Tag

Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các loại rau gia vị

Nông thôn mới 23/05/2025 08:00
aa
TTTĐ - Nhiều năm qua, trồng rau gia vị đã trở thành một nghề mang lại thu nhập cao cho người dân xã Tiến Thắng (Mê Linh, Hà Nội). Để sản phẩm rau gia vị sớm vào hệ thống siêu thị, các điểm cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, huyện Mê Linh hướng dẫn các hộ trồng rau theo hướng an toàn, đồng thời tích cực hỗ trợ xây dựng thương hiệu, kết nối đầu ra cho các sản phẩm.
Trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận OCOP cấp thành phố Tháo gỡ khó khăn, tạo bứt phá phát triển sản phẩm OCOP 5 sao Hơn 500 sản phẩm OCOP đặc sản vùng miền hội tụ tại Hà Nội Cập nhật kiến thức khoa học, công nghệ cho bà con nông dân huyện Thạch Thất 500 sản phẩm OCOP đến tuần tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn

Góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân

Gia đình chị Nguyễn Thị Oanh (thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh) đã có 3 đời chuyên trồng rau gia vị. "Từ khi còn nhỏ, ông bà, bố, mẹ tôi đã trồng rau gia vị. Lớn lên, lập gia đình, song vợ chồng tôi vẫn giữ nghề trồng rau. Trước đây, gia đình chủ yếu trồng hành lá, những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu thị trường, gia đình trồng thêm các loại rau khác như: Tía tô, kinh giới, mùi tàu, húng,…", chị Oanh chia sẻ.

Theo chị Oanh, các loại rau gia vị được trồng luân canh gối vụ, cho thu hoạch quanh năm. Rau thu hoạch đến đâu đều được lái buôn tới tận nhà thu mua, giá cả cũng khá ổn định. Hiện tại, vừa đi làm công nhân, chị vẫn tranh thủ ngoài giờ hành chính trồng thêm một sào rau gia vị.

Chi phí đầu tư trồng rau gia vị thấp (chỉ 300 - 500 nghìn đồng/sào/năm), nhân công ít nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định khoảng 30 - 40 triệu đồng/sào/năm. Riêng cây kinh giới và cây tía tô, chu kỳ thu hoạch khoảng 20 - 25 ngày một lứa và thu hoạch liên tục 8 - 12 tháng.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các loại rau gia vị
Người dân xã Tiến Thắng thu hoạch rau gia vị

Không chỉ gia đình chị Oanh, mà hầu hết các hộ trồng rau gia vị ở xã Tiến Thắng đều thực hiện tốt khâu vệ sinh, xử lý sâu bệnh và chăm, sóc rau bằng thuốc vi sinh, đảm bảo thời gian cách ly, an toàn cho người tiêu dùng. Do đó, rau ở đây đảm bảo chất lượng, được khách hành tin mua.

Được biết, vùng sản xuất rau gia vị thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng được hình thành cách đây khoảng 20 năm, bắt đầu với cây hành lá, sau dần bà con mở rộng diện tích và phát triển thêm các cây gia vị khác.

Đến nay, toàn thôn có 1.300 hộ nông dân tham gia trồng rau gia vị với diện tích khoảng 150ha. Sản phẩm rau gia vị của bà con tiêu thụ chủ yếu thông qua các thương lái. Giá cả có biến động nhưng thu nhập bình quân từ trồng rau gia vị khá ổn định.

Những năm gần đây, cùng với việc phát triển diện tích rau gia vị, các thành viên hợp tác xã cũng chú trọng đảm bảo chất lượng trước khi xuất ra thị trường. Hợp tác xã đã vận động bà con xã viên sử dụng phân bón hữu cơ thay thế phân bón hóa học và luôn tuân thủ thời gian cách ly an toàn trước khi thu hoạch.

Hỗ trợ địa phương phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP

Xác định xã Tiến Thắng là vùng sản xuất rau an toàn chuyên canh tập trung, vì vậy huyện Mê Linh đã có những hỗ trợ cho người dân phát triển vùng rau. Theo đó, UBND Huyện hỗ trợ thuốc bảo vệ thực vật sinh học 70% trong năm đầu, 50% trong năm thứ 2; hỗ trợ thùng chứa vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật, hỗ trợ thu gom và xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật theo quy định.

Cùng với đó, Huyện hỗ trợ chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn về chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả; hỗ trợ xây dựng mô hình kiểm tra giám sát cộng đồng áp dụng hệ thống đảm bảo với quy mô 30ha.

Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các loại rau gia vị
UBND thành phố Hà Nội cho phép Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bạch Trữ sử dụng địa danh “Tiến Thắng” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng” cho sản phẩm và dịch vụ mua bán rau gia vị tươi ở xã Tiến Thắng (Mê Linh, Hà Nội)

Để rau gia vị của Tiến Thắng đã có chỗ đứng trên thị trường, các phòng, ban chuyên môn của Huyện đã hướng dẫn bà con nông dân xã Tiến Thắng sản xuất theo hướng an toàn. Đồng thời, hỗ trợ Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bạch Trữ xây dựng nhãn mác, bao bì sản phẩm.

