Trang bị kỹ năng tác nghiệp an toàn trong thiên tai cho đội ngũ phóng viên
Đây là dịp ý nghĩa để các đơn vị cùng nhìn lại thực trạng công tác tuyên truyền trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, đồng thời đề xuất các giải pháp đổi mới phù hợp với bối cảnh phát triển nhanh chóng của công nghệ, truyền thông số và yêu cầu ngày càng cao của công chúng.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết: Ngày 13/6/2025 Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Văn bản số 65-CV-TW về việc chủ động phòng ngừa, ứng phó khắc phụ hậu quả thiên tai, trong đó có nêu rất rõ vai trò của tuyên truyền, đó là “Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm và ý thức chủ động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức cá nhân trong phòng ngừa, ứng phó khắc phụ hậu quả thiên tai. Chú trọng nâng cao kiến thức, năng lực kỹ năng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai phát biểu tại buổi tập huấn |
Để đồng hành cùng mục tiêu nâng cao chất lượng tin, bài tuyên truyền về phòng, chống thiên tai, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trong thời kỳ chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai đóng vai trò ngày càng quan trọng. Không chỉ là cầu nối giữa người dân với các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai, tuyên truyền còn góp phần định hướng, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động tuyên truyền về phòng, chống thiên tai tại nhiều cơ quan báo chí vẫn còn gặp không ít khó khăn: Nhân lực còn mỏng và thiếu chuyên nghiệp; nội dung tuyên truyền chưa hấp dẫn, thiếu tính tương tác; việc ứng dụng công nghệ và nền tảng số còn hạn chế; sự phối hợp giữa các bên liên quan đôi khi chưa hiệu quả…
Trước những thách thức đó, trong buổi tập huấn, các chuyên gia sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, từ đó góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tại các cơ quan báo chí, đáp ứng yêu cầu của thời đại.
![]() |
Ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chia sẻ về sự phối hợp, đồng hành của báo chí, truyền thông trong công tác phòng chống thiên tai |
Chia sẻ về sự phối hợp, đồng hành của báo chí, truyền thông trong công tác phòng chống thiên tai, ông Đặng Khắc Lợi, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch cho biết: Theo số liệu của Cục Báo chí, từ ngày 1/1/2025 đến 10/7/2025, đã có 46.318 tin bài về phòng chống thiên tai từ 392 nguồn báo, với mức độ lan tỏa vượt hơn 11,88 tỷ lượt tiếp cận. Trong đó, 71,31% mang sắc thái tích cực, chỉ 19,13% tiêu cực và 9,56% trung lập. Đáng chú ý, một số thời điểm có chỉ số lan tỏa tăng vọt với 956 tin bài, mức lan tỏa lên tới 16.602.
Để đồng hành cùng mục tiêu nâng cao chất lượng tin, bài tuyên truyền về phòng, chống thiên tai, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước trong thời kỳ chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, công tác tuyên truyền về phòng, chống thiên tai đóng vai trò ngày càng quan trọng. Không chỉ là cầu nối giữa người dân với các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai, tuyên truyền còn góp phần định hướng, nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp.
![]() |
Các đại biểu, phóng viên tham dự buổi tập huấn |
Các cơ quan báo chí cần chủ động triển khai nhiều giải pháp số hóa hoạt động tuyên truyền. Từ thiết lập các website hiện đại, trang Fanpage, kênh YouTube, TikTok của báo đến ứng dụng các công nghệ mới như AI, chatbot trong tư vấn, giải đáp thắc mắc về phòng, chống thiên tai. Nhờ đó, nội dung và hình ảnh về công tác này được lan tỏa đa nền tảng, tiếp cận nhanh chóng, rộng rãi tới công chúng, doanh nghiệp.
