Hà Nội: Tổ chức giao thông phục vụ lễ hội Chùa Láng
Cụ thể, thời gian và lộ trình di chuyển của buổi lễ, hội truyền thống Chùa Láng từ 8h30 đến 11h00 ngày 26/4/2023 (chiều đi) và từ 12h00 đến 15h00 ngày 26/4/2023 (chiều về).
Tuyến đường, lộ trình: Chiều đi từ 8h30 đến 11h ngày 26/4/2023: 8h30 xuất phát từ Chùa Láng – phố Chùa Láng - đường Láng – Cầu phao tạm và Cầu Cót (qua sông Tô Lịch) – phố Nguyễn Khang – phố Quan Hoa - 11h đến Chùa Hoa Lăng; Đoàn rước kiệu đi bộ dưới lòng đường, về bên phải (sát Sông Tô Lịch) các tuyến đường, phố) từ Chùa Láng (số 112 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa) đến Chùa Hoa Lăng (số 277 phố Quan Hoa, quận Cầu Giấy).
Đối với chiều về từ 12h đến 15h ngày 26/4/2023: 12h00 xuất phát từ Chùa Hoa Lăng – phố Quan Hoa – phố Nguyễn Khang – Cầu Cót và Cầu phao tạm (qua sông Tô Lịch) – đường Láng – phố Chùa Láng – 15h00 về đến Chùa Láng.
![]() |
Lễ hội Chùa Láng thu hút nhiều sự quan tâm của Phật tử, khách du lịch gần xa |
Đoàn rước kiệu sẽ đi bộ dưới lòng đường, về bên trái (sát Sông Tô Lịch) các tuyến đường, phố từ Chùa Hoa Lăng (số 277 phố Quan Hoa, quận Cầu Giấy) đến Chùa Láng (số 112 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa)
Chiều đi từ 8h30 đến 11h00 ngày 26/4/2023. Từ 8h30 đến 8h50, cấm toàn bộ các phương tiện (trừ các phương tiện xe buýt và các xe ưu tiên) lưu thông 2 chiều qua phố Chùa Láng (đoạn Huỳnh Thúc Kháng kéo dài – đường Láng).
Từ 8h45 đến 9h25, cấm các phương tiện (trừ các phương tiện xe buýt và các xe ưu tiên) lưu thông qua đường Láng (trên đoạn từ cầu 361 đến cầu Yên Hòa).
Từ 9h00 đến 9h30, cấm các phương tiện lưu thông trên phố Nguyễn Khang theo hướng và đoạn từ cầu 361 đến Cầu Giấy, hướng ngược lại các phương tiện lưu thông bình thường.
Chùa Láng – Ngôi cổ tự được xây dựng vào thời vua Lý Anh Tông (1138-1175) – mang nhiều tên gọi như chùa Cả, Chiêu Thiền Tự, nổi tiếng với một bề dày lịch sử gần 900 năm. Tọa lạc tại số 112 phố Chùa Láng (Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội), chùa thờ đức Thiền sư Từ Đạo Hạnh và hóa thân của ngài là vua Lý Thần Tông với những câu chuyện huyền sử nhuộm màu tâm linh kỳ ảo được lưu truyền trong dân gian nhiều thế kỷ. Từ năm 1962, chùa Láng đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Hàng năm, Lễ hội Chùa Láng thu hút nhiều sự quan tâm của Phật tử, khách du lịch gần xa.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Định hướng phát triển TP Hồ Chí Minh theo 6 phân vùng

Hải Phòng: Chủ tịch nước Lương Cường dự khánh thành cảng container quốc tế số 3 và 4 Lạch Huyện

Khách hàng dễ dàng nhận thông báo tiền điện qua ứng dụng số

Hải Phòng gắn biển đường mang tên cố Tổng Bí thư Đỗ Mười

EVN điều chỉnh giá điện tăng 4,8% từ ngày 10/5

Thành phố Hà Nội bổ sung thêm 49 trạm xe đạp công cộng

TP Hồ Chí Minh thành lập Ban Chỉ đạo nghiên cứu, phát triển metro

Hải Phòng: 70 năm thành phố anh hùng “Trung dũng - Quyết thắng”

Tên 168 phường, xã của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập
