Lời giải căn cơ cho bài toán chống sạt lở, tạo sinh kế ven biển
Cà Mau khơi thông “mạch nguồn” kinh tế biển Dồn lực cho tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi |
Dự án có tổng mức đầu tư gần 850 tỷ đồng (tương đương gần 32 triệu euro), do AFD cho vay ưu đãi và Liên minh Châu Âu (EU) viện trợ không hoàn lại, triển khai từ năm 2024 - 2027.
![]() |
Đoàn công tác AFD cùng lãnh đạo tỉnh Cà Mau cùng trao đổi về tiến độ thực hiện dự án |
Tại buổi làm việc, hai bên đánh giá lại tiến độ và kế hoạch triển khai các hạng mục trọng điểm. Trong đó, tuyến kè chống sạt lở bờ biển Tây dài 11km, từ cửa sông Ông Đốc đến cửa Bảy Háp, đang hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu, dự kiến khởi công tháng 7/2025.
Hạng mục đê biển Tây dài 19km từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm đang trong giai đoạn thẩm định hồ sơ, dự kiến thi công từ tháng 10/2025.
Dự án hướng đến mục tiêu giảm thiểu xói lở, gây bồi tạo bãi, phục hồi khoảng 2.000ha rừng phòng hộ, bảo vệ tuyến đê biển và 15.000ha đất sản xuất, góp phần hoàn thiện hạ tầng giao thông ven biển, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, du lịch, dịch vụ và ổn định đời sống người dân.
Một hợp phần quan trọng của dự án là hỗ trợ chuyển đổi sinh kế bền vững cho cộng đồng ven biển, giảm áp lực khai thác thủy sản ven bờ, góp phần phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn và nguồn lợi thủy sản.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử tặng quà lưu niệm tới ông Hervé Conan |
Ông Hervé Conan khẳng định AFD cam kết đồng hành và triển khai dự án theo từng giai đoạn, phù hợp với thực tế địa phương. Ông đặc biệt lưu ý công tác giải phóng mặt bằng và cho biết hợp phần sinh kế sẽ được triển khai từ năm 2025.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử bày tỏ cảm ơn sự hỗ trợ tích cực từ AFD và EU, đồng thời cam kết tỉnh sẽ chủ động tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng.
Đối với hợp phần sinh kế, liên quan trực tiếp đến người dân, tỉnh sẽ xây dựng các phương án hỗ trợ phù hợp, đồng thời mong muốn EU tiếp tục hỗ trợ Cà Mau phát triển sản xuất liên kết chuỗi, trên cơ sở lồng ghép các nguồn lực hiện có.
Thực trạng tuyến đê biển Tây Cà Mau: Áp lực hiện hữu cần giải quyết cấp bách Tuyến đê biển Tây Cà Mau dài hơn 108km hiện vẫn chưa được kiên cố hóa toàn tuyến, nhiều đoạn là đê đất, đối mặt với tình trạng sạt lở nghiêm trọng vào mỗi mùa mưa bão. Triều cường, sóng lớn, đặc biệt từ tháng 8 đến cuối năm, khiến nhiều vị trí trên tuyến đê bị uy hiếp trực tiếp, nhất là các đoạn đã mất vành đai rừng phòng hộ. Theo báo cáo của ngành chức năng, hiện tuyến đê chỉ có thể ứng phó được với bão ở cấp 9 trở lại. Trên toàn tuyến ghi nhận 6 điểm sạt lở nguy hiểm, trong đó có 2 điểm đặc biệt nghiêm trọng đã được đề xuất xử lý bằng rọ đá, cừ tràm và các vật liệu sẵn có. Dù đã có gần 80km kè bảo vệ và hơn 52km đê được cứng hóa nhưng hơn 56km đê đất vẫn là điểm yếu dễ bị tổn thương. Đáng chú ý, dọc tuyến biển Tây vẫn còn nhiều hộ dân sống ngoài đê, không được tuyến đê bảo vệ. Nhà ở của họ thường tạm bợ, dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, trong khi đời sống còn nhiều khó khăn. Mỗi mùa mưa bão đến, họ lại sống trong cảnh nơm nớp lo sợ triều cường, sóng lớn ập vào. |
Tin liên quan
Đọc thêm

Mưa lớn diện rộng, đề phòng lũ quét ở Bắc Bộ và Trung Bộ

Hồi sinh những dòng sông "chết": Quan trắc trực tuyến để có nhiều số liệu cụ thể hơn

Đẩy mạnh liên kết vùng trong xử lý ô nhiễm các dòng sông

Từ 1/1/2031, dừng sản xuất, nhập khẩu sản phẩm nhựa sử dụng một lần

Động lực thúc đẩy hoạt động tái chế rác thải

Tỉnh Quảng Trị phê duyệt đấu giá quyền khai thác 20 mỏ khoáng sản

Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục mưa lớn

Chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Hà Nội khắc phục kịp thời khi có tình huống thiên tai xảy ra