Đến nay, đã có 6 sản gia vị của hợp tác xã Bạch Trữ được công nhận OCOP 3 sao gồm: Mùi tàu, kinh giới, húng chó, húng đỏ, tía tô, rau mùi. Đây là tiền đề quan trọng để rau gia vị của xã Tiến Thắng tiếp cận với với các kênh phân phối, hệ thống siêu thị, của hàng tiện ích, chuỗi bán lẻ, đặc biệt là các điểm cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP cung cấp đến người tiêu dùng Thủ đô và cả nước.

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2550/QĐ-UBND về việc cho phép Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bạch Trữ sử dụng địa danh “Tiến Thắng” để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng” cho sản phẩm và dịch vụ mua bán rau gia vị tươi ở xã Tiến Thắng (Mê Linh, Hà Nội).

Theo Quyết định, cho phép Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bạch Trữ được sử dụng địa danh “Tiến Thắng” kèm theo bản đồ địa lý tương ứng đã được UBND huyện Mê Linh xác nhận để đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau gia vị Tiến Thắng”.

Nhãn hiệu được gắn với sản phẩm và dịch vụ mua bán rau gia vị tươi thuộc các nhóm hàng hóa, dịch vụ: 31 và 35 của bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice ở xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh.

Hợp tác xã có trách nhiệm xây dựng văn bản, công cụ quản lý nhãn hiệu tập thể; tổ chức quản lý việc sử dụng địa danh làm nhãn hiệu tập thể theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản, công cụ quản lý do hợp tác xã ban hành.

Trường hợp địa danh “Tiến Thắng” bị sử dụng sai mục đích, không vì lợi ích chung của hợp tác xã hoặc trường hợp nhãn hiệu tập thể chuyển nhượng sang chủ sở hữu mới hoặc sản phẩm rau gia vị tươi Tiến Thắng chuyển sang đăng ký bảo hộ “Nhãn hiệu chứng nhận hoặc Chỉ dẫn địa lý”, UBND thành phố có quyền thu hồi quyền sử dụng địa danh.

Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội

Ngọc Hà

Đọc thêm

Hội Nông dân Hà Nội vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương hai cấp Nông thôn mới

Hội Nông dân Hà Nội vận hành thử nghiệm chính quyền địa phương hai cấp

TTTĐ - Ngày 27/6, các cấp Hội Nông dân thành phố Hà Nội tham gia vận hành thử cơ chế họp Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã, phường mới, đồng thời vận hành thử bộ máy Hội Nông dân cấp xã mới tại 79/79 cơ sở.
Phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng Nông thôn mới toàn diện Nhịp sống phương Nam

Phát huy sức mạnh toàn dân, xây dựng Nông thôn mới toàn diện

TTTĐ - Năm 2025 đánh dấu bước phát triển quan trọng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, bền vững.
Hà Nội sắp có thêm làng nghề gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo Kinh tế

Hà Nội sắp có thêm làng nghề gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo

TTTĐ - UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ đưa làng nghề Chuyên Mỹ trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới.
Doanh nghiệp phân bón ổn định giá bán dù nguyên liệu nhập khẩu tăng Nông thôn mới

Doanh nghiệp phân bón ổn định giá bán dù nguyên liệu nhập khẩu tăng

TTTĐ - Động thái này của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) không chỉ giúp ổn định tâm lý thị trường, mà còn đảm bảo quyền lợi cho hệ thống phân phối, người nông dân trong thời điểm nhiều biến động.
Phát huy sức mạnh tổng hợp trong mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn Nông thôn mới

Phát huy sức mạnh tổng hợp trong mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn

TTTĐ - Chiều 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 22/6, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1226/QĐ-TTg chính thức công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Báo chí “mở đường”, nông thôn đổi thay Nông thôn mới

Báo chí “mở đường”, nông thôn đổi thay

TTTĐ - Những năm qua, báo chí Thủ đô đã góp phần quan trọng tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, hiệu ứng tích cực đến các cấp chính quyền, đặc biệt, đã làm thay đổi nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chung sức, đồng lòng tham gia xây dựng Nông thôn mới. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn Thủ đô ngày càng khởi sắc, Hà Nội ngày càng có thêm nhiều miền quê đáng sống.
Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP qua mỗi câu chuyện Nông thôn mới

Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP qua mỗi câu chuyện

TTTĐ - Với vai trò là cơ quan tuyên truyền, báo chí đã luôn đồng hành cùng các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá các sản phẩm OCOP tới đông đảo người tiêu dùng. Thông qua báo chí, truyền thông, người dân không chỉ nắm bắt được thông tin, chất lượng của các sản phẩm, mà còn hiểu sâu hơn về những câu chuyện sản phẩm - yếu tố được coi linh hồn của mỗi sản phẩm OCOP.
Thường Tín hoàn thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Thường Tín hoàn thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Sau nhiều năm phấn đấu, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) sẽ vinh dự đón chuẩn Nông thôn mới nâng cao vào cuối tháng này.
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Ngày 17/6, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1181/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Xem thêm