Tag

Hà Nội chăm lo các gia đình có công bằng những việc làm thiết thực

BHXH & Đời sống 01/09/2021 16:13
aa
TTTĐ - Đến nay, Hà Nội cơ bản không còn gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở hay phải sống trong cảnh nghèo. Có được điều này là nhờ thành phố đã triển khai đầy đủ, kịp thời, hiệu quả các chính sách tri ân, giúp đời sống của người có công trên địa bàn ngày càng nâng cao hơn.
Hà Nội khen thưởng 211 tập thể, 351 cá nhân có thành tích trong phòng, chống dịch Hà Nội hỗ trợ 2,4 triệu lượt người bị ảnh hưởng bởi Covid-19

Không còn gia đình người có công gặp khó khăn về nhà ở

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, thành phố hiện quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách đối với gần 800.000 người có công, trong đó có gần 86.000 người hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.

Trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác chăm lo người lao động gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, thành phố Hà Nội và các cấp chính quyền luôn quan tâm đến các gia đình có công với cách mạng bằng những hành động, việc làm thiết thực.

Chăm sóc sức khỏe cho người có công tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội (xã Viên An, huyện Ứng Hòa)
Chăm sóc sức khỏe cho người có công tại Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội (xã Viên An, huyện Ứng Hòa)

Nhiều trường hợp người có công và thân nhân của người có công không còn người thân chăm sóc đã được thành phố đưa vào nuôi dưỡng thường xuyên tại các Trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội.

Theo ông Vũ Văn Trung, Giám đốc Trung tâm Nuôi dưỡng và Điều dưỡng người có công số 2 Hà Nội, trung tâm đang chăm sóc, nuôi dưỡng thường xuyên 43 người có công, thuộc đối tượng thương binh, vợ liệt sĩ, mẹ liệt sĩ, con liệt sĩ. Mỗi người một hoàn cảnh, một miền quê nhưng đều có điểm chung là phải gánh chịu đau thương, mất mát do chiến tranh để lại. Để người có công an yên vui sống, trung tâm bố trí cán bộ trực 24/24 giờ, luôn quan tâm, chăm sóc bằng tất cả ân tình và trách nhiệm.

Hà Nội cũng là địa phương đầu tiên của cả nước thành lập Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, đóng tại xã Yên Bài (huyện Ba Vì). Trung tâm đang nuôi dưỡng, điều trị cho gần 100 nạn nhân chất độc da cam/dioxin là con đẻ của người bị nhiễm chất độc hóa học trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Góp phần bảo đảm đời sống cho người có công và thân nhân trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Hà Nội vừa có quyết định hỗ trợ đặc thù cho gần 73.000 người có công với số tiền gần 73 tỷ đồng (1 triệu đồng/đối tượng). Để nguồn lực hỗ trợ kịp thời đến với người thụ hưởng, các địa phương đã xây dựng các phương án chi hỗ trợ linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế.

Theo Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Hai Bà Trưng Nguyễn Văn Mạnh, nhiều trường hợp người có công tuổi cao, đi lại khó khăn, nên quận đã tiến hành chi trả cho người thụ hưởng theo nhóm nhỏ hoặc trao tại nhà.

Tương tự, tại huyện Hoài Đức, các lực lượng chức năng đã mang nguồn lực hỗ trợ đến tận nhà các gia đình người có công.

Thương binh hạng 2/4 Nguyễn Viết Nhương (ở thôn Yên Thái, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức) chia sẻ: “Toàn thành phố đang tập trung phòng, chống dịch nhưng vẫn dành sự quan tâm đến người có công. Đây là nguồn động viên lớn để chúng tôi vượt qua giai đoạn khó khăn này”.

Ngoài nguồn hỗ trợ trực tiếp, thành phố còn triển khai các chính sách khác nhằm bảo đảm đời sống cho người có công như ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề, vay vốn ưu đãi để giải quyết việc làm cho thành viên gia đình người có công; Hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công...

Tổ chức tri ân, chăm lo người có công phù hợp với bối cảnh dịch bệnh

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội, trong 5 năm gần đây (2016 - 2020), thành phố đã thực hiện điều dưỡng phục hồi sức khỏe đối với gần 203.200 lượt người có công.

Toàn thành phố vận động ủng hộ quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa” được trên 203 tỷ đồng, tặng 28.916 sổ tiết kiệm “Tình nghĩa” với kinh phí trên 33,3 tỷ đồng, tu sửa 741 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí trên 440 tỷ đồng. Cùng với việc nâng cao mức sống, vấn đề khác mà người có công và thân nhân đặc biệt quan tâm là giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công, sửa thông tin trên bia mộ liệt sĩ ghi “liệt sĩ vô danh”, “liệt sĩ chưa biết tên” cũng đã được các cơ quan chức năng của thành phố quan tâm triển khai.

Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương thăm và tặng quà ông Phùng Bá Đam (Thương binh hạng ¾) tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương thăm và tặng quà ông Phùng Bá Đam (thương binh hạng ¾) tại phường Phú Thượng, quận Tây Hồ

Năm 2021, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tri ân người có công được thành phố chỉ đạo ngành chức năng và các địa phương tổ chức phù hợp với bối cảnh dịch bệnh.

Riêng trong dịp Quốc khánh 2/9 năm nay, UBND thành phố đã ban hành Kế hoạch số 178/KH-UBND về việc tặng quà tới các đối tượng chính sách là người có công, cơ sở cách mạng với tổng số đối tượng được tặng quà hơn 3.700 người và số kinh phí hơn 3,8 tỷ đồng. Theo đó, thành phố dành mức quà tặng 1 triệu đồng/suất bằng tiền mặt gửi tới người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 (lão thành cách mạng); Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày Khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 (tiền khởi nghĩa); Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.

