Hoàn thiện pháp luật để báo chí phát triển trong kỷ nguyên mới
Báo chí đồng hành, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Thủ đô |
Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật để báo chí phát triển trong kỷ nguyên số” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT và DL) - Hội Truyền thông số Việt Nam chỉ đạo, giao Cục Báo chí và Tạp chí điện tử VietTimes tổ chức.
![]() |
Đồng chí Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ VHTTDL phát biểu tại hội thảo (Ảnh: Duy Hiển) |
Dự và chủ trì hội thảo có các đồng chí: Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ VHTTDL; Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương; Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam.
Tham dự hội nghị còn có các đồng chí: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội Triệu Thế Hùng; Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Nguyễn Thanh Lâm; Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ VHTTDL) Lưu Đình Phúc; lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, đại biểu Quốc hội, các chuyên gia truyền thông, nhà báo, nhà khoa học, luật sư...
Sửa đổi, bổ sung luật để báo chí vươn mình
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cho rằng việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí là hết sức cần thiết nhằm hoàn thiện quy định pháp luật để thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng về báo chí; khắc phục những hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật về báo chí hiện hành.
Cùng với đó, việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí nhằm điều chỉnh, quản lý hoạt động báo chí phù hợp trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của khoa học, công nghệ, truyền thông hiện đại, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động báo chí phát triển trong kỷ nguyên số.
![]() |
Phó Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Phan Xuân Thủy cho rằng việc sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí là hết sức cần thiết nhằm hoàn thiện quy định pháp luật để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về báo chí |
Đồng chí Phan Xuân Thủy đề nghị tại hội thảo “Hoàn thiện pháp luật để báo chí phát triển trong kỷ nguyên số”, đại diện các Ban, Bộ, ngành, đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, các chuyên gia truyền thông, nhà báo, nhà khoa học, luật sư... tập trung thảo luận 3 nội dung lớn.
Thứ nhất, trong bối cảnh sắp xếp, tinh gọn các cơ quan báo chí, việc xây dựng mô hình tổ hợp báo chí truyền thông như thế nào để phát huy hiệu quả và phát triển bền vững? Phát triển mô hình tổ hợp báo chí, kinh nghiệm quốc tế.
Thứ hai, vấn đề liên kết trong hoạt động của cơ quan báo chí như thế nào để phát huy được nguồn lực của xã hội nhằm phát triển cơ quan báo chí?
Thứ ba, báo chí đang phải cạnh tranh ngày càng khốc liệt với mạng xã hội, các nền tảng xuyên biên giới về tốc độ và mức độ lan tỏa thông tin. Các quy định pháp luật cần được hoàn thiện theo phương hướng nào để cơ quan báo chí có thể cạnh tranh thông tin, định hướng, dẫn dắt thông tin trên không gian mạng?
Hội thảo nhằm lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện hệ thống pháp luật, đề xuất các quy định cụ thể, góp ý xây dựng dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) trước khi trình Chính phủ, Quốc hội xem xét, thông qua. Hội thảo diễn ra trong bối cảnh đặc biệt nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Điểm nhấn "Tổ hợp báo chí truyền thông chủ lực đa phương tiện"
Trình bày tham luận “Một số vấn đề đáng chú ý trong Luật Báo chí (sửa đổi)”, đồng chí Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí cho biết Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 22/9/2024 của Chính phủ thông qua 4 chính sách Đề nghị xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi).
Chính sách 1: Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động báo chí (gồm 7 vấn đề).
Chính sách 2: Nâng cao chất lượng người làm báo, lãnh đạo cơ quan báo chí (gồm 5 vấn đề).
Chính sách 3: Thúc đẩy phát triển kinh tế báo chí (gồm 4 vấn đề).
