trả của ngân sách Nhà nước và theo nguyên tắc "Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần, không đền bù thiệt hại".

Mức hỗ trợ cho người tham gia chống dịch đối với người không hưởng lương được xây dựng cơ bản phù hợp với mặt bằng tiền công lao động phổ thông và tính độc hại, nguy hiểm của công việc, đặc biệt là nguy cơ lây nhiễm các loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, như cúm gia cầm, dại, nhiệt thán…

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy cho biết, công tác phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi mang tính thường quy bắt đầu từ hoạt động, quy trình trình chăn nuôi, con giống, quy chuẩn, quy mô chuồng trại, tiêm phòng… và đã có nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, địa phương được điều chỉnh ở ở nhiều văn bản khác nhau. Vì vậy, Nghị định tập trung quy định quy trình ứng phó khi xảy ra dịch bệnh (khoanh vùng, tiêu huỷ, tái đàn…): Hỗ trợ cho người chăn nuôi bị ảnh hưởng dịch bệnh, cho người tham gia phòng, chống dịch bệnh.

Bên cạnh đó, Nghị định đã lồng ghép chính sách phòng dịch (hỗ trợ tiêu huỷ sớm, hỗ trợ lực lượng tham gia hoạt động hoạt động phòng ngừa dịch bệnh); hỗ trợ khắc phục sau dịch bệnh giúp người chăn nuôi khôi phục sản xuất.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nghị định cần thể hiện sự đổi mới trong tư duy, phương pháp, cách làm, cơ chế hỗ trợ, đầu tư cho công tác phòng, chống dịch bệnh so với trước đây - Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nghị định cần thể hiện sự đổi mới trong tư duy, phương pháp, cách làm, cơ chế hỗ trợ, đầu tư cho công tác phòng, chống dịch bệnh so với trước đây - Ảnh: VGP

Rõ quy trình, "đúng người, đúng việc" trong chống dịch

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Môi trường rà soát toàn diện dự thảo Nghị định, đảm bảo tên gọi, phạm vi và đối tượng điều chỉnh phù hợp với nội dung cốt lõi là chống dịch và hỗ trợ khắc phục thiệt hại.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, các chính sách liên quan đến chống dịch, hỗ trợ khắc phục thiệt hại phải được hoàn thiện, tích hợp đầy đủ vào Nghị định, đảm bảo tính nhất quán, đồng bộ và tránh chồng chéo.

Đặc biệt, cần làm rõ quy trình triển khai hoạt động chống dịch tại hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, cơ sở chăn nuôi tập trung, quy mô công nghiệp. Theo đó, các cơ sở chăn nuôi tập trung quy mô công nghiệp phải có lực lượng chống dịch được đào tạo bài bản, "đúng người, đúng việc". Còn khi dịch bệnh xảy ra ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ thì cơ quan chuyên môn ở địa phương (thú y, môi trường, y tế dự phòng) chịu trách nhiệm tham mưu, huy động, điều phối lực lượng chống dịch.

"Chúng ta cần xây dựng quy trình, thủ tục rõ ràng để trong tình huống cấp bách, các cơ sở chăn nuôi, đặc biệt là cơ sở tập trung có thể triển khai ứng phó kịp thời", Phó Thủ tướng yêu cầu.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục nghiên cứu quy định về bảo hiểm trong chăn nuôi, nhất là với các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, các chuỗi sản xuất, không để tình trạng "có lãi thì hưởng, có dịch bệnh thì để Nhà nước lo".

Đọc thêm

Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản thi hành Muôn mặt cuộc sống

Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản thi hành

TTTĐ - UBND huyện Thanh Trì vừa tổ chức tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản triển khai thi hành.
Long An, Tây Ninh sau hợp nhất dự kiến sẽ có 64 xã, phường Nhịp sống phương Nam

Long An, Tây Ninh sau hợp nhất dự kiến sẽ có 64 xã, phường

TTTĐ - Đề án hợp nhất đơn vị hành chính cấp tỉnh, thành lập tỉnh Tây Ninh trên cơ sở hợp nhất tỉnh Tây Ninh và tỉnh Long An, dự kiến có 96 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trung tâm chính trị - hành chính tỉnh đặt tại TP Tân An.
Chuỗi hoạt động đặc sắc kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất Muôn mặt cuộc sống

Chuỗi hoạt động đặc sắc kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất

TTTĐ - Chuỗi sự kiện kỷ niệm đặc biệt nhằm kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) được Bình Dương tổ chức đa dạng, bao gồm các hoạt động chính trị trang trọng, văn hóa đặc sắc, đền ơn đáp nghĩa thiết thực dành cho đối tượng chính sách và người có công.
Hoành tráng sân khấu, khán đài hơn 5.000 chỗ phục vụ đại lễ 30/4 Muôn mặt cuộc sống

Hoành tráng sân khấu, khán đài hơn 5.000 chỗ phục vụ đại lễ 30/4

TTTĐ - Toàn bộ hệ thống khán đài, sân khấu và các công trình phụ trợ đang hoàn thiện những giai đoạn cuối cùng, sẵn sàng đưa vào phục vụ các hoạt động trọng điểm của đại lễ 30/4 tại TP Hồ Chí Minh.
Lấy ý kiến Nhân dân về sáp nhập đơn vị hành chính các cấp Muôn mặt cuộc sống

Lấy ý kiến Nhân dân về sáp nhập đơn vị hành chính các cấp

TTTĐ - Sáng nay (24/4), tỉnh Yên Bái đồng loạt tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Lào Cai và tỉnh Yên Bái; đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
Quảng Nam còn 78 xã, phường sau sáp nhập Xã hội

Quảng Nam còn 78 xã, phường sau sáp nhập

TTTĐ - Quảng Nam vừa quyết định điều chỉnh phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giảm thêm 10 đơn vị so với kế hoạch ban đầu. Theo đó, số lượng xã, phường sau sắp xếp sẽ là 78 thay vì 88 như đã thống nhất trước đó.
Quận Ba Đình ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” 1,26 tỷ đồng Muôn mặt cuộc sống

Quận Ba Đình ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” 1,26 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 24/4, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Khẩn trương, nhanh gọn, tỷ lệ đồng thuận cao Muôn mặt cuộc sống

Khẩn trương, nhanh gọn, tỷ lệ đồng thuận cao

TTTĐ - 30 quận, huyện, thị xã của TP Hà Nội đã tiến hành lấy ý kiến rộng rãi của Nhân dân về phương án sắp xếp, tinh gọn từ 526 xuống còn 126 đơn vị hành chính cấp xã và nhận được sự đồng thuận cao của đông đảo người dân. Tất cả đều phấn khởi, tin tưởng sau sắp xếp, tinh gọn bộ máy, các đơn vị hành chính mới sẽ hoạt động hiệu lực, hiệu quả...
Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật về an toàn lao động Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật về an toàn lao động

TTTĐ - Để nâng cao hiệu quả trong việc tuyên truyền về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường… một số công ty đã lồng ghép thông tin pháp luật, các bản tin thời sự và âm nhạc giải trí để người lao động hứng thú tiếp nhận thông tin.
VietnamPlus lần thứ hai nhận giải thưởng báo chí quốc tế của WAN-IFRA Muôn mặt cuộc sống

VietnamPlus lần thứ hai nhận giải thưởng báo chí quốc tế của WAN-IFRA

Báo Điện tử VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam giành giải thưởng Best Innovative Digital Product từ WAN-IFRA tại Kuala Lumpur.
Xem thêm