Trường hợp khác được nhận mức quà 1 triệu đồng là người có công giúp đỡ cách mạng được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước”; Người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” (nếu người đứng tên trong Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc “Bằng có công với nước” đã mất, thì đại diện vợ, chồng hoặc con được nhận quà).

Bên cạnh đó, thành phố cũng tổ chức thăm hỏi, tặng quà tập thể và cá nhân tiêu biểu tại các địa bàn có cơ sở cách mạng là quận Hà Đông và các huyện: Đông Anh, Chương Mỹ, Gia Lâm, Quốc Oai, Phúc Thọ, Ứng Hòa. Các hoạt động thăm hỏi tri ân người có công đang được tổ chức ở các địa phương với hình thức phù hợp điều kiện thực tiễn, đảm bảo quy định phòng, chống dịch bệnh.

Theo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương, trong thời gian giãn cách xã hội, tất cả các trung tâm có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người có công và thân nhân trên địa bàn thành phố đều có đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế cùng ăn, ở, sinh hoạt với đối tượng. Với người có công, ngoài chế độ thường xuyên, mỗi người được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng. Trong mọi hoàn cảnh, các cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân Thủ đô luôn coi việc chăm lo đời sống cho người có công là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.

Diệu Linh

Đọc thêm

Lan tỏa niềm tin vào một hệ thống an sinh bền vững, công bằng BHXH & Đời sống

Lan tỏa niềm tin vào một hệ thống an sinh bền vững, công bằng

TTTĐ - Sáng 1/7, trong không khí cả nước rộn ràng chào mừng Ngày BHYT Việt Nam, BHXH Khu vực I đã tổ chức “Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách BHXH, BHYT” và phát động Cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT năm 2025”.
BHXH Việt Nam: Sẵn sàng phục vụ Nhân dân theo mô hình địa phương 2 cấp BHXH & Đời sống

BHXH Việt Nam: Sẵn sàng phục vụ Nhân dân theo mô hình địa phương 2 cấp

TTTĐ - Bắt đầu từ ngày mai (1/7/2025), quy định về mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực BHXH, BHYT chính thức có hiệu lực. BHXH Việt Nam đã sẵn sàng cho công tác triển khai, đảm bảo vận hành thông suốt liên tục, không làm gián đoạn, không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Thành lập Tổ công tác giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp BHXH & Đời sống

Thành lập Tổ công tác giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

TTTĐ - Để bảo đảm vận hành chính quyền địa phương hai cấp thông suốt, hiệu quả, không gián đoạn, BHXH Khu vực I vừa có Quyết định thành lập Tổ công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa 2 cấp.
Lan toả chính sách mới của BHXH đến gần hơn với người lao động BHXH & Đời sống

Lan toả chính sách mới của BHXH đến gần hơn với người lao động

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực I vừa ban hành Kế hoạch tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2025”. Đây thực sự là sân chơi hấp dẫn, mang ý nghĩa thiết thực, góp phần tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách, hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam (1/7).
Trao tặng thẻ BHYT: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì điều kiện kinh tế khó khăn BHXH & Đời sống

Trao tặng thẻ BHYT: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì điều kiện kinh tế khó khăn

TTTĐ - Ngày 26/6, BHXH khu vực I, Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Điện lực Hoài Đức trao tặng thẻ BHYT cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Những điểm mới của Luật Việc làm (sửa đổi) liên quan đến chính sách BHTN BHXH & Đời sống

Những điểm mới của Luật Việc làm (sửa đổi) liên quan đến chính sách BHTN

TTTĐ - Luật Việc làm (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 16/6/2025. Luật gồm 8 chương, 55 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.
Người dân cần tỉnh táo trước tin đồn tăng mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025 BHXH & Đời sống

Người dân cần tỉnh táo trước tin đồn tăng mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam khẳng định: Hiện chưa có quy định nào về việc điều chỉnh tăng mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) lên 6% từ 1/7/2025.
“Cầu nối” đưa chính sách BHXH đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp BHXH & Đời sống

“Cầu nối” đưa chính sách BHXH đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp

TTTĐ - Là chính sách trụ cột trong hệ thống An sinh xã hội quốc gia, BHXH, BHYT có mối quan hệ mật thiết với công tác truyền thông, trong đó, báo chí được xem là một trong những "kênh" quan trọng nhất. Thông qua báo chí, chính sách BHXH, BHYT ngày càng được xã hội biết đến nhiều hơn. Sự chia sẻ, đồng tình ủng hộ của Nhân dân, cùng với sự tuyên truyền của các cơ quan báo chí là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của chính sách BHXH, BHYT, góp phần tích cực vào việc ổn định phát triển kinh tế, xã hội.
Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng phục vụ BHXH & Đời sống

Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng phục vụ

TTTĐ - Thời gian qua, BHXH Khu vực I luôn phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ và xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, hiện đại, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô
Lan tỏa chính sách nhân văn, đảm bảo an sinh xã hội bền vững BHXH & Đời sống

Lan tỏa chính sách nhân văn, đảm bảo an sinh xã hội bền vững

TTTĐ - Sáng 10/6, BHXH Khu vực I tổ chức Hội nghị thông tin kết quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN 6 tháng đầu năm và định hướng công tác tuyên truyền 6 tháng cuối năm 2025. Ông Nguyễn Ngọc Huyến, Giám đốc BHXH Khu vực I chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có các nhà báo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và Hà Nội.
Xem thêm