Chính sách 4: Điều chỉnh hoạt động báo chí trên không gian mạng.
Quá trình xây dựng dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi), Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã bám sát ý kiến chỉ đạo Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ,Chủ tịch Quốc hội về đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, cụ thể hóa 4 chính sách nêu trên.
![]() |
Đồng chí Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục Báo chí trình bày tham luận "Một số vấn đề đáng chú ý trong Luật Báo chí (sửa đổi)" |
Dự thảo luật lần này bổ sung nhiều quy định quan trọng, trong đó điểm nhấn là nguyên tắc quản lý báo chí chặt chẽ, minh bạch và phân định rõ thẩm quyền giữa Trung ương và địa phương. Dự kiến có 30 nội dung giao Chính phủ và các cơ quan chức năng quy định chi tiết.
Trong đó, Nghị định của Chính phủ sẽ bao gồm 25 vấn đề trọng yếu, như cơ chế phát triển tổ hợp báo chí chủ lực đa phương tiện, điều kiện cấp và thu hồi giấy phép, nguồn thu báo chí, liên kết và hợp tác quốc tế, tiêu chuẩn bổ nhiệm lãnh đạo, thẻ nhà báo, quyền từ chối cung cấp thông tin, hoạt động trên không gian mạng, nhập khẩu - xuất khẩu báo chí...
Ngoài ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ ban hành thông tư hướng dẫn 5 nội dung liên quan đến cấp phép, cấp thẻ nhà báo, văn phòng đại diện, bản tin, đặc san... Dự thảo cũng đề xuất phân quyền cho địa phương thực hiện 10 thủ tục hành chính nhằm tăng tính chủ động và linh hoạt trong quản lý nhà nước về báo chí tại cơ sở.
Dự thảo luật lần này cũng sửa đổi và bổ sung hệ thống khái niệm, nhằm phân biệt rõ ràng giữa
"Các tổ hợp báo chí được phép có nhiều cơ quan trực thuộc, hoạt động theo cơ chế tài chính như doanh nghiệp, được thành lập hoặc góp vốn tại doanh nghiệp", đồng chí Lưu Đình Phúc, Cục trưởng Cục báo chí, thông tin tại Hội thảo. |
các loại hình báo chí, khắc phục tình trạng "báo hoá" tạp chí - một trong những vấn đề nổi cộm thời gian qua. Cụ thể, loại hình báo chí được chia thành báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình và kênh nội dung của cơ quan báo chí trên không gian mạng. Báo in gồm báo và tạp chí; báo điện tử gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.
Bổ sung khái niệm tạp chí để phân biệt rõ báo, tạp chí, chống “báo hóa” tạp chí. Cụ thể: Tạp chí là sản phẩm báo chí đăng tải tin, bài có tính chất chuyên biệt, chuyên ngành, trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ theo tôn chỉ, mục đích quy định trong giấy phép; chỉ cập nhật tin tức, sự kiện về hoạt động của cơ quan chủ quản, bao gồm tạp chí in và tạp chí điện tử.
Không quy định trang thông tin điện tử tổng hợp là sản phẩm thông tin có tính chất báo chí. Sản phẩm thông tin có tính chất báo chí chỉ còn đặc san, bản tin.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo “Hoàn thiện pháp luật để báo chí phát triển trong kỷ nguyên số” |
Một điểm mới đáng chú ý là việc bổ sung mô hình tổ hợp báo chí truyền thông chủ lực đa phương tiện. Theo đó, các tổ hợp báo chí được phép có nhiều cơ quan trực thuộc, hoạt động theo cơ chế tài chính như doanh nghiệp, được thành lập hoặc góp vốn tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, dự thảo cũng đưa ra các nguyên tắc chặt chẽ trong hoạt động báo chí trên không gian mạng. “Các kênh nội dung của báo chí trên mạng xã hội, ứng dụng Internet bắt buộc phải đăng ký, kết nối hệ thống với cơ quan quản lý. Nội dung phát hành phải tuân thủ pháp luật báo chí, an ninh mạng và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”, đồng chí Lưu Đình Phúc nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Không để bị động, bất ngờ trước các tình huống thiên tai, sự cố

Kỷ luật cán bộ liên quan đến dự án ở sân golf Đồi Cù

Lâm Đồng dự chi 1.140 tỷ đồng cho các trường hợp nghỉ việc sớm

Đà Nẵng: Dừng hoạt động bãi tập kết chất thải xây dựng

Lâm Đồng sẽ bố trí chỗ ở cho gần 2.000 cán bộ công chức

Mở lớp học bơi miễn phí cho người dân TP Hồ Chí Minh

Đề xuất Chủ tịch UBND, Trưởng Công an xã có quyền xử phạt như cấp huyện

Biểu dương 100 "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2025

Công nhân giỏi Thủ đô vào Lăng viếng Bác