“Với trách nhiệm quản lý, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động báo chí, tuyên truyền trên phạm vi toàn quốc, thời gian qua, Cục Báo chí đã phối hợp đồng hành với các cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai trong công tác nâng cao nhận thức cho người dân về phòng, hướng dẫn các hình thức tuyên truyền mới, đồng thời hỗ trợ tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ chuyên trách.
Cục Báo chí cũng thực hiện định hướng nội dung báo chí, kịp thời phát hiện, hỗ trợ xử lý thông tin sai lệch, đảm bảo môi trường truyền thông lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị xây dựng, phát triển. Có thể khẳng định, sự đồng hành của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đã tạo nền tảng pháp lý, giúp thúc đẩy nâng cao hiệu quả tuyên truyền về phòng, chống thiên tai”, ông Đặng Khắc Lợi nhấn mạnh.
![]() |
Sẻ về sự phối hợp, đồng hành của báo chí, truyền thông trong công tác phòng chống thiên tai thông tin về vai trò của truyền thông trong công tác phòng chống thiên tai |
Thông tin về vai trò của truyền thông trong công tác phòng chống thiên tai, bà Nguyễn Thị Thuý Ái, Phó Trưởng phòng Quản lý rủi ro thiên tai cộng đồng và Truyền thông nhấn mạnh: Báo chí không chỉ là kênh truyền thông quan trọng mà còn là một lực lượng “ứng cứu tuyến đầu” về mặt thông tin trong thiên tai, giúp giảm nhẹ thiệt hại và tăng cường năng lực cộng đồng.
Trong giai đoạn ứng phó, báo chí có nhiệm vụ cập nhật nhanh chóng, chính xác diễn biến thiên tai, phát sóng các cảnh báo, khu vực ảnh hưởng, mức độ của thiên tai. Cùng với đó, hướng dẫn người dân ứng phó an toàn, sử dụng thiết bị cứu hộ; truyền tải kịp thời các chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền…
![]() |
Chuyên gia hướng dẫn các phóng viên thực hành sơ cấp cứu cho nạn nhân |
Trong giai đoạn khắc phục, báo chí có nhiệm vụ phản ánh kịp thời tình hình thiệt hại và nhu cầu của người dân, thông tin khách quan, chính xác về mức độ thiệt hại; Tuyên truyền chủ trương, chính sách: Chính sách hỗ trợ nhà ở, giống cây trồng vật nuôi, y tế, giáo dục, sinh kế; hướng dẫn các biện pháp khôi phục sản xuất và ổn định đời sống: Kỹ thuật tái sản xuất trong nông nghiệp, xử lý môi trường sau thiên tai, phòng chống dịch bệnh; tuyên truyền rút kinh nghiệm: tiếp tục nâng cao ý thức chủ động phòng tránh, không lơ là sau khi thiên tai đã qua…
![]() |
Các đại biểu, phóng viên chụp ảnh lưu niệm |
Tại buổi tập huấn, đội ngũ phóng viên chuyên trách phòng chống thiên tai đã được nghe các chuyên gia, báo cáo viên trao đổi, chia sẻ kỹ năng tác nghiệp báo chí trong tình huống thiên tai; chia sẻ câu chuyện tác nghiệp tại các điểm xảy ra thiên tai… Đồng thời đề xuất các giải pháp đổi mới phù hợp với bối cảnh phát triển nhanh chóng của công nghệ, truyền thông số và yêu cầu ngày càng cao của công chúng.
Tin liên quan
Đọc thêm

Hà Nội đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số tuyến đường

Ban hành danh mục các công trình ngầm được khuyến khích đầu tư

Thông qua Đề án kiện toàn Quỹ phát triển đất TP Hà Nội

Vẫn vướng GPMB dự án đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu- Voi Phục

Cận cảnh diện mạo Quảng An, Tây Hồ sắp “thay áo mới”

UBND cấp xã chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng

Bài 1: "Bình minh mới" mở ra nhiều cơ hội

Sắp xếp bộ máy tại xã Thượng Phúc

Hải Phòng: Người dân phấn khởi khi không phải đi xa làm thủ tục
